0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Tục ngữ phương ngôn và câu đố

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TRUYỀN THUYẾT VÙNG LỤC ĐẦU GIANG (NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ VÀ GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH) (Trang 31 -33 )

7. Những đóng góp của luận văn

1.2. Văn học dân gian vùng Lục Đầu Giang

1.2.3. Tục ngữ phương ngôn và câu đố

Bên cạnh thể loại ca dao vùng đất Lục Đầu Giang cũng có nhiều những câu phương ngôn được lưu truyền. Đó là những câu nói có vần, có điệu, có hình ảnh, hàm súc được lưu truyền ở từng địa phương khác nhau. Nôi dung của phương ngôn rất phong phú, phản ánh nhận thức và đời sống tâm hồn của cha ông ta khi nhìn nhận cuộc sống quanh mình và những mối quan hệ đối nhân xử thế của nhân tình thế thái như:

Trai Đông Bình bằng khóa sinh thiên hạ”

Trai ở Đông Bình tức huyện Gia Bình ngày nay, vùng đất này có đường 282 chạy thẳng đến kinh thành Thăng Long nên điều kiện giao lưu văn hóa và kinh tế rất thuận lợi, các chàng trai ở đây đều được gia đình tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hành, khoa cử.

Phúc đức Thái Lai, chông gai Bảo Triện

Địa danh Thái Lai là xã Đại Lai của huyện Gia Bình, vào thời nhà Lê dân làng Thái Lai rất chăm chỉ đắp đường để giao thông đi lại thuận tiện. Nhưng dân làng Bảo Triện lại hay gây khó dễ cho dân làng Thái Lai.

“Cả huyện Văn Giang không bằng một làng Á Lữ”

Huyện Văn Giang tức huyện Quế Võ ngày nay, ngày xưa vùng đất này chủ yếu là đồng chiên trũng lũ lụt thường xuyên sảy ra, nhân dân đói khổ nhiều người bỏ làng quê đi nơi khác sinh sống. Trong khi đó Á Lữ là một làng của Đai Đồng Thành, huyện Thuận Thành làng quê này có đất đai màu mỡ phì nhiêu, dân cư đông đúc.

“Bánh giầy nếp cái, con gái họ Ngô”

Bánh giầy được làm từ gạo nếp cái mới ngon, thơm còn kén vợ thì nên lấy con gái họ Ngô. Đây là dòng họ nổi tiếng về khoa bảng, các cô con gái họ Ngô rất xinh đẹp, nết na đoan trang, thùy mị.

Trai ở Đông Bình tức huyện Gia Bình ngày nay, vùng đất này có đường 282 chạy thẳng đến kinh thành Thăng long nên điều kiện giao lưu văn hóa và kinh tế rất

thuận lợi, các chàng trai ở đây đều được gia đình tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hành, khoa cử.

Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn hàm xúc có hình ảnh, vần nhịp, giàu chất triết lí, nhằm đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân lao đông về mọi mặt trong cuộc sống. Tục ngữ được vận dụng vào trong những lời nói giao tiếp hàng ngày.

Những câu tục ngữ ở Quế Võ và Gia Bình cũng có nội dung phong phú. Phản ánh nhận thức của nhân dân về thế giới tự nhiên như:

Mưa không qua Ngọ, gió chẳng qua Mùi Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa

Phản ánh nhận thức của nhân dân về đời sống vật chất.

Mùa hè cá sông, mùa đông cá đồng Đầu chép, mép trôi, môi mè, lườn trằm

Người sống về gạo, cá bạo về nước

Phản ánh nhận thức của nhân dân về đời sống xã hội.

Giấy rách thì giữ lấy lề

Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng

Phản ánh nhận thức của nhân dân về quan niệm nhân sinh.

Tre non dễ uốn

Thuốc đắng giã tật, nói thật mất lòng

Tục ngữ và phương ngôn có giá trị nhân văn cao đẹp trong xã hội phong kiến ngày xưa cũng như xã hội hiện đại khoa học công nghệ ngày nay. Kho tàng tục ngữ và phương ngôn của vùng đất Lục Đầu mang lại những bài học quý giá về cách nhìn tự nhiên, những kinh nghiêm sống trong xã hội… Góp phần hình thành bản chất con người có học thức, có nhân cách, đạo đức rất Việt Nam vừa truyền thống vừa hiện đại.

Vùng đất Lục Đầu Giang cũng lưu truyền khá nhiều câu đố dân gia. Đây là những câu nói ngắn gọn có vần, có nhịp nhưng nói chệch tên khi miêu tả đặc trưng và chức năng của từng sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan bằng các thủ pháp nghệ thuật như: ẩn dụ, so sánh, chơi chữ và hình tượng hóa… Tác dụng của câu đố là kiểm tra nhận thức và sự hiểu biết, suy luận của con người về các sự vật

hiện tượng trong cuộc sống, kích thích sự phát triển của tư duy của trí tuệ con

người. Những câu đố tiêu biểu như: câu đố về chiếc quạt giấy Thân em xưa ở bụi

tre. Mùa đông khép lại mùa hè mở ra, là cái gì? chiếc quạt giấy được làm bằng tre

và giấy, mùa đông lạnh lẽo không phải dùng đến quạt nên nó được gấp lại, mùa hè nóng nực quạt lại được mở ra để quạt mát. Hay câu đố về cuộc khởi nghĩa của Hai

Bà Trưng Đố ai nêu ngọn quốc kì. Mê Linh đất cũ còn ghi muôn đời. Yếm, khăn đội

đá vá trời. Giặc Tô mất vía rụng rời thoát thân? những dữ liệu lịch sử như đất Mê

Linh, giặc tô Định là những yếu tố quan trong giúp người nghe câu đố đoán được nhân vật lịch sử đó là ai. Dân gian cũng thật hóm hỉnh khi miêu tả hai cái bắp ngô với râu ngô dài ra như hai ông cụ ôm lấy hai bên thân cây Có cây mà chẳng có cành. Có hai ông cụ dập dềnh hai bên là cây gì?

Câu đố dân gian của vùng đất quê hương tôi rất giản dị dễ nhớ, dễ thuộc. Nó là một nét đẹp văn hóa của các làng quê sau lũy tre xanh. Không chỉ có người lớn đọc câu đố để thử trí thông minh của trẻ nhỏ mà đám trẻ nhỏ cũng dùng câu đố tự đố nhau, qua đó trí thông minh và những hiểu biết về thế giới khách quan đã được đánh thức trong tâm trí của trẻ thơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TRUYỀN THUYẾT VÙNG LỤC ĐẦU GIANG (NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ VÀ GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH) (Trang 31 -33 )

×