Giá trị nội dung của các nhóm truyền thuyết vùng đất Lục Đầu Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết vùng lục đầu giang (nghiên cứu trên địa bàn huyện quế võ và gia bình, tỉnh bắc ninh) (Trang 38)

7. Những đóng góp của luận văn

2.1. Giá trị nội dung của các nhóm truyền thuyết vùng đất Lục Đầu Giang

2.1.1. Truyền thuyết Lục Đầu Giang phản ánh những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc

Những nhóm truyền thuyết của vùng đất Lục Đầu phần lớn là những truyền thuyết lịch sử kể lại truyện tích, sự kiện lịch sử của các anh hùng chống ngoại xâm. Chính vì vậy mỗi nhóm truyền thuyết được lưu truyền ở đây đều góp phần phản ánh một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc.

Nhóm truyền thuyết về những người theo Thánh Gióng đi đánh giặc Ân ở vùng đất huyện Quế Võ được ra đời vào giai đoạn các vua Hùng trị vì đất nước và được khúc xạ qua nhiều lớp lang văn hóa của các thời kỳ lịch sử khác nhau góp phần phản ánh một giai đoạn lịch sử hào hùng của đất nước dưới thời các vua Hùng. Theo lời kể của truyền thuyết, chúng tôi nhận thấy đây là những tác phẩm văn chương cổ xưa nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Nó được ra đời ở thời điểm sơ khai của lịch sử dân tộc. Thánh Gióng được dân gian gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như: Thiết Sung Thần Tướng hay Phù Đổng Thiên Vương hay Sóc Thiên Vương. Quê hương Gióng ở làng Phù Đổng huyện Sóc Sơn. Đây là một nhân vật vô cùng quen thuộc trong truyền thuyết lịch sử nước ta. Và trong tín ngưỡng dân gian Thánh Gióng còn là một trong bốn vị thánh mà người Việt Nam

gọi là Tứ bất tử. Vị Thánh này là hình ảnh tượng trưng cho tinh thần yêu nước, anh

dũng chiến đấu chống ngoại xâm để bảo vệ bờ cõi đất nước của các vua Hùng. Gióng ra trận chiến đấu bằng sức mạnh của tuổi trẻ, sức mạnh của một vị thần hội

tụ sức mạnh và lòng yêu nước của nhân dân. Theo chân Gióng đi đánh giặc lúc bấy giờ không chỉ có các tướng lĩnh, quan lại trong triều đình của vua Hùng Vương thứ sáu mà còn có cả nhân dân khắp mọi nơi. Do đó nhóm truyền thuyết về những người theo Gióng đi đánh giặc vô cùng phong phú trong đó có cả những truyền thuyết ở vùng đất Lục Đầu Giang như: Truyền thuyết về tướng quân Cao Uy, truyền thuyết về Nguyễn Tam Giang (có sách gọi là anh em thần vồ), truyền thuyết về Minh Hớn và Minh Vũ, truyền thuyết về những người con của Hán Công, truyền thuyết về Hồng Thánh Hiển Linh Đại Vương (ông tổ nghề rèn sắt)…Như vậy chúng tôi đã tìm thấy ở đây năm tác phẩm truyền thuyết về những người có liên quan đến Thánh Gióng. Qua chân dung các nhân vật truyền thuyết trong năm tác phẩm này, tác giả dân gian muốn phản ánh một giai đoạn lịch oai hùng của dân tộc trong công cuộc kháng chiến bảo vệ vững vàng chủ quyền đất nước.

Ngay từ thời Hùng Vương, huyện Gia Bình vốn là vùng đất ven sông Đuống nơi cửa sông Lục Đầu. Đây là vùng đất cổ, phù sa mầu mỡ sớm là địa bàn cư trú, an cư lập nghiệp của người việt cổ. Dấu ấn lịch sử -văn hóa của người Việt cổ thời Hùng Vương và An Dương Vương còn để lại đậm nét ở vùng đất này, nơi đây còn nhiều đền thờ, nhiều truyền thuyết về các tướng lĩnh của Vua Hùng Vương thứ 18 Hùng Duệ Vương trong cuộc nội chiến “Hùng- Thục” để chuyển giao quyền lực lãnh đạo đất nước như: truyền thuyết về ba anh em Dũng Công, Hùng Công, Lục Công, truyền thuyết về tướng Quý Minh, truyền thuyết về Cao Sơn Hiền Hữu Đại vương… cuộc nội chiến kết thúc An Dương Vương rời vùng Núi Nghĩa Lĩnh xuống đóng đô ở vùng đồng bằng Cổ Loa. Trong công cuộc nhà vua xây thành, chế nỏ bảo vệ đất nước phải kể đến sự góp sức không nhỏ của một vị tướng tài đức quê ở Đại Than - Gia Bình đó là tướng quân “Cao Lỗ” nơi đây còn lưu truyền khá nhiều truyền thuyết dân gian về vị danh tướng này. Truyền thuyết về Cao Lỗ giúp người đọc thấy được một giai đoạn lịch sử oai hùng của dân tộc dưới thời vua An Dương Vương. Người Việt cổ thật thông minh, sáng tạo trong việc xây Loa thành kiên cố để bao vệ đất nước. Người Việt còn có những tướng tài như Cao lỗ, văn võ song toàn sang tạo ra nỏ thần (Linh Quang Kim Trảo). Chiếc nỏ là một thứ vũ khí vô cùng lợi hại giúp an Dương Vương bảo vệ đất nước, đánh tan những cuộc xâm lăng

của Triệu Đà từ phương Bắc. Nhóm truyền thuyết về Cao Lỗ còn góp phần lý giải về những biến cố trong lịch sử dân tộc. Triệu Đà có mưu cao kế hiểm nên đất nước Âu Lạc từ một nước phong kiến tự chủ trở thành thuộc địa. An Dương Vương lơ là việc phòng thủ đất nước, dẫn đến việc bí mật quốc gia bị Trọng Thủy đánh tráo. Nước mất, nhà vua phải nhảy xuống biển tự tử vì hết đường chạy. Sau lỗi lầm của An Dương Vương tổ tiên ta phải trả giá bằng cuộc chiến đấu trường kỳ, gian khổ và quyết liệt hơn của giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc.

Triệu Đà thống trị nước ta từ năm 179 (TCN) đến năm 111 (TCN), nhà Hán đánh bại Triệu Đà, thu phục nước Nam Việt, trong đó có hai quận Giao chỉ, Cửu Chân là đất Âu Lạc cũ. Trong thời kỳ nhà Hán cai trị, vùng đất kinh Bắc có vai trò lớn về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, xã hội, vì dân cư đông đúc, thuận tiện giao thông cả hai đường thủy và bộ. Từ cuối thế kỷ thứ I (TCN) nhà Hán chuyển bộ máy thống trị từ Mê Linh về Luy Lâu (Thuận Thành- Bắc Ninh ngày nay). Nhà Hán đã thực hiện những chính sách cai trị nhân dân ta rất hà khắc. May mắn thay đến những năm đầu công nguyên từ miền đất Mê Linh đã xuất hiện hai người con gái kiệt xuất Trưng Trắc, Trưng Nhị và ở chu Diên là chàng trai Thi Sách dũng mãnh. Cuộc hôn nhân giữa Thi Sách và Trưng Trắc là một việc tốt lành không chỉ cho nhân duyên của đôi trai tài gái sắc mà còn góp phần nhân lên sức mạnh của người Việt. Sức mạnh ấy có thể xoay chuyển tình thế, lật đổ ách đô hộ của nhà Hán. Vì

thế Tô Định giật mình hoảng sợ trước cuộc hôn nhân của nữ chủ đất Mê Linh với

con trai lạc tướng Chu Diên là Thi Sách, nên hắn đã bắt giết Thi Sách. Để trả thù

cho chồng, rửa nhục cho nước Trưng Trắc cùng em gái Trưng Nhị đã phất cờ khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng phản ánh một giai đoạn lịch sử oai hùng của dân tộc không sống nhục không sống quỳ của nhân dân ta. Đó là tinh thần tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, vào giai đoạn tăm tối nhất của lịch sử dân tộc dưới ách đô hộ của nhà Hán. Những người phụ nữ Nước Việt chân yếu tay mềm đã vùng lên chiến đấu đánh đuổi quân thù giải phóng đất nước. Trong hơn bảy mươi tướng của Hai Bà Trưng phần lớn các tướng là nữ. Chứng tỏ phụ nữ nước Nam ngay từ ngày xưa đã anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang, không chỉ đảm việc nhà mà còn giỏi việc nước. Vua Tự Đức viết trong khâm định Việt sử thông giám cương mạc

Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa làm chấn động cả triều đình Hán. dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế, nhưng cũng đủ làm phấn khởi long người, lưu danh sử sách”. Các nhà sử học đánh giá cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh phần lớn là các phụ nữ cầm

quân là một chuyện kỳ lạ có một không hai trên thế giới. Cuộc khởi nghĩa đã giúp

nước ta được độc lập sau hai thế kỷ bị ách đô hộ của giặc phương Bắc. Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong giai đoạn một nghìn năm Bắc thuộc ở nước ta. Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng những người dân vùng đất Lục Đầu Giang đã đứng lên cùng kháng chiến. Trong đó có nữ tướng Côn Nương, vợ chồng Doãn Công - Đào Nương, chị em Lữ Nương- Rồng Nhị và thượng quốc Tuyên Ông…Họ đều âm thầm tập hợp binh lính, tập luyện võ nghệ đợi thời cơ đến là phối hợp với nghĩa quân của Hai Bà Trưng san bằng thành trì của Tô Định ở Luy Lâu. Đây là một giai đoạn lịch sử hào hùng, nhưng cũng đầy máu và nước mắt, thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.

Truyền thuyết Thánh Tam Giang phản ánh một giai đoạn lịch sử oai hùng của dân tộc, gắn với giai đoạn lịch sử 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta tiếp tục kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lược. Sau khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bai năm 43 thì phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở nước ta tạm lắng xuống trong một thời gian dài hơn hai trăm năm. Đến năm 248 Bà Triệu cùng người anh trai Triệu Quốc Đạt đứng lên tập hợp nghĩa quân tiến hành kháng chiến nhưng cũng chỉ được vài năm đến lúc Bà Triệu hy sinh trên núi Tùng ở Hậu Lộc, Thanh Hóa, cuộc khởi nghĩa kết thúc. Năm 544 Lý Bí lại lãnh đạo nhân dân vùng lên kháng chiến giành độc lập dân tộc, cuộc khởi nghĩa thắng lợi. Nhà nước Vạn Xuân đước ra đời Lý Bí lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Lý Nam Đế. Năm 549 vua Lý Nam Đế lại trao toàn bộ binh quyền cho viên tướng thân cận đó là Triệu Quang Phục. Những mong họ Triệu sẽ tiếp tục thay nhà vua lãnh đạo nhân dân cả nước kháng chiến chống quân Lương. Trong cuộc đấu tranh háo hùng này Triệu Quang Phục có nhiều viên tướng tài đức sẵn sàng vào sinh ra tử cùng ông. Đặc biệt hơn cả là năm anh em họ Trương gồm: Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy và cô em gái út Trương Đạm Nương. Sau này họ trở thành những vị Thánh Tam Giang.

Nhóm truyền thuyết về Nguyễn Minh Không phản ánh một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ở triều đại nhà Lý. Sau giai đoạn một nghìn năm Bắc thuộc, đất nước ta đã bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và thống nhất với các triều đại: Họ Khúc lãnh đạo đất nước từ năm (905-930), họ Dương lãnh đạo đất nước từ năm (931-937), họ Ngô lãnh đạo đất nước từ năm (938-965), họ Đinh lãnh đạo đất nước từ năm (968-980), họ Lê lãnh đạo đất nước từ năm(980-1009) và họ Lý lãnh đạo đất nước từ năm (1010-1225)… Do đó bên cạnh truyền thuyết về những anh hùng chống giặc ngoại xâm dưới triều Lý, thì vùng đất Lục Đầu Giang còn tồn tại cả truyền thuyết về những anh hùng sáng tạo văn hóa. Đáng chú ý nhất là truyền thuyết về vị quốc sư Khổng Minh Không (hay Nguyễn Minh Không). Là một vị cao tăng đắc đạo được vua Lý phong là pháp sư (Lý Quốc Sư) cách gọi theo pháp danh. Nhóm truyền thuyết về Nguyễn Minh Không còn góp phần lí giải những biến cố trong lịch sử dân tộc. Đó là việc kế vị ngôi báu của các thế hệ con cháu trong triều đình nhà Lý. Những chính sách lãnh đạo đất nước của triều đình. Đời sống chính trị xã hội của đất nước ở thời kỳ hòa bình cùng những tư tưởng văn hóa tín ngưỡng của nhân dân ta ở thời điểm đó.

Nhóm truyền thuyết về nhà Trần và bến Bình Than phản ánh một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, gắn với giai đoạn lịch sử của triều đại nhà Trần điều hành đất nước từ năm 1225 - 1400 với mười hai đời vua. Đây là một triều đại đưa đất nước phát triển huy hoàng trong lịch sử, thời đại của hào khí Đông A - hào khí của tinh thần yêu nước, tinh thần quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược. Vị vua đầu

tiên của triều đại nhà Trần là Trần Thái Tông. Ông được đánh giá là: Ông vua anh

hùng cứu nước. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất năm 1258 nhà vua không chỉ biết dựa vào tài trí của những bề tôi như: Trần Thủ Độ và Trần Quốc Tuấn… để lãnh đạo nhân dân Đại Việt kháng chiến đánh đuổi quân thù. Nhà vua còn đích thân làm tướng đi đốc chiến xông pha nơi trận mạc đầy tên đạn. Vị vua thứ hai của triều đại nhà Trần là Trần Thánh Tông. Ông làm vua được hai mốt năm, dưới thời ông lãnh đạo đất nước không có giặc ngoại xâm, khắp nơi dân chúng yên ổn làm ăn. Đến đời Trần Nhân Tông trị vì đất nước, giặc Nguyên Mông hai lần sang xâm lược nước ta vào các năm 1285 và 1287. Trong hai lần

kháng chiến này Trần Nhân Tông được ca ngợi là vị vua anh minh, quyết đoán. Ông biết dương cao ngọn cờ đoàn kết toàn dân bằng việc tổ chức hai hội nghị là: hội nghị Bình Than và hội nghị Diên Hồng. Nhờ đó ông lãnh đạo nhân dân vượt qua muôn vàn khó khăn, đưa hai cuộc kháng chiến đến thắng lợi huy hoàng. Quân

Nguyên Mông một đế quốc hùng mạnh thời phong kiến: Vó ngựa mông cổ đi đến

đâu thì cỏ không mọc được ở chỗ ấy. Vậy mà ba lần sang xâm lược nước Đại Việt

chúng đều bại trận, càng cay cú phục thù chúng càng bị thất bại thảm hại. Đây mãi là niềm tự hào của dân tộc. Sông Bình Than là tên gọi khác của sông Lục Đầu, bến Bình Than nay thuộc xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Các thôn: Kênh Phố, Tiểu Than, Đại Than … của xã Cao Đức đều có những trạm gác và là nơi đón tiếp, buộc ngựa là phương tiện đi lại của các vương hầu bách quan triều Trần. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, sông Lục Đầu luôn là cầu nối, giao thoa hội nhập văn hóa của các vùng miền với kinh thành Thăng Long và Biển Đông. Vì vậy nơi đây thời bình là vùng đất có nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Khi đất nước bị họa xâm lăng Lục Đầu Giang lại trở thành căn cứ quan trọng của triều đình. Do đó các truyền thuyết về thái sư Trần Thủ Độ, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Đặng Chính Sỹ, Vua Bà … là những người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên còn mãi được lưu truyền ở vùng đất này.

2.1.2. Truyền thuyết vùng Lục Đầu Giang ca ngợi công đức và tài năng của các nhân vật lịch sử, nhân vật văn hóa

Giá trị nội dung của truyền thuyết vùng Lục Đầu Giang thật phong phú, không chỉ phản ánh một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, mà còn góp phần ca ngợi công đức và tài năng hơn người của các nhân vật lịch sử. Đó là những người anh hùng yêu nước, có tài năng, có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

Truyền thuyết về Cao Uy tướng quân được lưu truyền ở xã Đức Long của huyện Quế Võ. Đây là tác phẩm khá tiêu biểu của nhóm truyền thuyết về những

người cùng Thánh Gióng đi đánh giặc. Theo lời kể của truyền thuyết Cao Uy là một

trong hai lăm vị tướng tài giỏi của triều đình vua Hùng Nghị Vương. Ông được

phong là Bao Quốc Công cai quản trấn Vũ Ninh. Tác giả dân gian đã giới thiệu về

Cả cha và mẹ Cao Uy đều là người hay làm việc thiện giúp người, thành tâm thờ

phật, chăm chỉ làm lung trở nên giàu có. Một hôm bà Biên mơ ngủ thật kì lạ bà mơ

thấy ánh sáng hào quang đầy nhà trong chốc lát có một con rắn màu trắng bò đến

và hóa thành bông sen. Sau giấc mơ đó bà Biên có thai nhưng thời gian mang thai

kéo tới mười hai tháng. Cả hai ông bà đều vui mừng chào đón, chăm bẵm cho đứa

con trai vừa cất tiếng khóc chào đời. Ông biết đây là thiên thần ứng mộng nên đặt

tên con là Uy, tên chữ là Cao Minh. Chẳng bao lâu Cao Uy đã đến tuổi trưởng thành

với diện mạo phi thường, khôi ngô tuấn tú và khỏe mạnh. Cao Uy còn có tài cả văn

lẫn võ hơn hẳn người thường. Năm Cao Uy đến tuổi trưởng thành cũng là lúc đất

nước có biến cố lớn, giặc Ân sang xâm lược nước ta, thế giặc vừa đông vừa mạnh, tên tướng cầm đầu là Thiết Linh Thần Tướng. Nhà vua Hùng Nghị Vương ngay lập tức phải sai sứ giả đi khắp nơi để tìm người tài giỏi và chiêu mộ binh sĩ tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết vùng lục đầu giang (nghiên cứu trên địa bàn huyện quế võ và gia bình, tỉnh bắc ninh) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)