0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Một số vấn đề lý luận và các nhóm truyền thuyết tiêu biểu vùng Lục Đầu Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TRUYỀN THUYẾT VÙNG LỤC ĐẦU GIANG (NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ VÀ GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH) (Trang 33 -38 )

7. Những đóng góp của luận văn

1.3. Một số vấn đề lý luận và các nhóm truyền thuyết tiêu biểu vùng Lục Đầu Giang

1.3.1. Một số vấn đề lý luận về truyền thuyết * Khái niệm * Khái niệm

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Truyền thuyết là loại truyện dân gian truyền

miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, thường mang nhiều yếu tố thần kì.

[59, Tr1053]

Trong cuốn từ điển thuật ngữ văn học truyền thuyết lại được định nghĩa:

Truyền thuyết là một thể loại dân gian mà chức năng chủ yếu là phản ánh và lí giải các nhân vật và sự kiện lịch sử có ảnh hưởng quan trọng tới một thời kì, một bộ tộc,

một địa phương hay một quốc gia. [26, Tr367]

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 10 định nghĩa về thể loại truyền thuyết như sau:

Truyền thuyết là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử hoặc có liên quan đến lịch sử phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự

ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. Bên cạnh đó cũng có những truyền

thuyết vừa đề cao vừa phê phán nhân vật lịch sử. [SGK Ngữ Văn 10, Tr17]

Ngoài ra các tác giả Đỗ Bình Trị, Kiều Thu Hoạch, Nguyễn Bích Hà …cũng có những định nghĩa rất khoa học về thể loại truyền thuyết. Qua đó ta thấy những khái niệm về thể loại truyền thuyết rất phong phú, rất đa dạng nhưng cũng có những điểm khá thống nhất đó là về mặt loại hình các tác giả đều khẳng định: Truyền

thuyết là một thể loại tự sự dân gian. Về mặt chức năng: Truyền thuyết nhận thức

và lí giải lịch sử, phong tục tập quán theo quan điểm và nguyện vọng của nhân dân.

Về mặt nghệ thuật: Truyền thuyết có sử dụng những yếu tố hoang đường kì ảo.

* Phân loại

Phân loại truyền thuyết là một vấn đề khá phức tạp vì hiện nay trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều tiêu chí, nhiều quan điểm khác nhau cho việc phân loại truyền thuyết.

Ở Trung Quốc trong cuốn Giáo trình đại học Bắc Kinh các nhà nghiên cứu

đã chia thể loại truyền thuyết được chia thành sáu loại là: Truyền thuyết nhân vật, truyền thuyết lịch sử, truyền thuyết địa phương, truyền thuyết sản vật, truyền thuyết

phong tục, truyền thuyết thời sự. Nhưng trong cuốn Từ điển truyện dân gian Quảng

Tây truyền thuyết chỉ phân chia gọn gàng làm ba loại: truyền thuyết nhân vật, truyền thuyết sự kiện lịch sử, truyền thuyết phong vật địa phương.

Ở Nhật Bản các nhà folklore cũng phân chia thể loại truyền thuyết thành sáu loại lớn là: truyền thuyết về cây cối, truyền thuyết về hang động, truyền thuyết về đá núi, truyền thuyết về nước, truyền thuyết về mồ mả, truyền thuyết về đèo dốc, truyền thuyết về từ đường (nhà thờ).

Ở Việt Nam các nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều tiêu chí để phân loại truyền thuyết. Căn cứ vào yếu tố thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm truyền thuyết tác giả Hoàng Tiến Tựu đã chia truyền thuyết của Việt Nam thành bốn loại là: Truyền thuyết về họ Hồng Bàng và thời kì Văn Lang, truyền thuyết về thời kì Âu Lạc và Bắc thuộc, truyền thuyết về thời kì phong kiến tự chủ, truyền thuyết về thời kì Pháp thuộc. [79, Tr28]

Căn cứ vào nội dung chính của các tác phẩm truyền thuyết tác giả Lê Chí

Quế chia truyền thuyết nước nhà thành ba loại là: Truyền thuyết về lịch sử, truyền

thuyết về người anh hùng, truyền thuyết về các danh nhân văn hóa. [63, Tr62].

Tác giả Đỗ Bình Trị lại đưa ra hai cách phân loại truyền thuyết dựa vào

nhiều tiêu chí để phân chia như sau: Cách thứ nhất là vừa căn cứ vào thời gian lịch

sử được phản ánh, vừa căn cứ vào phạn vi những sự kiện và nhân vật lịch sử được nhân dân quan tâm, tác giả chia truyền thuyết thành hai bộ phận: Những truyền

thuyết về thời các vua Hùng và những truyền thuyết về sau thời các vua Hùng. Cách

thứ hai là căn cứ vào những đặc trưng chung của thể loại và sự khác biệt của đối tượng được phản ánh trong tác phẩm truyền thuyết, tác giả chia truyền thuyết thành

ba loại: Truyền thuyết về các địa danh, truyền thuyết phổ hệ, truyền thuyết về nhân

vật và sự kiện lịch sử. [73, Tr74]

Tác giả Kiều Thu Hoạch lại căn cứ vào các nhân vật, sự kiện lịch sử, phong tục tập quán và các sản vật được phản ánh trong tác phẩm để chia truyền thuyết

thành ba loại: Truyền thuyết nhân vật, truyền thuyết địa danh, truyền thuyết phong

vật. [30, Tr114]

Qua cách phân loại của các nhà nghiên cứu văn học dân gian trong nước và ngoài nước về thể loại truyền thuyết chủng tôi nhận thấy việc phân loại truyền thuyết trên thế giới, là một vấn đề rất phức tạp, mỗi nhà khoa học lại có những quan điểm và những tiêu chí riêng khá thuyết phục cho việc phân loại của mình. Tất cả các cách phân loại trên góp phần gợi mở cho chúng tôi có hướng đi phân loại truyền thuyết vùng đất Lục Đầu Giang trong đề tài này.

1.3.2. Các nhóm truyền thuyết tiêu biểu vùng Lục Đầu Giang

Trong quá trình điền dã ở các làng của vùng đất Lục Đầu Giang trong mấy tháng qua, chúng tôi chỉ tìm thấy khoảng hơn bốn mươi tác phẩm truyền thuyết. Sau đây là bảng thống kê phân loại các truyền thuyết của hai huyện Quế Võ, Gia Bình.

Chúng tôi nhận thấy rằng, việc phân loại truyền thuyết nói chung, truyền thuyết vùng đất Lục Đầu Giang nói riêng cần dựa trên đặc trưng của thể loại, thời gian lịch sử và nội dung phản ánh của các tác phẩm, cũng cần căn cứ vào nhân vật được phản ánh, sự kiện lịch sử được phản ánh… để có cái nhìn chính xác, khách

quan về tác phẩm truyền thuyết. Trên cơ sở kế thừa thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, chúng tôi phân loại truyền thuyết vùng đất Lục Đầu Giang ở hai huyện Quế Võ, Gia Bình thành các nhóm chính sau:

- Nhóm truyền thuyết về những người theo Thánh Gióng đi đánh giặc - Nhóm truyền thuyết về tướng quân Cao Lỗ (Cao Lỗ Vương)

- Nhóm truyền thuyết về các tướng của Hai Bà Trưng - Nhóm truyền thuyết về Thánh Tam Giang

- Nhóm truyền thuyết về Nguyễn Minh Không

- Nhóm truyền thuyết về nhà Trần và Bến Bình Than

Ngoài những nhóm này thì vùng đất Lục Đầu còn có những truyền thuyết riêng lẻ kể về người anh hùng đánh thú dữ, người anh hùng chống giặc ngoại xâm của thời đại các vua Hùng và triều đại nhà Lý, truyền thuyết về các vị tổ nghề. Tất cả đã được chúng tôi tập hợp trong bảng thống kê ở phần phụ lục 1.

Nhìn vào bảng thống kê chúng tôi có thể khẳng định mặc dù bị mai một, bị thất truyền nhưng đến nay truyền thuyết vùng đất Lục Đầu vẫn còn khá phong phú, nhiều nhất là các tác phẩm thời kỳ dựng nước và thời Bắc thuộc. Các nhân vật trong truyền thuyết phần lớn là những anh hùng có công đánh giặc ngoại xâm bảo vệ dân làng, có một vài nhân vật là những người có công giúp dân trừ thú dữ, trị giao long như: Đức Thánh Ba có tài trị giao long và Lang Bố Đại Vương có tài trị con hổ đã thành tinh. Ngoài ra cũng có những truyền thuyết kể về công lao của những vị tổ nghề làm gốm Phù Lãng, nghề đúc đồng Đại Bái, nghề khâu nón lá ở Lãng Ngâm, nghề tre trúc ở Xuân Lai… mang lại đời sống no đủ cho nhân dân.

Trong luận văn này người viết không có tham vọng tìm hiểu tất cả những truyền thuyết ở bảng thống kê trong phần phụ lục 1, mà chỉ đi sâu tìm hiểu những nhóm truyền thuyết tiêu biểu là: truyền thuyết về Thánh Gióng, Thánh Tam Giang, Nguyễn Minh Không ở huyện Quế Võ và nhóm truyền thuyết về tướng Cao Lỗ, Các tướng của Hai Bà Trưng và truyền thuyết về nhà Trần và hội nghị Bình Than ở huyện Gia Bình và Quế Võ. Đây là những nhóm truyền thuyết được lưu truyền khá rộng rãi trên địa bàn và được nhiều tác giả sưu tầm ghi chép lại trong sử sách, trong thần tích thần phả của địa phương.

Tiểu kết chương 1

Hai huyện Quế Võ, Gia Bình là nơi phản ánh, hội tụ và thăng hoa các giá trị lịch sử, giá tri văn hóa của một vùng đất nằm bên bờ dòng sông Lục Đầu linh thiêng và huyền thoại. Nơi đây chứa đựng một kho tàng văn học dân gian phong phú từ truyện kể dân gian đến thơ ca dân gian và tục ngữ, phương ngôn. Những tác phẩm văn học này được lưu truyền qua nhiều thế hệ với tất cả sự sang tạo không ngừng. Tìm hiểu vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội và kho tàng văn hóa, văn học dân gian vùng đất Lục Đầu Giang phần nào giúp chúng tôi có cơ sở để khảo cứu các truyền thuyết dân gian vùng đất Lục Đầu Giang, mảnh đất quê hương. Vì vậy ở chương một chúng tôi đã giới thiệu những nhóm truyền thuyết tiêu biểu của vùng đất Lục Đầu Giang, chủ yếu là những tác phẩm được lưu truyền trên địa bàn của hai huyện Quế Võ, Gia Bình. Qua quá trình sưu tầm các truyền thuyết chúng tôi nhận thấy thể loại truyền thuyết ở đây có hai dạng tồn tại chính: dạng thứ nhất là các mẩu truyện được nhân dân trong vùng Lục Đầu Giang truyền miệng kể lại. Dạng thứ hai là những văn bản trong các sách báo được các nhà nho, nhà văn, nhà nghiên cứu sưu tầm và ghi chép lại. Dù tồn tại ở dạng nào thì đây đều là những câu chuyện mang tính ly kỳ, hấp dẫn gần gũi với cuộc sống sinh hoạt, văn hóa tín ngưỡng của người dân ở Quế Võ, Gia Bình trong các thời kì lịch sử.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TRUYỀN THUYẾT VÙNG LỤC ĐẦU GIANG (NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ VÀ GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH) (Trang 33 -38 )

×