- Suy luận thông điệp tư tưởng đạo lý: Vì nó cho tôi thấy rằng, chúng ta cần Suy luận bài học thực tiễn: Chúng ta cần làm để thay đổ
3. Cấu trúc của phép so sánh:
+ Sự vật này (sự vật cần so sánh - SV A)
+ Sự vật khác (sự vật dùng để so sánh - SV B) - cụ thể, hữu hình
- Tác dụng của phép so sánh: tác động lên A; từ đặc điểm của B mà ta suy ra được đặc điểm, giá trị của A.
VD 1: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã (giá trị gợi hình) A B
--> Con tuấn mã là con ngựa khỏe, đẹp --> So sánh chiếc thuyền với con tuấn mã, kết hợp với các từ: nhẹ, hăng => khắc họa hình ảnh con thuyền ra khơi đẹp đẽ, mạnh mẽ, hăng hái.
A B (vô hình, trừu tượng)
--> “mảnh hồn làng” là một hình ảnh đẹp đẽ, bay bổng mà cao cả, thiêng liêng. So sánh “cánh buồm” với “mảnh hồn làng” => nhà thơ đã tô đậm, làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng, là biểu tượng của làng chài.
Vd 3: Xác định và phân tích giá trị của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ sau:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa” ...
(Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận) - So sánh: Mặt trời xuống biển như hòn lửa
A B
+ Hòn lửa: có hình khối (tròn trịa, nguyên vẹn), màu sắc, ánh sáng
+ So sánh mặt trời đang lặn với hòn lửa => vẽ lên hình ảnh mặt trời còn nguyên độ ấm nóng, rực sáng, lung linh ...
+ Cảnh hoàng hôn trên biển vô cùng rực rỡ, tráng lệ.
II. Nhân hóa:
1. Khái niệm: Nhân hoá là dùng những từ vốn gọi hoặc tả người để gọi hoặc tả vật. Vd1: Sóng đã cài then đêm sập cửa” ...
+ Nhân hóa kết hợp với liên tưởng thú vị: vũ trụ là ngôi nhà lớn, màn đêm là cánh của và những con sóng là then cài.
=> biển cả, vũ trụ vốn xa xôi, bí ẩn nay trở nên gần gũi, quen thuộc với con người.
Vd 2: cô Mắt, cậu Tay, cậu Chân, bác Tai, lão Miệng ... => biểu thị triết lí, bài học
trong đời sống con người: phê phán lối suy bì, tị nạnh, nhắc nhở mỗi người cần làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình.