0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Truyềnthuyết Đức Thánh Trần với lễ hội đền thượng làng Lê Độ, đền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TRUYỀN THUYẾT VÙNG LỤC ĐẦU GIANG (NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ VÀ GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH) (Trang 93 -94 )

Chương 2 GIÁ TRỊ TRUYỀN THUYẾT VÙNG ĐẤT LỤC ĐẦU GIANG

3.1. Truyềnthuyết huyện Quế Võ với lễ hội dân gian về các vị Thánh

3.1.4. Truyềnthuyết Đức Thánh Trần với lễ hội đền thượng làng Lê Độ, đền

Hôm, đền làng Thịnh Lai…

Nếu như vùng Chí Linh của tỉnh Hải Dương nằm bên kia sông Lục Đầu là nơi Trần Hưng Đạo lập căn cứ, xây dựng dinh thự, tích trữ quân lương, huấn luyện binh sĩ trong các cuộc kháng chiến. Đây cũng là nơi có nhiều truyền thuyết liên quan đến nhà Trần và các tướng lĩnh nhà Trần như: Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Lãm… Lễ hội đền Kiếp Bạc là một lễ hội lớn được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 ngày mất của Trần Hưng Đạo. Thì bên này sông Lục Đầu mạn Quế Võ và Gia Bình là nơi diễn ra hội nghị Bình Than nhưng những truyền thuyết về nhà Trần ở đây còn rất ít do chiến tranh nên đình, đền bị phá hủy. Vì vậy truyền thuyết về Trần Thủ Độ gắn với lễ hội của làng Hôm của xã Đào Viên nhưng lễ hội đã bị mai một vì làng không còn đình, lệ làng hàng năm diễn ra vào ngày 15 tháng 11 nhưng không bao giờ mở hộ.

Truyền thuyết về Đặng Chính Sỹ người có công đánh giặc thời Trần gắn với lễ hội của làng Thịnh Lai ở xã Đức Long, đây là một lễ hội nhỏ tổ chức vào ngáy 12 tháng 3 âm lịch hàng năm chỉ có lễ mộc dục, lễ đại tế của dân làng, sau đó các gia đình mang lễ vật ra đình làng cúng Thánh.

Truyền thuyết về Thiên Tướng Hoàng Bà gắn với lễ hội làng Vân Đoàn của xã Đức Long được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch cũng là lễ hộ nhỏ mang tính chất địa phương. Dân làng chỉ tổ chức lễ tế và cầu cúng không có lễ rước.

Truyền thuyết về Trần Hưng Đạo gắn với lễ hội làng Lê Độ xã Quế Tân. Ngôi đền Thượng của làng vừa thờ Thánh Tam Giang vừa thờ Trần Hưng Đạo nhưng lễ hội chỉ được tổ chức vào ngày15 tháng 2 hàng năm. Dân làng chỉ tổ chức cúng, tế không có lễ rước. Thần tích về hai vị Thánh này đều bị thất truyền, mấy năm gần đây địa phương chép đoạn trích trong sách ngữ văn lớp 10 bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn làm thần tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TRUYỀN THUYẾT VÙNG LỤC ĐẦU GIANG (NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ VÀ GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH) (Trang 93 -94 )

×