Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận I Thân bài:

Một phần của tài liệu Chuyên đề đọc hiểu, nghị luận xã hội Ngữ văn 9 chuẩn (Trang 57 - 60)

II. Thân bài:

1. Giải thích ý kiến:

- “Ngưỡng mộ thần tượng” là sự tôn kính, mến phục nồng nhiệt dành cho những đối tượng được xem là hình mẫu lí tưởng hoặc có quyền năng đặc biệt, có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với cá nhân hay cộng đồng.

- “Mê muội thần tượng” là sự say mê, tôn sùng một cách mù quáng, thiếu tỉnh táo trước thần tượng.

® Về nội dung, ý kiến này đề cập đến tính hai mặt của việc say mê thần tượng: nếu ngưỡng mộ đúng mức là tích cực, thì ngưỡng mộ quá mức là tiêu cực và có thể còn gây ra hậu quả khôn lường.

2. Bàn luận ý kiến:

- Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa:

+ Ngưỡng mộ thần tượng thể hiện nhu cầu văn hóa cao của con người: nhu cầu được sống trong những tình cảm cao cả, nồng nhiệt; nhu cầu được hướng tới, vươn tới những tầm cao, những đỉnh cao sáng giá của đời sống.

+ Ngưỡng mộ thần tượng là một ứng xử văn hóa, biểu hiện ở các phương diện: thái độ trân trọng mến phục; hành động tôn vinh cổ vũ; ngôn ngữ ca ngợi tán dương. - Mê muội thần tượng là một thảm họa:

+ Mê muội thần tượng là trạng thái mù quáng trong nhận thức, thái quá trong tình cảm, không còn khả năng suy xét, phân biệt đúng sai, lẫn lộn về giá trị; mê muội thần tượng còn dẫn đến hành động sai lầm quá khích, gây ra những hậu quả tệ hại cho bản thân và xã hội.

+ Việc mù quáng chạy theo thần tượng hay khuyếch trương thần tượng quá mức đều là biểu hiện của sự mê muội thần tượng, đều là những thái độ và ứng xử thiếu lành mạnh, thậm chí thiếu văn hóa, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

3. Bình luận, mở rộng vấn đề:

- Ý kiến trên hoàn toàn đúng.

- Cần nhận thức đúng đắn về việc ngưỡng mộ thần tượng và lường được những hậu quả của sự mê muội để có thái độ và cách ứng xử phù hợp, làm cho tâm hồn phong phú hơn, nâng tầm văn hóa cho bản thân, từ đó phấn đấu vươn tới những tầm cao của đời sống.

- Biết chế ngự những cảm xúc say mê thái quá trước thần tượng, không chạy theo thần tượng một cách mù quáng; phê phán mọi biểu hiện mê muội thần tượng trong cuộc sống hàng ngày, trước hết là trong học đường.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề.

- Bài học nhận thức và hành động của bản thân.

Dạng 5. DẠNG ĐỀ MANG TÍNH CHẤT ĐỐI THOẠI, BỘC LỘ SUY NGHĨ RIÊNG VỀ VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐẶT RA

1. Dàn bài gợi ý:

Đây là dạng đề mới nhất thường được lựa chọn trong một vài năm gần đây. Dạng đề này lại thường thiên về bộc lộ suy nghĩ, quan điểm về một vấn đề thiên về hiện tượng đời sống. Cấu trúc làm bài có thể cụ thể hóa như sau:

Mở bài Giới thiệu vấn đề

Thân bài

1. Giải thích vấn đề

2. Trao đổi, bàn luận, đối thoại (phần này phụ thuộc vào nhận thức và sự

hiểu biết của bản thân, nhận thức và đánh giá vấn đề đó đúng/sai,phải/trái, đồng tình/không đồng tình…)

3. Trình bày quan điểm sống của bản thân (gần với bài học nhận thức và

hành động).

Kết bài Đánh giá chung về vấn đề

2. Áp dụng đề:Đề: Đề:

Đi dọc đất nước với tâm nguyện tìm hiểu nguồn cội bằng trải nghiệm của chính mình, chàng trai Việt kiều Tran Hung John, có một nhận xét:

“Phần nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động, là những người đi theo chứ

không phải là người tiên phong. Nếu có ai đó đi trước và thử trước, tôi sẽ theo sau chứ không bao giờ là người dẫn đường. Áp lực xã hội khiến bạn phải đi theo con đường đã được vẽ sẵn” (Jonh đi tìm Hùng, NXB Kim Đồng, 2013,tr113)

Anh/chị có đồng tính với ý kiến trên không? Hãy trao đổi với Tran Hung Jonh và bày tỏ quan điểm sống của chính mình?

Gợi ý giải đề:

Phần Thân bài cần: - Giải thích ý kiến:

+ Thụ động là chịu sự chi phối, chỉ biết làm theo, nghe theo người khác mà thiếu chủ động, sáng tạo.

+ Ý kiến muốn đề cập đến tính cách thụ động, được xem là tính cách của phần nhiều người Việt Nam, trước hết là thụ động trong việc lựa chọn, dấn thân, mở lối cho cuộc sống của mình; nêu một vài biểu hiện, nguyên nhân của tính cách này.

- Trao đổi:

Thí sinh có thể đồng tình, không đồng tình hoặc chỉ đồng tình phần nào với ý kiến của Tran Hung Jonh. Dù lựa chọn cách nào thì khi trao đổi cũng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng và thái độ luận bàn một cách nghiêm túc, thiện chí.

Đề:

Nhìn lại vốn văn hóa dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận xét về lối sống của người Việt Nam truyền thống là:

“Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước

theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn” (Theo Ngữ văn 12, Tập

2, NXBGDVN, 2013, tr160-161).

Từ nhận thức về mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ quan điểm sống của chính mình.

Gợi ý giải đề

Phần Thân bài, cần đảm bảo: - Giải thích ý kiến:

+ “Trí tuệ” là khả năng nhận thức, suy xét bằng bộ óc, “khôn khéo” là khôn ngoan, khéo léo trong ứng xử.

+ Ý kiến đã nêu được một nét đáng lưu ý về lối sống của người Việt Nam truyền thống là ít đề cao trí tuệ mà đề cao sự khôn khéo, một dạng trí khôn của đời sống, đồng thời chỉ ra một số biểu hiện của lối sống khôn khéo đó.

- Phân tích, chứng minh, binh luận: + Tích cực:

· Tạo ra lối ứng xử linh hoạt trong đời sống hàng ngày giúp con người có thể an thân hưởng lợi, giữ mình thoát hiểm, tránh cách mối quan hệ phức tạp.

· Khiến cho mỗi cá nhân có lối sống thiết thực, tùy cơ ứng biến để tồn tại trong cộng đồng.

+ Tiêu cực:

· Mặt tiêu cực của việc không đề cao trí tuệ là ít coi trọng những nỗ lực khám phá, chinh phục, sáng chế nhằm hướng tới những đỉnh cao trong sản xuất, khoa học, nghệ thuật; chưa tôn trọng thành quả của trí tuệ, tri thức và sáng tạo, dẫn đến sự trì trệ, kém phát triển mọi mặt của đời sống xã hội.

E

Một phần của tài liệu Chuyên đề đọc hiểu, nghị luận xã hội Ngữ văn 9 chuẩn (Trang 57 - 60)