Chương 2 GIÁ TRỊ TRUYỀN THUYẾT VÙNG ĐẤT LỤC ĐẦU GIANG
3.2. Truyềnthuyết huyện Gia Bình với lễ hội dân gian về các vị tướng
3.2.1. Truyềnthuyết các tướng Hai Bà Trưng với các lễ hội tiêu biểu
* Truyền thuyết hai chị em Lã Nương, Rồng Nhị gắn với lễ hội đền Du Tràng xã Giang sơn huyện Gia Bình diễn ra vào ba ngày mùng 6. 7. 8 tháng 3 âm
lịch hàng năm (Ngày khánh hạ - lễ tùy tâm). Đây là lễ hội nhỏ mang tính địa phương. Dân làng Du Tràng cử các cụ cao niên trong làng ra đình làm lễ mở cửa đình, và lễ mộc dục, vệ sinh trong ngoài đình sạch sẽ từ ngày mùng 5 tháng 3 âm lịch. Sáng ngày mùng 6 làm lễ tế khai hội. Sau đó các gia đình mang lễ vật đến để cúng khấn và nguyện cầu hai vị thành hoàng làng phù hộ cho dân làng có một năm làm ruộng mưa nắng thuận hòa để mùa màng bội thu, các gia đình được sống trong bầu không khí gia đình hạnh phúc, kinh tế đủ đầy.
* Truyền thuyết về hai vị thần có công phù giúp Hai Bà Trưng đánh giặc Đông Hán gắn với lễ hội đình làng Đìa xã Bình Dương huyện Gia Bình vào ngày
mùng 10 tháng 3 âm lịch, trùng với lễ hội đền Hùng.Hai vị thần này là con của Lạc Long Quân nên ngày dân làng mở hội trùng với lễ hội đền Hùng. Đây là lễ hội nhỏ trong một làng. Dân làng chỉ tổ chức làm lễ tế thần tại đình không rước kiệu. Lễ hội làng Đìa tuy là lễ hội nhỏ nhưng có bề dày lịch sử, văn hóa của làng xã nơi đậy.
* Truyền thuyết nữ tướng Côn Nương gắn với lễ hội đình làng Bùng Xá xã Bình Dương huyện Gia Bình vào ngày 20 tháng 9 âm lịch, đúng ngày mất của ba mẹ con Côn Nương. Đây là lễ hội tưởng nhớ nữ tướng Côn Nương và hai cô con gái. Lễ hội đình làng Bùng Xá cũng là một lễ hội nhỏ mang tính chất địa phương.
* Lễ hội thập đình (lễ hội mười làng có đình cùng thờ hai vị tướng của Hai
Bà Trưng là vợ chồng Doãn Công, Đào Nương, ngoài ra đình làng đó còn phối thờ thái sư Lê Văn Thịnh vị trạng nguyên của triều đình nhà Lý tài năng nhưng mắc oan khiên). Mười ngôi đình này được chia thành hai nhóm: Ngũ đình nội và ngũ đình ngoại, mỗi nhóm có năm ngôi đình. Nhóm ngũ đình nội là những ngội đình của năm làng nằm trong một xã Đông Cứu ngày xưa tức xã Đông Cao ngày nay. Gồm các làng: Bảo Tháp, Đông Cao, Yên Việt, Hiệp Sơn và Hương Vinh. Nhóm ngũ đình ngoại là đình của các làng khác xã, khác huyện hoặc là quê ngoại của một trong ba vị thành hoàng làng nói trên. Gồm các làng: Huề Đông, Địch Trung của xã Đại Lai,
làng Chi Nhị của xã Song Giang, làng Cửu Sơn của xã Đông Cứ và làng Thi Xá của xã Cách Bi huyện Quế Võ. Làng Bảo Tháp là nơi Đức Doãn Công và Đào Nương sinh sống và lập doanh trại tuyển mộ quân sĩ tham gia vào cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Đây cũng là quê hương của quan thái sư Lê Văn Thịnh. Nên ngôi đình làng Bảo Tháp được tôn vinh là “Đình Cả”. Theo quy định chung của mười làng thì vào các năm: Thân, tý, thìn tức bốn năm một lần các làng lại mở hội. Lễ hội sẽ được tổ chức trong ba ngày là mùng 5. 6. 7 của tháng 2 âm lịch.
Để chuẩn bị cho lễ hội, ngay từ đầu tháng hai đại diện của mười làng nói trên lại cử đại diện đến đình làng Bảo Tháp để họp bàn về việc tổ chức lễ hội để phân công công việc và thống nhất các thủ tục lễ rước, lễ tế và phần hội. Đình Cả của làng Bảo Tháp là trung tâm chính diễn ra lễ hội thập đình. Vì vậy làng Bảo Tháp phải có trách nhiệm chủ trì tổ chức lễ hội, lo sắm đầy đủ lễ vật và giữ vai trò chủ tế. Sáng ngày mùng 5 tháng 2 âm lịch đền và đình của mười làng nói trên được mở cửa để làm lễ mộc dục (bao sái tượng và các đồ thờ tự). Chiều ngày mùng 5 dân làng Bảo Tháp tổ chức rước bát hương từ hai ngôi đền là đền thờ Doãn Công và Đào Nương, đền thờ thái sư Lê Văn Thịnh về đình làng để làm lễ tế khai hội.
Ngày mùng 6 tháng 2 là ngày chính hội của mười làng. Chín làng cùng tổ chức rước kiệu từ đình làng mình về đình làng Bảo Tháp (Đình Cả) để làm lễ tế công đồng. Làng Bảo Tháp cũng tổ chức rước kiệu ra đầu làng để đón kiệu rước của chín làng: Yên Việt, Hương Vinh, Đông Cao, Hiệp Sơn, Cửu Sơn, Chi Nhị, Địch Trung, Huê Đông, Thi Xá. Các làng bên huyện Gia Bình thì đi đường bộ là đến được Đình Cả, còn riêng làng Thi Xá của xã Cách Bi huyện Quế Võ nằm ở bên kia sông Đuống (Thiên Đức), nên dân làng phải bơi thuyền vượt sông, phải đi đường thủy. Khi sang được đất của huyện Gia Bình họ mớ lên thuyền đi bộ để rước kiệu về Đình Cả Bảo Tháp. Tất cả các đám rước của các làng đều có: kiệu bát cống, tàn quạt, lọng, chiêng, trống, cờ hội, cờ sai, bát âm… Người đi rước đều mặc trang phục lễ hội lộng lẫy nữ mặc áo tứ thân, đầu đội khăn mỏ quạ hoặc mặc áo dài truyền thống, nam mặc áo the khăn xếp hoặc áo dài truyền thống. Các đoàn rước của mười làng đều tập trung ở ngã ba Đông Vải đầu làng Bảo Tháp. Rồi theo thứ tự kiệu của các làng được rước vào Đình Cả. Kiệu đi đầu là của làng Bảo Tháp sau đó là các
làng: Yên Việt, Hương Vinh, Đông Cao, Hiệp Sơn, Cửu Sơn, Chi Nhị, Thi Xá, Địch Trung, Huê Đông. Khi về đến Đình Cả tất cả tập trung ở ngoài gian tiền tế để tổ chức tế công đồng. Quan viên đứng tế gồm ba chín người đại diện cho mười làng. Người chủ tế mặc áo đỏ có bối tử. Người bồi tế mặc áo đỏ trơn. Còn tất cả ba bảy vị quan viên tế mặc áo thụng xanh, đầu đội mũ, chân đia hia. Lễ tế diễn ra trong ba tuần đó là: sơ hiến tế, á hiến tễ và trung hiến tế. Các quan viên đứng tế từ ngoài gian tiền tế rồi từ từ đi vào trong đại đình theo nhịp trống và chiêng. Giữa ba tuần tế phải dâng rượu vào trong hậu cung của thánh, đọc chúc văn, ẩm phước và hóa văn tế. Sauk hi làm lễ tế công đồng xong các làng làm lễ xin rước chân nhang ở Đình Cả Bảo Tháp về đình làng mình để tế lễ và mở hội. Chiều ngày mùng 7 tháng hai các làng tổ chức rước kiệu về Đình Cả Bảo Tháp để làm lễ tế giã kết thúc hội.
Ngoài phần lễ rất long trọng và trang nghiêm, thể hiện lòng thành tâm của nhân dân mười làng trong thập đình thì phần hội cũng được tổ chức vui nhộn với nhiều trò chơi dân gian như: đấu vật, đánh đu, đốt cây bông, chơi cờ người, hát chèo, hát quan họ, hát ca trù, thi võ cổ truyền… Chơi cờ người là một hình thức nhằm tái hiện lại cuộc kháng chiến của Hai bà Trưng và các tướng lĩnh Doãn Công, Đào Nương và quân giặc ngoại xâm. Bàn cờ được vẽ bằng vôi trắng ở sân đình giống như bàn cờ tướng phóng đại lên với độ rộng khoảng 150m2. Mỗi đội cờ có mười sáu người. Đội cờ tượng trưng cho quân của Hai Bà Trưng toàn là nữ, người mạnh nhất là Tướng Bà, thường mặc trang phục màu đỏ. Đội cờ tượng trưng cho quân giăc toàn là nam, người mạnh nhất là Tướng ông, mặc trang phục màu đen. Ngoài hai tướng những người khác mỗi người đóng vai một quân cờ như: tượng, xe, pháo, mã, tốt. Để người chơi phân biệt được các quân cờ người ta lấy những tấm bìa trắng vẽ hình quân cờ lên đó, buộc giây vào hai đầu tấm bìa để ba hai người đại diện cho ba hai quân cờ trong bàn cờ đeo vào cổ, phần có hình quân cờ được treo ra phía trước ngực. Tướng cờ thường là người trong gia đình khá giả để khi cần có thể khao quân. Ngoài ra còn có người giữ vai trò là tổng cờ giám sát cuộc thi đấu. Hai đấu thủ đánh cờ đứng ở phía ngoài bàn cờ để điều khiển đường đi nước bước cho những quân cờ trong đội của mình. Luật chơi cờ người tương tự như luật của cờ tướng.