0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Truyềnthuyết Cao Lỗ Vương với lễ hội đền Cao Lỗ ở xã Cao Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TRUYỀN THUYẾT VÙNG LỤC ĐẦU GIANG (NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ VÀ GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH) (Trang 97 -100 )

Chương 2 GIÁ TRỊ TRUYỀN THUYẾT VÙNG ĐẤT LỤC ĐẦU GIANG

3.2. Truyềnthuyết huyện Gia Bình với lễ hội dân gian về các vị tướng

3.2.2. Truyềnthuyết Cao Lỗ Vương với lễ hội đền Cao Lỗ ở xã Cao Đức

Hàng năm cứ đến ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch là ngày sinh của tướng quân Cao Lỗ, một vị tướng tài đức sống ở thời vua Thục Phán An Dương Vương. Ông là người con của vùng quê Cao Đức, Gia Bình. Vì thế bảy làng của xã Cao Đức là: Tiểu Than, Lớ (Đại Trung), Gốm (Đông Trung), Kênh Phố - Phù Than, Văn Than, Bình Than và Mỹ Lộc, lại tổ chức lễ hội chung, nhằm tưởng nhớ những công lao to lớn của tướng quân Cao Lỗ. Việc tổ chức lễ hội được các làng phối hợp chuẩn bị rất chu đáo. Ngay từ ngày mùng 1 tháng 3 đại diện của bảy làng đã tổ chức họp ở đền Đại Trung để bàn bạc và quyết định các công việc chuẩn bị cũng như việc tiến hành lễ hội. Họ sẽ cùng nhau thống nhất tổ chức lễ hội trong mấy ngày, chọn tế văn sau khi hành lễ là (một văn, hai văn, ba văn hay bảy văn), lễ vật cúng tế gồm những thứ gì, dầu hương để tế chung ở đền chính, việc biếu cỗ giữa các làng, việc sửa sang quét dọn đường liên thôn để phục vụ cho lễ rước…Sau khi bàn bạc thống nhất chung các làng sẽ về chuấn bị và tiến hành lễ hội theo tục lệ riêng ở mỗi làng.

Công việc chuẩn bị cho lễ hội được giao cho ông đám (ông Từ). Ông đám có nhiệm vụ cắt cử người phù giá (người tham gia rước kiệu), phải chọn những người từ 18 tuổi đến 49 tuổi, có tài đức, không có điều tiếng xấu, gia đình không có đại tang. Ai được chọn trong đội rước là vinh dự cho bản thân và gia đình. Ông đám còn phải tính toán dự trù kinh phí và bổ bán viếc đóng góp của dân làng để tổ chức lễ hội.

Làng Đại Trung có chính đền thờ Cao Lỗ Vương, đền của sáu làng còn lại chỉ thờ vong của Cao Lỗ. Mỗi khi lễ hội các làng đều rước kiệu thần từ đèn làng mình về chính đền để tế lễ, sau đó rước vong về đền làng mình để tế lễ và mở hội. Ngày mùng 9 làm lề mở cửa đền từ sáng sớm, để người đại diện của bảy làng đến làm lễ mộc dục, lau chùi ngai thờ cho sạch sẽ, thay phẩm phúc mới cho tượng thần. Sau đó các làng tổ chức rước Long Đình cùng nhiều lễ vật: xôi, gà, chè, thuốc, rượu, trầu cau…ra lăng mộ Cao Lỗ Vương để làm lễ tuyên văn, rồi vào nhà cụ thủ sắc (người chuyên giữ sắc thờ của làng) để rước văn ra đền. Theo phong tục thì lý trưởng hoặc trưởng thôn, hoặc hội trưởng người cao tuổi sẽ là người giữ sắc, phải sửa cỗ biếu dân.

Sáng mùng 10 các làng đồng loạt rước kiệu, Long Đình từ đền làng mình đến ngôi đền chính ở làng Đại Trung, theo thứ tự làng anh, làng em lần lượt kéo nhau vào chính đền tế lễ Cao Lỗ và xin rước bài vị của Ngài về đền làng mình để tế lễ và mở hội. Các cụ kể lại rằng, ngày xưa để phân biệt đâu là làng anh, làng em người ta đã lấy bảy quả bưởi, viết tên bảy làng, rồi đổ xuống miệng một chiếc hang tự nhiên trong đền Cao Lỗ, hang này có nước chảy ra sông Lục Đầu, quả bưởi nào trôi ra trước thì làng đó làm anh, những quả trôi ra sau sẽ làm em theo thứ tự. Kết quả thật bất ngờ vì quả bưởi ghi tên làng Tiểu Than trôi ra trước làm anh cả, tiếp đến là các làng: Bình Than, Kênh Phố, Đại Trung, Văn Than, Đông Trung, Phù Than. Đoàn rước kiệu thần của các làng rất trang trọng với người đánh trống khẩu đi trước, kế đến là người rước lọng, quạt, tán, chiêng, trống, kiệu, long đình, bát biểu, phủ việt, cờ hội, cờ sai, súng lệnh, giáo…Trang phục của đoàn rước cũng rực rỡ sắc màu. Sau khi làm lễ tế chung xong các làng rước kiệu và bài vị của thần về đền làng mình để làm lễ tế trong ba tuần hương và mở hội. Từ đó đến khi giã hội, mỗi ngày tế một tuần hương. Giã hội các làng rước bài vị, bình hương về đền chính ở làng Đai Trung an vị, rồi rước bình hương về đình làng để trên án thờ và đóng cửa đền.

Ngoài phần lễ rất thành kính là phần hội, các làng tổ chức nhiều trò chơi dân gian như: thi đấu vật, đánh cờ, chơi tam cúc, hát chèo, hát ca trù … Độc đáo hơn cả là những trò hèm húy diễn lại sự tích của thần Cao Lỗ Vương như: múa bông, đuổi bệt, múa mo múa mộc, rồng rắn…

Trò chơi rồng rắn là để diễn lại sự tích bà Đỗ Thị mẹ của Cao Lỗ nằm mơ thấy rồng rắn cuốn quanh giường sau đó bà có thai và sinh ra Cao Lỗ. Ở trò chơi này phần lớn là nam thanh niên tham gia, riêng người đội đầu rồng là thiếu nữ. Múa rồng rắn được hóa trang đơn giản. Các chàng trai mặc áo đỏ, quấn khăn đầu rìu, chân quấn xà cạp, ngang lưng thắt bao tượng, để thừa đầu bao thật dài để người sau túm vào đầu bao tượng của người đằng trước thành một hàng dài, kéo nhau ra sân đền đi vào gian tiền tế, vào hậu cung tất cả là ba vòng, sau đó quay ra sân đền và đi thẳng lên trên bờ đê.

Trò chơi múa bông: Hai cây bông được làm bằng một đoạn tre, vót như đũa bông, làm ba đoạn, sáu phần bông. Sau khi vót xong hai cây bông được đặt lên ban

thờ Thánh ở gian tiền tế, để làm lễ tế. Người múa bông là một cô gái đồng trinh mặc trang phục áo the thắt lưng bó cạnh, hai cây bông đã làm lễ trong đền được mang ra đưa cho thiếu nữ múa. Mỗi tay thiếu nữ câm một cây bông múa theo điệu, có người đánh trống giữ nhịp. Người múa bông trong khoảng một tiếng đồng hồ. Trước khi kết thúc người mủa đưa cây bông lên nhai một ít phôi bông làm phép rồi vứt cả hai cây bông ra xa để dân làng chạy ra cướp, ai tranh được một cây bông coi như cả năm gặp toàn điều may mắn, tốt lành.

Trò chơi đánh roi múa mọc là chò trơi mang tính tượng trưng cho việc Cao Lỗ Vương đi đánh giặc. Roi được làm bằng tre bánh tẻ vót nhẵn và dẻo, đầu bịt vải đỏ, còn mộc đan bằng tre sơn đỏ. Các đấu thủ đấu tay đôi với nhau: một tay cầm roi để đánh đối phương, một tay cầm mộc để đỡ đòn, ai đánh trúng địch thủ vào chỗ hiểm và đánh trúng nhiều thì thắng, thường đánh trúng vào vai và bên sườn mới được nhiều điểm.

Trò chơi đuổi bệt (đuổi hổ). Trò diễn này nhằm nhắc lại tình tiết trong sự tích hổ mang xác Cao Lỗ về miếu dân làng trông thấy kéo nhau ra hô hoán, đuổi hổ đi để lấy xá Cao Lỗ về an tang. Diễn biến của trò chơi đuổi bệt như sau: Người ta đặt một cái bàn trước án thờ giữa đền, bàn được quay màn tượng trưng cho quán rượu. Trong màn một bậc cao niên đóng vai ông chú đang uống rượu say. Bên ngoài là hai cháu bé, một cháu là bé trai, một cháu là bé gái đứng ở hai bên phải và trái, giữa là một quan viên cầm sách đọc văn giã. Hai cháu đọc lại theo từng nhịp của câu văn giã. Đọc hết một câu lại quay ba vòng, tay cầm quạt che trên đầu. Sauk hi đọc xong văn giã ba chú cháu cầm gậy ra đuổi hổ. ở ngoài đầu đình, người đóng vai hổ là một thanh niên đội lốt hổ, đang ẩn nấp trong những tán lá cây rậm rạp. Lốt hổ thường được đan bằng nan tre gián giấy lên và vẽ hình đầu hổ, hoặc người ta lấy tấm bìa cứng vẽ hình đầu hổ. Ba chú cháu vác gậy ra đánh nhau với hổ, hổ chạy trước người đuổi sau chạy ba vòng xung quanh đền. Khi hổ mệt bỏ chạy ra miếu, ba chú cháu lấy được lốt hổ đem đi đốt. Hành động đốt lốt hổ tương trưng cho việc đã giết được hổ, giành lại xác của Cao Lỗ và dân làng đem an táng tại miếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TRUYỀN THUYẾT VÙNG LỤC ĐẦU GIANG (NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ VÀ GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH) (Trang 97 -100 )

×