BÀI TẬP VỀ NHÀ
XÁC ĐỊNH VÀ NÊU NGẮN GỌN TÁC DỤNG CỦA CÁC PHÉP TU TỪTRONG CÁC CÂU SAU: TRONG CÁC CÂU SAU:
A. Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (HCM)
* So sánh: Tiếng suối trong - tiếng hát xa.
- Tiếng hát xa là âm thanh trong trẻo, ngân nga mà vang vọng. Tiếng suối trong
- Đây là hình ảnh so sánh độc đáo vì nhà thơ đã lấy vẻ đẹp của con người làm chuẩn mực để miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Thiên nhiên gần gũi, sinh động, mang hơi thở của cuộc sống con người.
- Qua phép so sánh ta cũng thấy được nghệ thuật lấy động tả tĩnh.
* Nhân hóa: trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
- Kết hợp điệp từ “lồng”: Tạo nên một bức tranh lung linh, huyền ảo, nhiều tầng lớp với cây, hoa, trăng đan xen.
* So sánh: Cảnh khuya như vẽ: hình ảnh mang vai trò chuyển ý tài tình: cảnh sang
người. Con người xuất hiện nổi bật trên nền mức tranh đêm khuya.
* Điệp ngữ “chưa ngủ”: Nhấn mạnh tư thế của con người trong đêm khuya. Người
chưa ngủ vì say mê ngắm cảnh cảnh đêm khuya, còn một vì một nguyên nhân quan trọng nữa, đó là lo lắng cho vận mệnh của đất nước, của dân tộc.
=> Vẻ đẹp của con người được khắc họa toàn diện: tâm hồn thi sĩ hòa quyện trong cốt cách của người chiến sĩ.
B. Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước. (Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)
* Hoán dụ : Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
- Gợi lên hình ảnh những con người Việt Nam suốt bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước vất vả, gian khổ, khó nhọc.
* So sánh : đất nước - vì sao: Vì sao là một hình ảnh đẹp đẽ, lung linh. So sánh đất
nước như vì sao, nhà thơ đã ca ngợi vẻ đẹp, đồng thời khẳng định sự trường tồn, vững bền của đất nước. Từ đó mang đến một kết quả tất yếu: đất nước vững vàng đi lên phía trước.