Dàn bài chi tiết

Một phần của tài liệu Chuyên đề đọc hiểu, nghị luận xã hội Ngữ văn 9 chuẩn (Trang 120 - 132)

II. Phương pháp phân tích nhanh dẫn chứng: Công thức:

B. Dàn bài chi tiết

Đề 1:Tầm quan trọng của việc tự học

1. Mở đoạn

*Lời dẫn mở và liên kết thân đoạn

-Dẫn 1: Đường đời là chiếc thang không nấc chót, việc học là cuốn sách không trang cuối cùng

- Dẫn 2: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình -Dẫn 3: Học vấn như chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào

-Dẫn 4: Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân

- Dẫn 5: Học vấn không có quê hương nhưng người học vấn thì phải có tổ quốc - Dẫn 6: Nhà trường chỉ cho chúng ta chìa khóa tri thức, học trong cuộc sống là việc cả đời người

- Dẫn 7: Sự học như đi thuyền trên dòng nước ngược không tiến ắt phải lùi - Dẫn 8: Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người

- Dẫn 9: Đác uyn: Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút tôi đều thu nhận lấy bằng con đường tự học

- Dẫn 10: Nguyễn Trãi: Nên thợ nên thầy vì có học/ No cơm ấm áo bởi hay làm

2. Thân đoạn

a. Giải thích: Học là quá trình tiếp thu kiến thức nhiều lĩnh vực nhằm mở mang đầu

óc, phát triển tư duy, trang bị kỹ năng sống để làm việc và hoàn thiện nhân cách tạo ra những tiến bộ cho xã hội

b. Bình luận

*Tại sao cần phải học

- Vì kiến thức như một dương trong khi sự hiểu biết của con người chỉ là một hạt cát - Trong cuộc sống con người luôn kháo khát tìm hiểu, học hỏi…

- Sự phát triển của kiến thức ngày một nhanh, rộng, giao lưu, hội nhập ngày càng mở rộng…

* Biểu hiện của người có ý thức tự học

-LĐ 1: Người có ý thức tự học là người có ước mơ hoài bão lí tưởng đóng góp cho cuộc sống, chủ động tích cực lĩnh hội các kiến thức. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lí, khoa học, có chất lượng, hiệu quả

-LĐ 3: Chủ động, chiếm lĩnh những kiến thức trong hệ thống trường học cũng như ngoài cuộc sống. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn và học tập suốt đời.

*Ý nghĩa của việc tự học

- Có học thì con người sẽ tự tin vào cuộc sống, đạt được ước mơ, có được thành công trong cuộc sống.

- Có học ta có tầm hiểu biết sâu rộng về thế giới, nâng cao kiến thức, vận dụng vào cuộc sống, giải quết công việc nhanh và đạt hiệu quả.

- Khi có học vấn con người sẽ hoàn thiện nhân cách, đời sống tâm hồn phong phú, mang đến sự vẻ vang cho bản thân, gia đình, xã hội, góp phần xây dựng quê hương đất nước thêm giàu đẹp.

* Ví dụ:

- Tấm gương Thầy Nguyễn Ngọc Ký - Tấm gương về Bác Hồ

- Tấm gương về nhà thơ Cao Bá Quát - Tỉ phú Bill – gates

Đời - Hồ Chủ tịch đã tâm sự: Về văn hoá tôi chỉ học hết tiểu học. Về hiểu biết

phổ thông:

sống 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe rađio lần đầu. Vậy mà Người đã có một trí tuệ phi thường, một sự hiểu

biết đáng khâm phục, đúng như nhà nghiên cứu Vasiliep đã nhận xét:

Hiếm có chính khách nào của thế kỷ

AX có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh trong cuộc đời.

- Cậu bé Hiền mồ côi cha, phải cùng mẹ sống trong một túp lều thuộc khuôn viên chùa làng. Nương nhờ cửa Phật, nhà sư dạy cho cậu bé chữ thánh hiền, mỗi buổi phải học xong mười tờ giấy. Khi đọc sách, chỉ cần liếc qua, Nguyễn Hiền đã thuộc làu. Ban đêm, không có tiền mua dầu thắp, chú tiểu Nguyễn Hiền bắt đom đóm, bỏ vào vỏ trứng làm đèn, nấu sử sôi kinh. Năm 11 tuổi, Nguyễn Hiền đã đọc hết pho sách của nhà chùa.

*Phản đề:

- Hiện vẫn còn một số bạn trẻ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học: mải chơi, ỉ lại, dựa dẫm vào nguười khác

- Cần lên án phê phán

c.Nhận thức và hành động - Rèn luyện phương pháp tự học -Kiên trì học tập, vượt lên chính mình -Thường xuyên trau dồi kiến thức C. Bài mẫu

Kalini đã từng nói: “Đường đời là chiếc thang không nấc chót, việc học là

công ai cũng phải trang bị cho mình kiến thức, phải trải qua quá trình học tập không ngừng nghỉ. Nhưng chúng ta cần học thế nào cho đúng, cho có kết quả? Qua kinh nghiệm bao đời được đúc kết, người ta nhận ra rằng chỉ có tự học mới là phương pháp hữu hiệu nhất. Giải thích: Học là quá trình tiếp thu kiến thức nhiều lĩnh

vực nhằm mở mang đầu óc, phát triển tư duy, trang bị kỹ năng sống để làm việc và hoàn thiện nhân cách tạo ra những tiến bộ cho xã hội ( Nếu đề là tụ học thì chép khái niệm này: Tự học là tự mình học lấy không cần ai dạy. Tự mình chủ động đến với tri thức và nâng cao tri thức ngoài phạm vi sách vở do nhà trường). Kiến thức trong nhà trường chỉ là cơ sở chung, mặt bằng chung còn nhu

cầu hiểu biết cảu con người là vô tận. Trên thực tế cho thấy hiểu biết của con người chỉ là một hạt cát trong khi kiến thức giống như một đại dương mênh mông. Và muốn làm một điều gì đó có ý nghĩa to lớn, sâu sắc thì phải có kiến thức sâu rộng. Vâng con đường để chiếm lĩnh kiến thức đó không đâu xa chính là ý thức tự học. Ai đó đã đã từng nói: “Học vấn như chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào”.

LĐ 1: Nói như vậy để thấy con đường tự học chưa bào giờ là dễ dàng nhưng

người có ý thức tự học thì luôn xác định cho mình những ước mơ, hoài bão, lí tưởng đóng góp cho cuộc sống. Có hoài bão, ước mơ con người mới có động cơ và

phương pháp tìm tòi, học hỏi. Tự học hiện nay là một hình thức không thể thiếu của học sinh, sinh viên cũng như nhu cầu chung của toàn xã hội. Bởi “bộ long làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người”. -LĐ 2: Và người có ý thức tự học luôn

biết cách tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lí, khoa học, có chất lượng, hiệu quả. LĐ 3: Chủ động, tích cực hoàn thành bài tập và chiếm lĩnh những kiến thức trong hệ thống trường học cũng như ngoài cuộc sống. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, học tập suốt đời. Dẫn chứng: Thực tế cho thấy những tấm gương tự học như Mạc Đĩnh Chi vì nhà nghèo không có tiền mua dầu thắp sáng nên ông đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Hay như nhà toán học Lương Thế Vinh từ một đứa trẻ chăn trâu vẫn luôn tu chí học hành … Có ý kiến cho rằng: “Sự học như đi thuyền trên dòng nước ngược, không tiến ắt

phải lùi”. Một câu nói giàu tính hình tượng đã đưa ra lời khuyên răn đầy sâu sắc:

việc học là một quá trình đầy gian nan vất vả, đòi hói con người phải kiên trì, phấn đấu không ngừng nghỉ. Vậy việc học giúp sẽ giúp chúng ta điều gi? Đó là giúp con người sẽ tự tin vào cuộc sống, đạt được ước mơ, có được thành công trong cuộc sống. Ngoài ra có học ta có tầm hiểu biết sâu rộng về thế giới, nâng cao kiến thức, vận dụng vào cuộc sống, giải quết công việc nhanh và đạt hiệu quả. Khi có học vấn con người sẽ hoàn thiện nhân cách, đời sống tâm hồn phong phú, mang đến sự vẻ vang cho bản thân, gia đình, xã hội, góp phần xây dựng quê hương đất nước thêm giàu đẹp. Dẫn chứng: Trong cuộc sống, nhiều người đã ý thức được giá trị về bản chất của việc học nên đã không ngừng phấn đấu và đã thành công, đem lại vinh quang cho bản thân và gia đình. Bác Hồ tự học nên có một vốn kiến thức uyên thâm khiến cả thế giới kinh ngạc. Phản đề: Tuy nhiên vẫn còn không ít người lười biếng, gian dối, đối phó trong học tập nên phải chấp nhận thua thiệt. Vì vậy mỗi người cần có thái độ học tập kiên trì, mạnh mẽ, tự vượt lên chính mình để chiến thắng mọi khó khăn để học hỏi, hoàn thiện bản thân. Dòng chảy cuộc sống là vô cùng vô tận, sự học cũng không có điểm dừng.

Đề 2: Nghị luận xã hội về phương pháp tự học

Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc học tập cũng phát triển theo. Chính vì vậy giới học sinh chúng ta đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Nhưng theo tôi: trong học tập, tự học là cách học tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong khi học. Và khi nói đến vấn đề này, tôi muốn mọi người có một cách nhìn khách quan và đầy ý nghĩa của việc học rồi mới đến cách tự học. Vậy học là gì ?

Tự học là gì ? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức,kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực,khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mười lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm

Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện tượng "học vẹt": học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đền được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ không làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng rỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến mọi người đâm nãn chí. Một khi kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao.

Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi,từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh,những kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp,tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành,giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng,củng cố và nâng cao kiến thức đã học.Vì vậy,chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình.Ví như các vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập,có được kiến thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến thành công như Thần đồng Lương Thế Vinh khi xưa,nhờ cố gắng chủ động tự học cộng với phẩm chất thông minh trời ban mà sau đỗ trạng,chế ra bảng cửu chương còn lưu truyền mãi đến ngày nay...hayTrạng nguyên lừng danh Mạc Đỉnh Chi, lúc nhỏ nhờ biết chủ động tự học, sáng tạo cách học bắt đom đóm bỏ vỏ trứng mà sau đỗ trạng, đi xứ làm rạng danh nước nhà, được phong "Lưỡng Quốc

Trạng Nguyên" vang danh hai nước, ghi vào sử sách nhân loại về những tấm gương tự học sáng ngời. Tuy phương pháp tự học đã có từ lâu đời những đó là một phương pháp rất có hiệu quả cho việc học tập.Tôi khẳng định rằng tự học là chìa khóa,là con đường đưa ta đến thành công...Vị lãnh tụ vĩ đại ngày trước của dân tộc Việt Nam ta cũng đã từng nỗ lực tự học, Bác đã tự say mê tìm tòi học hỏi và đã thành công,thông thuộc được nhiều ngôn ngữ của các nước trên thế giới và tìm ra được con đường cứu nước,đưa cả dân tộc Việt Nam ra khỏi ách đô hộ của giặc Tây tàn ác, hướng đến nền độc lập,dân chủ,tự do,hạnh phúc ngày nay.

Chính vì vậy,tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập,mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể.Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học,chúng ta sẽ thành công,sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình.Nếu chúng ta học tập thành công,chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội,cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.

Đề 3: Vai trò của sách và đọc sách 1.Mở đoạn

* Lời dẫn: dùng lời dẫn của đề về tầm quan trọng của việc học.

- Dẫn 1: Goorki: “sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới” -Dẫn 2: Một cuốn sách tốt như một người bạn hiền

-Dẫn 3: Tất cả những gì tốt đẹp trong tôi, tôi đều chịu ơn sách

-Dẫn 4: Những người độc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng có tư cách cao thượng

2. Thân đoạn

a. Giải thích: Sách là nơi lưu giữ những văn minh của nhân loại

b. Bình luận *Giá trị của sách

-Sách cô dúc, ghi chép, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích lũy qua từng thời đại

-Sách là tài sản, kho tang quí báu tinh thần của loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy ngàn năm

-Sách nhu cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại

*Ý nghĩa và tác dụng của sách

- Ý nghĩa: Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt. Bởi sách là nơi lưu trữ toàn bộ sản phẩm tri thức của con người, giúp ích cho con người về mọi mặt trong đời sống xã hội.

- Tác dụng của việc đọc sách:

+ Đọc sách giúp ta có thêm tri thức, mở rộng hiểu biết, thu thập thông tin một cách nhanh nhất (nêu dẫn chứng).

+ Sách bồi dưỡng tinh thần, tình cảm cho chúng ta, để chúng ta trở thành người tốt (dẫn chứng)

+ Sách là người bạn động viên,chia sẻ làm vơi đi nỗi buồn (dẫn chứng) -Dẫn chứng:

+DC 1: Nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “lặng lẽ sa pa” +DC 2: Nhà thơ Hàn Mặc Tử

-Tác hại khi không đọc sách: Hạn hẹp về tầm hiểu biết, tâm hồn cằn cỗi.

*Phản đề

- Hiện nay các bạn trẻ vẫn chưa biết trân trọng sách chưa biết cách đoc sách và chọn sách

- Cần lên án phê phán…

c. Nhận thức và hành động

- Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc

- Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm suy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích. - Thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào cuộc sống hàng ngày.

Bài mẫu

Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Có một câu danh ngôn về việc đọc sách như sau: "Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó".

Một phần của tài liệu Chuyên đề đọc hiểu, nghị luận xã hội Ngữ văn 9 chuẩn (Trang 120 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w