- Suy luận thông điệp tư tưởng đạo lý: Vì nó cho tôi thấy rằng, chúng ta cần Suy luận bài học thực tiễn: Chúng ta cần làm để thay đổ
3. Tác dụng của nhân hóa:
- gần gũi với đời sống con người, sinh động, thổi hồn, thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của con người ...
VD 3: Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu.
- Dường như giấy đỏ, nghiên mực cũng có tâm hồn, tình cảm, biết buồn bã trước tình
cảnh hiu hắt của ông đồ.
- Ta cảm nhận được nỗi buồn bã, u sầu của ông đồ.
III.Ẩn dụ
1. Khái niệm: Ẩn dụ là tên gọi sự vật hiện tượng này bằng tên gọi sự vật, hiện tượng
khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Sự vật, hiện tượng này : Sự vật bị ẩn đi
- Sự vật, hiện tượng khác: sự vật được gọi tên VD 1: Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
=> Gọi tên Bác Hồ bằng tên Người Cha => Nhà thơ ngầm so sánh Bác Hồ giống như một người Cha, Bác có những hành động, phẩm chất như một người Cha đối với những đứa con.
=> Tác dụng của ẩn dụ: Khẳng định, ngợi ca Bác Hồ mang những phẩm chất cao quý của một người Cha: Bác yêu thương, lo lắng, chăm sóc cho các chiến sĩ như một người Cha lo lắng, chăm sóc cho những đứa con.
VD 2: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ... + SV được gọi tên: mặt trời trong lăng
+ SV bị ẩn đi: Bác Hồ.
=> Câu thơ gọi tên mặt trời nhưng lại nói đến Bác Hồ
+ Tương đồng: soi sáng, trường tồn, ấm áp, rực rỡ, chói sáng
+ Nếu như mặt trời thực soi sáng cho Trái đất thì Bác Hồ soi sáng cho con đường giải phóng dân tộc VN. Mặt trời tỏa ánh nắng ấm áp thì Bác, với trái tim bao la đã sưởi ấm cho hàng triệu triệu trái tim người Việt. Mặt trời là vĩnh cửu thì Bác Hồ cũng sống mãi trong trái tim người VN => Bác cũng bất tử.
+ Ví Bác như mặt trời, tác giả đã ca ngợi sự vĩ đại, khẳng định sự trường tồn bất tử của Bác. Qua đó cũng thể hiện sự trân trọng, ngợi ca, biết ơn của nhà thơ với Bác.