Truyềnthuyết Thánh Nguyễn Minh Không với lễ hội rước nước ở chùa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết vùng lục đầu giang (nghiên cứu trên địa bàn huyện quế võ và gia bình, tỉnh bắc ninh) (Trang 91 - 93)

Chương 2 GIÁ TRỊ TRUYỀN THUYẾT VÙNG ĐẤT LỤC ĐẦU GIANG

3.1. Truyềnthuyết huyện Quế Võ với lễ hội dân gian về các vị Thánh

3.1.3. Truyềnthuyết Thánh Nguyễn Minh Không với lễ hội rước nước ở chùa

Phả Lại

Làng Phả Lại của xã Đức long là trung tâm phật giáo lớn của thời đại Lý - Trần - Lê. Nơi đây có một ngôi chùa tháp mang tên Chúc Thánh đã được xây dựng với quy mô lớn tới trăm gian từ thời Lý Thánh Tông. ở các triều đại sau chùa được trùng tu tôn tạo ngày càng khang trang. Tại ngôi chùa Cổ Am của làng Phả Lại, không chỉ thờ phật mà còn thờ hai vị thánh Nguyễn của triều Lý là Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không. Vì hai ông đã chọn ngôi chùa này để cư trú, tu hành khổ hạnh và đắc đạo. Khổng Minh Không còn đi quyên giáo đồng về đúc chuông chùa Phả Lại, là một trong An nam tứ khí. Dương Không Lộ không chỉ được thờ ở chùa Phả Lại mà còn được thờ ở đính làng. Thiền sư Nguyễn Minh Không được thờ làm thành hoàng làng Vệ Xá.

Sinh hoạt lễ hội ở Phả Lại thể hiện đặc trưng văn hóa dân gian của cư dân vùng sông nước Lục Đầu. Lễ hội mở từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội rước nước, vào đúng ngày giỗ của Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không. Để chuẩn bị lễ rước nước, dân làng Phả Lại phải tiến hành các công việc sau: Chọn người tham gia hành lễ, người được chọn đi rước phải là người trai tráng khỏe mạnh tuổi từ 18 đến 30 (không nhất thiết phải là trai tân). Nhưng phải kiêng một số điều sau. Nhà không có đại tang, lý lịch phải trong sạch, phải là trai đinh trong làng. Con rể và khách thập phương không chọn. Những người trong đoàn rước nước phải tắm rửa sạch sẽ tinh khiết. Số người tham gia đoàn rước gồm có: mười người cầm cờ thần đi đầu, sau đó là bốn người khiêng chóc đựng nước, sáu người khiêng Long Đình, tám người cầm bát biểu, xà mâu, tám người khiêng kiệu bát cống, bốn người khiêng trống và chiêng, một người cầm cờ đầu, hai người cầm cờ sai dẹp đường, một người cầm loa chấp hiệu, tám người trong đội bát âm, một ông trống khẩu, một ông chủ tế (thường là tránh phó lý hoặc là trưởng thôn hay hội trưởng người cao tuổi trong làng), một ông Đông xướng, một ông Tây xướng, mười người trong đội hợp tế (phải là ngươi đã múa nhiều). Bạch đinh không được hợp tế. Trong các đội trên, mỗi đội ăn mặc một lối khác nhau. Các đội mặc áo lương khăn xếp, đội nón chop, đi dầy khí long. Riêng đội cầm bát biểu, xà mâu mặc áo chầu lậu thêu rồng phượng, hổ phù. Những người cầm cờ sai chấp hiệu… mặc áo lương khăn đỏ, thắt lưng xanh hoặc đỏ. Để chuẩn bị được như trên làng Phả Lại phải cử ra bốn ông lềnh, có nhiệm vụ sắp xếp chuấn bị cho cuộc lễ, chuấn bị hậu cần, kiểm tra chu đáo cho ngày hội. Tuổi vào làm lềnh cho làng phải từ bốn nhăm đến năm mươi tuổi và do dân chọn theo quy định của làng. Sau khi lựa chọn đúng người, đủ người đoàn rước phải luyện tập. Tới ngày vào hội bắt đầu từ ngày 12 gọi là ngày mở cửa chùa cho khách thập phương vào làm lễ. Do bốn ông lềnh cùng hai cụ thủ nhang tiến lễ. Ngày 13 là ngày mở cửa khám, do dân làng Phả Lại và Đồng Pheo (con cháu Nguyễn Minh Không trên xã Đại phúc) mở. Dân làng làm lễ bao sái (tắm rửa thay quần áo cho đức thánh tổ), lấy nước năm ngoái đã rước về làm phép lau tượng. Ngày 14 tiến hánh làm lễ rước nước, đoàn rước nói trên trống dong cờ mở đi ra bờ sông Lục Đầu, vị chủ tế cùng bốn người khiêng chóc đựng nước đi xuống thuyền ra

giữa sông lấy nước vào đầy choc, bơi thuyền vào bờ, khiêng choc nước rước về chùa đặt vào cúng Thánh tổ. Ngày 15 làm lễ tế giã để kết thúc lễ hội. Ngoài phần nghi lễ nói trên, còn có các trò vui chơi như: bơi thuyền, múa rối nước, bắt vịt, đốt cây bông, thi thổi cơm, thi ném pháo, hát chèo, thi kể sự tích thánh tổ, thi thổi kèn, đánh trống… Đây là lễ hội nổi tiếng của vùng đất Lục Đầu của Kinh Bắc - Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết vùng lục đầu giang (nghiên cứu trên địa bàn huyện quế võ và gia bình, tỉnh bắc ninh) (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)