Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: hình cảnh, cảm nhận nào đó được cảm nhận bằng

Một phần của tài liệu Chuyên đề đọc hiểu, nghị luận xã hội Ngữ văn 9 chuẩn (Trang 38 - 39)

chức năng của một một giác quan khác.

VD1 : Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

+ trăng: là hình ảnh, được cảm nhận bằng thị giác nhưng lại được miêu tả bằng

từ “ngân”, là từ dùng cho âm thanh. “Trăng ngân” đã có sự chuyển đổi từ thị giác sang thính giác.

VD 2: Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

+ tiếng rơi là âm thanh, được cảm nhận bằng thính giác; còn “nghiêng” phải nhìn bằng thị giác => “Tiếng rơi rất mỏng” được chuyển đổi từ thính giác sang thị giác.

IV. Hoán dụ

1. Khái niệm: Hoán dụ là tên gọi sự vật hiện tượng này bằng tên gọi sự vật, hiện

tượng khác có nét tương cận (gần gũi) với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho

sự diễn đạt.

2. Các kiểu hoán dụ: 4 kiểu:* Lấy bộ phận để gọi toàn thể. * Lấy bộ phận để gọi toàn thể.

VD: Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

- bàn tay (bộ phận) - chỉ con người, chỉ chúng ta (toàn thể).

* Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

VD: Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về ...

- “đổ máu”: là dấu hiệu của chiến tranh.4

=> “Ngày Huế đổ máu” là ngày kẻ thù tấn công và Huế vùng lên kháng chiến.

* Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa

VD: Đất nước bốn nghìn năm (con người)

Vất vả và gian lao - Đất nước: chỉ con người.

* Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

VD: Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

- “mồ hôi” là cái cụ thể để chỉ sự vất vả, khó nhọc, gian lao (là cái trừu tượng) BÀI TẬP NHANH: Xác định các biện pháp tu từ có trong các câu sau:

A. Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu. (Sang thu - Hữu Thỉnh) - Nhân hóa: sông: dềnh dàng

Chim: vội vã

Đám mây mùa hạ - vắt nửa mình sang thu

B. Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường (Ánh trăng - Nguyễn Duy) - So sánh: vầng trăng đi qua ngõ - người dưng qua đường.

Một phần của tài liệu Chuyên đề đọc hiểu, nghị luận xã hội Ngữ văn 9 chuẩn (Trang 38 - 39)