Tâm thức đoàn kết sức mạnh cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết vùng lục đầu giang (nghiên cứu trên địa bàn huyện quế võ và gia bình, tỉnh bắc ninh) (Trang 102 - 103)

Chương 2 GIÁ TRỊ TRUYỀN THUYẾT VÙNG ĐẤT LỤC ĐẦU GIANG

3.3.2.Tâm thức đoàn kết sức mạnh cộng đồng

3.3. Truyềnthuyết vùng đất Lục Đầu Giang trong tâm thức dân gian

3.3.2.Tâm thức đoàn kết sức mạnh cộng đồng

Các lễ hội ở vùng đất Lục Đầu Giang có những lề hội nhỏ chỉ diễn ra trong phạm vi của một thôn, làng như: lễ hội ở làng Mai Cương, làng Bùng Xá… Còn phần lớn là những lễ hội lớn có sự góp sức, góp mặt của nhiều làng, nhiều xã, nhiều huyện thận chí là nhiều tỉnh. Chính những lễ hội này là dịp để biểu dương sức mạnh của cộng đồng, tăng thêm tinh thần đoàn kết và là chất kết dính tạo nên sự gắn kết vững chắc giữa các cộng đồng làng xã với nhau. Như lễ hội Thánh Nguyễn Tam Giang đã góp phần đoàn kết ba thôn là: Thôn Nghiêm Xá của xã Việt Hùng, Thôn Can Vũ và Nghiêm Thôn Của Thị Trấn Phố Mới. Ba làng này cùng tổ chức lễ hội chung, cùng thờ anh em gia đình nhà thánh nên họ cùng nhau bàn bạc các nghi thức tổ chức phần lễ cũng như các Trò chơi cho phần hội. Lễ hội đền Cao Lỗ Vương quy tụ tới bảy làng của xã Cao Đức. Năm nào cũng vậy từ đầu tháng 3 âm lịch là từ những người đứng đầu thôn, xã cũng như nhân dân các làng đều háo hức tập luyên rước, tế… để đợi ngày mở hội chính mùng 10 tháng 3. Lễ hội Thập Đình lại đoàn kết mười làng ở cả hai huyện Quế Võ Và Gia Bình. Bên huyện Quế Võ chỉ có một làng Thi Xá của xã Cách Bi, bên huyện Gia Bình cỏ tới chín làng hàng năm cứ vào ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch các làng lại tổ chức lễ tế rước kiệu thánh từ đình làng mình về đình cả Bảo Tháp. Lễ hội thánh Tam Giang còn có tới 372 làng của sáu tỉnh, mười bảy huyện thị cùng tham ra. Đặc biệt là ngày làm lễ giỗ mẫu của các thánh, các làng dù gần hay xa cũng rước lễ và rước các thánh về giỗ mẹ.

Từ đó nhân dân các làng xã trở nên gắn bó thân thiết, qua lại thân tình như anh em một nhà vì năm nào họ cũng cùng nhau bàn bạc và tổ chức lễ hội chung. Ngày nay những lễ hội quy mô lớn nhiều làng xã cùng tham ra tổ chức như thế này ở vùng đất Lục Đầu Giang vẫn được thế hệ con cháu duy trì, trở thành nếp sống đẹp, lành mạnh giàu tính văn hóa cổ truyền của tinh thần đoàn kết dân tộc.

Như vậy các lễ hội ở vùng đất Luc Đầu Giang không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh và cội nguồn mà còn có ý nghĩa làm tăng thêm tinh thần đoàn kết, nhất trí giữa các làng xã trong khu vực. Lễ hội là dịp để cộng đồng dân cư nơi đây thêm gắn kết bền chặt, cùng giúp đỡ nhau trong công việc chuấn bị lễ hội, giúp đỡ nhau trong hoạn nan khó khăn, cùng nhau vượt qua những biến động trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết vùng lục đầu giang (nghiên cứu trên địa bàn huyện quế võ và gia bình, tỉnh bắc ninh) (Trang 102 - 103)