0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Tâm thức bảo tồn và lưu truyền văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TRUYỀN THUYẾT VÙNG LỤC ĐẦU GIANG (NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ VÀ GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH) (Trang 103 -177 )

Chương 2 GIÁ TRỊ TRUYỀN THUYẾT VÙNG ĐẤT LỤC ĐẦU GIANG

3.3. Truyềnthuyết vùng đất Lục Đầu Giang trong tâm thức dân gian

3.3.3. Tâm thức bảo tồn và lưu truyền văn hóa

Các lễ hội đình, đền, chùa ở vùng đất Lục Đầu Giang là một tấm gương phản chiếu nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Lễ hội còn là môi trường bảo tồn và phát triển những nét đẹp trong văn hóa của các địa phương, các làng, xã sau lũy tre xanh. Trong đó có cả văn hóa vật thể như những đồ thờ cúng, kiệu, quạt, tàn, lọng…và văn hóa phi vật thể như những bài cúng, tế, những thủ thủ tục trong lễ hội. Lễ hội là dịp giao lưu giữa các thế hệ: người già, người trung tuổi, thanh niên và thiếu niên, giúp thế hệ trẻ tiếp thu, lĩnh hội và trao truyền những nét đẹp văn hóa cổ truyền mà ông cha ta đã để lại thông qua những hoạt động của phần lễ và phần hội.

Dù cho cuộc sống của xã hội hiện đại có bộn bề những lo toan thì nhân dân ở các làng quê bên sông Lục Đầu vẫn không thể quên những lễ hội được tổ chức hàng năm trên quê hương mình. Không ai bảo ai nhưng đến ngày lễ hội ở quê nhà dù có làm ăn xa bân trăm công ngàn việc họ vẫn nhớ về quê hương để tham dự hội làng. Về hội làng, họ được xum họp bên gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng. Được đắm mình trong cuộc sống ở thôn quê hiền hòa, nhìn thấy sắc màu rực rỡ của những trang phục lễ hội truyền thống, lắng nghe tiếng chiêng, tiếng trống hội rộn ràng, nghe những làn điệu dân ca Quan họ mượt mà đằm thắm, thiết tha của các liền anh liền chị, hay hòa mình vào những trò chơi dân gian sôi đông như đấu vật, kéo co… Lễ hội là không gian sinh động, chân thực để trình diễn, lưu truyền và bảo tồn, phát triển những yếu tố văn hóa dân tộc. Vấn đề tổ chức lễ hội và bảo tồn những giá trị

văn hóa truyền thống trong lễ hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong điều kiện của xã hội hiện nay, đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với công nghệ kỹ thuật số bốn trấm không, đang diễn ra như vũ bão, thì việc bảo tồn và lưu truyền những yếu tố văn hóa trong quá khứ của ông cha cho thế hệ mai sau là vô cùng cần thiết. Nếu không những con người của xã hội hiện đại lại quên mất văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Như vậy các lễ hội ở vùng đất Lục Đầu Giang gánh vác một phần trọng trách quan trọng là bảo tồ và truyền lại cho mọi thế hệ những nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương và đất nước.

Tiểu kết chương 3

Truyền thuyết trong các lễ hội dân gian tưởng nhớ các vị Thánh và các vị Tướng trên địa bàn hai huyện Quế Võ, Gia Bình có một ý nghĩa rất lớn, rất quan trọng với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân lao động nơi đây. Các lề hội đó là sản phẩm của đời sống tinh thần của nhân dân, do nhân dân sáng tạo ra, lưu giữ và thể hiện qua phần nghi lễ và phần hội. Do đó các lễ hội này đều có sự gắn bó chặt chẽ với đời sống tinh thần của người lao động, để góp phần tạo nên diện mạo mới trong đời sống tinh thần của họ. Để cho những món ăn tinh thần ấy ngày thêm phong phú, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ cũng như sức sáng tạo, sức sống mãnh liệt của nhân dân.

Lễ hội là không gian sản sinh, phát huy và bảo tồn những di sản văn hóa tinh thần vô cùng quý báu của cộng đồng dân tộc. Qua những lễ hội đó giúp con người cân bằng đời sống tâm linh, giúp họ thể hiện đạo lý truyền thống ngàn đời của dân tộc, đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Thông qua những ngày diễn ra lễ hội cũng giúp cho thế hệ trẻ hiểu biết hơn về những nét đẹp văn hóa của ông cha để lại, từ đó các em có ý thức trân trong, giữ gìn và phát huy những yếu tố văn hóa đó.

Lễ hội ra đời từ thuở xa xưa, tồn tại qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lich sử đất nước. Nhưng cho đến tận bây giờ và mãi mãi mai sau hoạt động tổ chức lễ hội vẫn là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống tâm linh của những người dân lao động ở vùng đất Quế Võ, Gia Bình. Sự biến đổi của những lễ hội

ngày hôm nay có khác với ngày xưa ở cả phần lễ và phần hội đã giúp cho những lễ hội dân gian của vùng đất Lục Đầu có thêm những yếu tố mới và liên tục đươc dân gian hóa.

Trong cuộc sống của xã hội hiện đại việc lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và nền văn học dân gian thông qua những tác phẩm truyền thuyết và lễ hội ở các làng quê của vùng đất Quế Võ, Gia Bình sẽ góp phần phát triển vốn văn hóa vật thể, phi vật thể của các làng quê. Góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển hiện đại mà không xa rời truyền thống dân tộc.

KẾT LUẬN

1. Vùng đất Lục Đầu Giang có một vị trí tương đối quan trọng, là cửa ngõ của cả hai đường thủy và bộ để tiến vào kinh thành Thăng Long. Dòng sông Thiên Đức ngăn cách hai huyện Gia Bình Và Quế Võ mỗi huyện nằm ở một triền sông. Nơi đây có tiềm năng về đất đai và các loài nông sản như: lúa, ngô, khoai… Đây cũng là vùng đất có phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, mang đậm dấu ấn của từng làng xã. Hai huyện Quế Võ, Gia Bình còn là nơi lưu giữ kho tàng văn học dân gian khá phong phú và độc đáo. Bên cạnh thể loại ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện cổ tích là những bài hát chèo, hát ca trù, hát qua họ… Văn học dân gian trên địa bàn của hai huyện Quế Võ, Gia Bình còn được ghi dấu bằng những tác phẩm truyền thuyết kể về công lao to lớn của những người anh hùng đánh giặc ngoại xâm, anh hùng sáng tạo văn hóa, những vị tổ nghề và người anh hùng chống thú dữ bảo vệ dân làng từ những ngày khai hoang mở rộng địa giới xóm làng.

2. Trải qua chiều dài lịch sử hơn bốn ngàn năm cha ông ta dựng nước và giữ nước với biết bao nhiêu thăng trầm của các triều đại, đã tạo nên sự phong phú, đa dạng mà độc đáo của hệ thống truyền thuyết của Quế Võ, Gia Bình. Vùng đất này có nhiều nhóm truyền thuyết khác nhau: truyền thuyết về những người cùng Gióng đi đánh giặc Ân, truyền thuyết về Cao Lỗ Vương, truyền thuyết về các tướng của Hai Bà Trưng, truyền thuyết về thiền sư Nguyễn Minh Không, truyền thuyết về nhà trần và bến Bình Than. Tất cá những tác phẩm truyền thuyết ấy đã góp phần tạo nên một diện mạo phong phú của cuộc sống và văn hóa của những con người nơi đây.

Về mặt nội dung, truyền thuyết ở hai huyện Quế Võ, Gia Bình chủ yếu kể về hoàn cảnh xuất thân, phẩm chất con người, đặc điểm ngoại hình và chiến công của các anh hùng chống giặc ngoại xâm hay sáng tạo văn hóa. Họ trở thành thần, thánh, thành hoàng làng ở các thôn, xã. Được nhân dân thờ cúng trong đình, đền, chùa… Thông qua các truyền thuyết này tác giả dân gian muốn ngợi ca những trang sử hào hùng của dân tộc. Ngợi ca những nhân vật lịch sử, những người có công trong việc giữ gìn, bảo vệ và dựng xây quê hương, đất nước. Do đó những truyền thuyết vùng

đất Lục Đầu Giang vừa mang giá trị lich sử với âm hưởng ngợi ca hào hùng, vùa mang giá trị văn học đặc sắc.

Truyền thuyết của hai huyện Quế Võ, Gia Bình không chỉ hấp dẫn bởi nội dung phong phú, nhân văn mà còn bởi hệ thống các thủ pháp nghệ thuật độc đáo mang đặc trưng của thể loại truyền thuyết. Từ cách kết cấu cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách lựa chọn ngôn ngữ miêu tả và ngôn ngữ kể chuyện đều rất giản dị dễ hiểu. Các tác phẩm truyền thuyết này thường xuất hiện các yếu tố kỳ ảo với các mô típ thể hiện thế giới quan thần thoại của nhân dân như chi tiết: báo mộng, hiển linh, âm phù…Có thể khẳng định rằng sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực lịch sử và yếu tố hư cấu kỳ ảo đã tạo nên vẻ đẹp vừa đời thường vừa thần thánh, vừa hiện thực vừa huyền ảo của các truyền thuyết ở Quế Võ, Gia Bình.

3. Vùng đất Lục Đầu Giang còn là nơi lưu giữ nhiều lễ hội dân gian độc đáo. Bên cạnh những lễ hội chùa thờ phật còn có lễ hội ở đình, đền thờ thần, thánh, thành hoàng làng. Có những lễ hội nhỏ chỉ trong phạm vi một làng, xã. Có những lễ hội lớn thu hút nhiều làng xã cùng tham gia tổ chức rước kiêu, rước nước, tế lễ như: lễ hội đền Cao Lỗ, lễ hội Thánh Tam Giang, lễ hội Thập Đình…Các nghi lễ và trò chơi dân gian, tục hèm, húy trong lễ hội đã góp phần gắn kết cộng đồng làng xã. Những ngày hội diễn ra là những ngày mọi người trong gia đình, dòng họ, xóm làng yêu thương gắn bó với nhau hơn. Những ngôi đình, ngôi đền tồn tại đến ngày nay ở các làng quê vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị văn hóa. Việc giữ gìn và phát huy những nét đẹp của các lễ hội ở hai huyện Quế Võ, Gia Bình góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và thúc đẩy nền kinh tế, xã hội phát triển mà không xa rời truyền thống.

4. Điều khó khăn nhất cho chúng tôi trong quá trình điền dã, sưu tầm và nghiên cứu về truyền thuyết và lễ hội ở hai huyện Quế Võ, Gia Bình đó là, hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ đã phá hủy tất cả các ngôi đình, ngôi đền, ngôi chùa. Ngày nay đất nước hòa bình, kinh tế phát triển nhưng đa phần các làng chỉ chú ý khôi phục, tôn tạo lại các ngôi chùa còn đình và đền thì không được chú ý xây dựng lại. Các thần tích, sắc phong cũng bị mất, những thần tích còn sót lại ở địa các phương chưa được công bố và phổ biến rộng rãi. Sức sống của truyền thuyết nói

riêng, văn học dân gian nói chung có phần bị mờ nhạt trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ. Chính vì vậy chúng tôi rất mong muốn phòng văn hóa huyện, tỉnh có phương hướng để mở rộng việc sưu tầm nguồn truyền thuyết còn tản mạn ở các làng quê và bảo tồn, phát huy những giá trị của truyền thuyết và lễ hội, đây là món ăn tinh thần giúp cho đời sống nhân dân thêm lành mạnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị An (1997), “Nghiên cứu truyền thuyết - Những vấn đề đặt ra”, Tạp

chíVăn học số 7/1997.

2. Trần Thị An (1999), “Truyện kể dân gian từ góc nhìn hiện đại, Tạp chí Văn

học, số 3/1999.

3. Trần Thị An (2000), Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân

gian Việt nam, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.

4. Trần Thị An (2001), Những biểu tượng không gian thiêng trong truyền thuyết

dân gian người Việt, In trong sách Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học.

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

5. Toan Ánh (2005), Nếp cũ - hội hè đình đám, Quyển Thượng, Nxb trẻ.

6. Nguyễn Chí Bền (2000), Biến thiên một truyền thuyết, Văn hóa dân gian Việt

Nam những suy nghĩ, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

7. Nguyễn Chí Bền (chủ biên, 2005), Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Phan Kế Bính(2006), Việt Nam phong tục, NXB Văn học, Hà Nội.

9. Nguyễn Huy Bỉnh (2011), Truyện kể dân gian trong không gian văn hóa xứ Bắc, Luận án tiến sĩ văn học, Hà Nội.

10. Nguyễn Đổng Chi (1967), “Văn học dân gian là một kho tàng quý báu cho sử

học”, Tạp chíVăn học, số 1/1967.

11. Nguyễn Nghĩa Dân (2001), Lòng yêu nước trong văn học dân gian Việt Nam,

NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

12. Chu Xuân Diên (1962), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Chu Xuân Diên (2001), Văn hóa dân gian mấy vấn đề phương pháp luận và

nghiên cứu thể loại, NXB Giáo dục, Hà Nội.

14. Chu Xuân Diên, Đinh Gia Khánh, Võ Quang Nhơn (1997), Văn học dân gian

Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Đăng Duy (1998), Việt Nam phong tục và các nghi lễ cổ truyền, NXB

16. Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

17. Phạm Văn Đồng (2009), Tuyển tập (1966-1975) tập 2, Nxb chính trị quốc gia.

18. Cao Huy Đỉnh (1969), Người anh hùng làng Dóng, Nxb Khoa học xã hội.

19. Cao Huy Đỉnh (1976), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. (Xuất bản lần thứ 2).

20. Cao Huy Đỉnh (1998), Bộ ba tác phẩm nhận giải thưởng Hồ Chí Minh. Nxb

văn hóa thông tin, Hà Nội.

21. Cao Huy Đỉnh, Nguyễn Đổng Chi, Đặng Nghiêm Vạn (1969), Phương pháp

sưu tầm văn học dân gian ở nông thôn, Vụ văn hóa quần chúng xuất bản.

22. Nhóm Lê Quý Đôn gồm (Vũ Đình Liên, Đỗ Đức Hiểu, Lê Trí Viễn, Huỳnh Lý,

Trương Chính, Lê Thước) (1957), Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, NXB Xây Dựng, Hà Nội

23. Nguyễn Bích Hà (1986), “Bước đầu tìm hiểu nguồn truyện kể địa danh Việt

Nam”, Tạp chí Văn học số 2/ 1986.

24. Nguyễn Bích Hà (1998), Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ

Việt Nam và Đông Nam Á, NXB Giáo dục, Hà Nội.

25. Nguyễn Bích Hà (2012), Giáo trình văn học dân gian, NXB Đại học Sư phạm,

Hà Nội.

26. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2002), Từ điển thuật ngữ văn

học, NXB Giáo dục, Hà Nội

27. Đỗ Thị Hảo, Mai Thị Ngọc Chúc (1993), Các nữ thần Việt Nam, Nxb Phụ nữ,

Hà Nội.

28. Kiều Thu Hoạch (1971), “Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến”,

trong sách Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt

Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

29. Kiều Thu Hoạch (1983), “Những đặc điểm tư tưởng của truyền thuyết chống ngoại xâm”, Tạp chí văn hóa dân gian, số 3, 4.

30. Kiều Thu Hoạch (2004), Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 4, 5 (Truyền

31. Kiều Thu Hoạch (2006), Văn học dân gian người Việt - góc nhìn thể loại, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

32. Thái Hoàng (1999), “Truyền thuyết dân gian và địa danh”, Tạp chí Nghiên cứu

văn học, số 9/ 1999.

33. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội.

34. Nguyễn Thị Huế, Trần Thị An (1999), Tuyển tập văn học dân gianViệt Nam

(Thần thoại - Truyền thuyết), tập 1, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

35. Iu. Niculin (1999), “Các danh ngữ Việt: ông Đống và Phù Đổng (Gióng)”, Tạp

chí văn hoc số 9 (Tôn Thảo Miên dịch).

36. Đinh Gia Khánh (1969), “Xác định giá trị của truyền thuyết đối với việc tìm

hiểu lịch sử thời đại Hùng Vương”, Tạp chíNghiên cứu lịch sử, số 123/1969.

37. Đinh Gia Khánh (2000), “Lễ hội dân gian và sự phản ánh những truyền thống của

dân tộc”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2/2000.

38. Đinh Gia Khánh chủ biên (2004), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục

Việt Nam, Hà Nội.

39. Lê Văn Kì (1996), Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt và hội lễ về các

anh hùng, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

40. Ngô Sĩ Liên (2000), Đại Việt Sử kí toàn thư, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

41. Trần Gia Linh (1980), “Vai trò của người phụ nữ khai sáng đất nước và dân

tộc trong truyền thuyết dân gian”, Tạp chí văn học, số 2.

42. Thu Linh, Đặng Văn Lung (1984), Lễ hội truyền thống và hiện đại, NXB Văn

hóa Thông tin, Hà Nội.

43. Phan Trọng Luận (2002), Ngữ Văn 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.

44. Đặng Văn Lung, “Ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn xướng dân gian”, Tạp chí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TRUYỀN THUYẾT VÙNG LỤC ĐẦU GIANG (NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ VÀ GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH) (Trang 103 -177 )

×