Chuyên đề số 6: Những vấn đề có tính chất hai mặt của cuộc sống Đề 1: Suy nghĩ về danh và thực trong cuộc sống hiện nay

Một phần của tài liệu Chuyên đề đọc hiểu, nghị luận xã hội Ngữ văn 9 chuẩn (Trang 136 - 141)

II. Phương pháp phân tích nhanh dẫn chứng: Công thức:

6. Chuyên đề số 6: Những vấn đề có tính chất hai mặt của cuộc sống Đề 1: Suy nghĩ về danh và thực trong cuộc sống hiện nay

Đề 1: Suy nghĩ về danh và thực trong cuộc sống hiện nay

1.Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề danh và thực trong xã hội

- Dẫn 1: Danh tiếng thuộc về những những người thực sự tham gia trận chiến với khuôn mặt thấm đẫm mồ hôi, máu và nước mắt; những người chhieens đấu quả cảm; những người mắc lỗi và đứng dậy….

-Dẫn 2: Vĩ nhân chỉ 1% thiên phú còn lại 99% là mồ hôi (Thomas Edison)

- Dẫn 3: Tôi không bao giờ tìm kiếm thành công vì danh vọng và tiền bạc; tài năng và đam mê nằm trong thành công mới đáng quý.

-Dẫn 4: Danh vọng được lập bằng cách tìm kiếm những điều không thể thực hiện và rồi thực hiện nó.

-Dẫn 5: Thước đo của một con người không nhất thiết nằm ở danh vọng hay địa vị mà nằm ở việc anh ta đối xử với người khác như thế nào.

2. Thân bài a.Giải thích:

- Danh: là những thành quả mà con người gặt hái được như tiếng tăm, tiền bạc, địa vị...

-Thực: là thực lực tự có, tự rèn luyện được của mỗi người. Thực rất đắng cay, gian khổ nhưng danh quả thật vô cùng ngọt ngào và hấp dẫn. Danh chỉ phát huy đúng ý nghĩa và lợi ích của mình khi nó thật sự là kết quả của thực mà thôi.

=> Nói đến danh và thực tức là nói đến mối quan hệ giữa cái bên trong và cái bên ngoài, giữa vị trí và khả năng đảm nhận vị trí, giữa tiếng tăm và thực chất.

b. Bình luận

- Danh và thực cần phải đi đôi với nhau. Từ xưa nho gia đã quan niệm: “danh chính ngôn thuận, ngôn thuận việc thành”.

+ Có sự phù hợp giữa danh và thực thì sẽ hội sẽ ổn định, trật tự cá nhân sẽ có khả năng thuyết phục, qui tụ tạo lòng tin cho cá nhân khác.

+ Khi con người đạt đến danh bằng tài đức, học hành thi cử, bằng sự nỗ lực phấn đấu của bản thân. Đó là con đường chính danh, được mọi người kính trọng nể phục. + Dẫn chứng: Nguyễn Khuyến, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Chứ, Nguyễn Trãi, Vũ Đức Đam,…..

- Khi danh và thực không đi liền với nhau. Thực không ngang tầm, không xứng đáng, không “chính danh”. Khi có thực mà lại không có danh.

+ Danh bỗng trở thành giả tạo, hõa huyền, vô giá trị, gây rối loạn, giảm sút lòng tin của người khác. Những thứ giả tạo thường không bền vững, nó sẽ bị phơi bày, thất bại, sụp đổ ở từng mức khác nhau

+ Sự đảo lộn danh và thực ấy đã xóa nhòa tính công bằng trong quy luật cuộc sống. Nó đưa những người có tiền và biết đi đường tắt lên tột cùng của danh vọng, đồng thời đã làm lu mờ ý chí phấn đấu, cầu tiến của những ai có thực lực.

+ Dẫn chứng: Trên cả nước ta năm 2016 có 24.000 tiến sĩ đây là một số lượng lớn, gấp nhiều lần các nước khác trên thế. Khiến cho viện Khoa học và Xã hội trở thành lò luyện tiến sĩ vì đào tạo quá nhiều

-Phản đề

+ Xuất hiện những kẻ hữu danh vô thực, những vụ tham nhũng, bê bối làm tổn thất cho Nhà nước hàng chục, hàng trăm tỉ đồng: Vũ Nhôm, Đinh La Thăng, Nữ phó chánh văn phòng

+ Sự tráo trở giữa danh và thực ấy còn len lỏi vào học đường với căn bệnh thành tích đáng sợ.

c. Nhận thức và hành động:

- Không nên chạy theo danh hão, tìm đến những địa vị không phù hợp với khả năng vì sẽ gậy tổn hại cho xã hội và cuộc sống chính mình. Song cũng không nên qua hờ hững với cái danh: danh tiếng, tư cách, cương vị của chính mình. Vì đó là biểu hiện lệch lạc của tri thức.

-Cần luôn luôn bồi đắp, bổ sung, hoàn thiện thực lực của bản thân để sống đúng phù hợp với cái danh của mình. Hãy tin vào thực lực của mình; bởi nếu có thực lực thì danh tiếng có hay không chỉ còn là chuyện thời gian.

Đề 2: Suy nghĩ về tiền tài và hạnh phúc 1.Mở đoạn

-Dẫn 1:Tiền bạc cũng như đàn bà, muốn giữ nó thì phải săn sóc nó bằng không nó sẽ đi tạo hạnh phúc cho người khác.

- Dẫn 2: Người ta nói tình yêu quan trọng hơn tiền bạc, nhưng bạn đã bao giờ thử thanh toán hóa đơn với một cái ôm chưa.

-Dẫn 3: Tình yêu không bắt nguồn từ tiền bạc nhưng tiền bạc lại nuôi dưỡng tình yêu

-Dẫn 4: Người giàu cũng thèm tiền, người nghèo cũng thèm tiền chỉ người anh minh mới thèm hạnh phúc

-Dẫn 5: Tiền không mua được hạnh phúc chẳng phải vì tiền không có đủ sức mạnh mà vì không ai bán hạnh phúc.

2. Thân đoạn

a. Giải thích từ ngữ:

-Tiền tài: Tiền bạc và của cải trong cuộc sống cảu con người.

-Hạnh phúc: Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.

b. Bình luận

*Giá trị của tiền tài

- Mặt tích cực: tiền tài dùng để phục vụ cuộc sống của con người. Nếu thiếu tiền, thiếu của cải, cuộc sống của con người sẽ gặp nhiều khó khăn. Khi bệnh tật, ốm đau, ta sẽ không thể chữa bệnh kịp thời. Khi cần mua sắm phục vụ cuộc sống của con người, thiếu tiền ta không thể thực hiện được. Cứu vớt bao cảnh đời cơ cực…. (ví dụ)

- Mặt tiêu cực: Nhưng đồng tiền cũng có mặt trái của nó. Nhiều khi vì đồng tiền, người ta đối trắng thay đen, biến giả thành thật, hủy hoại nhân cách con người. Trong

xã hội hiện nay, nhiều người vì chạy theo đồng tiền mà không từ một thủ đoạn nào. (ví dụ)

=>Bản chất của đồng tiền không xấu mà chỉ vì ham muốn có tiền bằng mọi giá của con người mà bất bấp thủ đoạn. Xấu hay tốt cảu đồng tiền là do người sử dụng.

Ví dụ:

*Giá trị của hạnh phúc

- Hạnh phúc không phải là sản phẩm, quà tặng từ bên ngoài mà chỉ đến với những ai thực sự nỗ lực, những ai có trái tim nhân ái, biết trân trọng và biết yêu thương con người.

- Trong hạnh phúc, tiền tài công danh nhiều khi chỉ là phương tiện đem đến hạnh phúc nhưng đôi khi cũng chỉ là sự hư ảo vì nó không có hiệu lực để sản sinh ra tình yêu, lòng nhân ái, nhân phẩm và óc sáng tạo.

Ví dụ:

*. Mối quan hệ giữa tiền tài và hạnh phúc

-Nếu chỉ coi đồng tiền là mục đích duy nhất, cao nhất để sống thì nhiều khi chính ta sẽ rơi vào bi kịch. Nhân cách bị huỷ hoại, gia đình tan nát, mọi người sẽ coi thường, xa lánh.

- Nhiều khi có tiền tài nhưng con người vẫn không thấy hạnh phúc. Nếu vì đồng tiền mà quên đi tất cả người thân bạn bè thì đồng tiền sẽ chẳng tạo nên giá trị, chẳng tạo nên sức mạnh trong cuộc sống.

- Điều quan trọng là ta phải tạo được sự hài hoà giữa tiền tài với hạnh phúc, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Con người được sống hạnh phúc lại có đầy đủ điều kiện vật chất thì thật là lí tưởng. Hiện nạy, có rất nhiều gia đình vừa có điều kiện kinh tế vừa sống rất hạnh phúc. Bởi vì, đồng tiền họ làm ra là bằng sức lao động của chính họ.

*Phản đề: Hiện nay không ít người đã lí tưởng hóa đồng tiền, coi tiền là mục đích

sống là trên hết. Bên cạnh đó cũng có một vài kẻ đạo đức giả cho rằng tuyệt đối hóa hạnh phúc coi nhẹ giá trị tiền bạc. Chúng ta cần lên án phê phán những cách suy nghĩ sai lệch trên.

c.Nhận thức và hành động: Làm thế nào để vừa có tiền tài vừa được hạnh phúc

-Muốn tạo được sự hài hoà giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, mỗi người phải nỗ lực phấn đấu không ngừng trong học tập, lao động, rèn luyện đạo đức.

- Tạo ra của cải vật chất một cách chân chính. Biết sử dụng nó một cách hợp lí, có ý nghĩa.

-Phải trân trọng, giữ gìn hạnh phúc khi đã tạo dựng được. Không vì tiền tài mà tranh giành lẫn nhau, đánh mất đi hạnh phúc đã tạo dựng được.

3.Nghị luận về tài và đức 1. Mở bài

*Dẫn:

-Dẫn 1: Tri thức trở thành tàn ác nếu mục tiêu không có đạo đức.

-Dẫn 2: Xưa nay người tầm thường mà bại hoại đều vì về tính “lười”, người tài giỏi mà bại hoại đều vì tính “kiêu”

-Dẫn 3: Không có đạo đức, không có sự chính trực, những tài năng vượt trội nhất và những thành tựu rực rỡ nhất không bao giờ nhận được sự tôn trọng và thu được lòng kính mến của nhóm người có giá trị nhất trong nhân loại

-Dẫn 4: Tài năng giúp bạn mở cửa nhưng tính nết mới giúp bạn ở trong phòng

-Dẫn 5: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

2. Thân bài a) Giải thích

– Tài: là trình độ, năng lực, khả năng sáng tạo của con người. – Đức: là phẩm chất và nhân cách của con người.

–> Tài và đức thể hiện vẻ đẹp nhân cách của con người.

b) Bàn luận

* Biểu hiện của tài và đức:

– Tài được thể hiện qua khả năng của con người về một hoặc nhiều lĩnh vực nào đó trong xã hội. Người có tài là người có khả năng làm tốt một việc hoặc nhiều việc. Công việc ấy phải làm được và làm thật đẹp thật tốt thì mới gọi được là tài. Còn có những con người biết nhiều, làm tốt được nhiều công việc thì người đó là người đa tài, tức là có nhiều khả năng để làm tốt nhiều việc.

– Đức là đạo đức của một con người. Nói rõ hơn thì nó là những quy tắc chuẩn mực xã hội phù hợp với những đạo lí sống trên đời giữa người với người. Người có đạo đức là người luôn biết sống đúng với những cái được gọi là đẹp nhất. Nói cách khác người có đạo đức luôn có một tấm lòng lương thiện.

– Biểu hiện của người có tài có đức trong xã hội: Các nhà bác học có tài có tâm có những phát kiến vĩ đại vì con người, giúp cho sự phát triển của loài người… Dù ở bất kì lĩnh vực nào, con người tài đức đều mang lại những lợi ích nhất định cho loài người.

* Mối quan hệ giữa tài và đức

– Hai khái niệm đức và tài có quan hệ chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau trong một con người. Nói cách khác thì yếu tố để làm nên một con người có ích cho chính bản thân, gia đình, bạn bè và đất nước phải là một con người có tài và có đức.

+ Chú trọng tài mà không quan tâm đến đức sẽ dẫn tới lệch lạc trong suy nghĩ và hành động, thiếu sự phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện của bản thân; thậm chí sẽ dẫn tới suy nghĩ và hành động gây hại cho cộng đồng và xã hội.

+ Chỉ lo phấn đấu tu dưỡng đức mà không quan tâm đến việc nâng cao trình độ, năng lực và khả năng sáng tạo của bản thân thì cũng không thể đóng góp nhiều cho cộng đồng và xã hội.

*Lợi ích của việc vừa có tài vừa có đức:

- Giải quyết mối quan hệ hài hòa, gắn bó giữa tài và đức sẽ giúp con người phát triển toàn diện và có nhiều đóng góp hữu ích cho bản thân và cho cộng đồng.

- Những người có tài và có đức sẽ được mọi người kính trọng và nể phục.

c.Nhận thức và hành động

– Bài học của bản thân: rèn đức luyện tài. Cần cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân hoàn thiện để trở thành người có đức, có tài bởi đó là người cao quý, là hiền tài, là vốn quý của quốc gia là tiêu chuẩn của con người mới.

Bài mẫu

“Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” câu nói bất hủ của Hồ Chủ tịch luôn là bài học quý báu trong lòng người Việt Nam. Ngày nay mối quan hệ giữa đức và tài rất quan trọng, để trở thành một công dân có ích cho xã hội, con người cần rèn luyện cho mình cả hai giá trị cơ bản đó.

Chúng ta có thể hiểu “Tài” chính là tài năng, là kiến thức, là hiểu biết, là kĩ năng, kĩ xảo, là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất; đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp. Còn “Đức” là đạo đức, là tư cách tác phong, là lòng nhiệt tình, là những khát vọng“chân, thiện, mĩ”. Người có “đức” biết tôn trọng và bảo vệ chân lí, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể.

Tài và đức là những phẩm chất khác nhau nhưng luôn luôn gắn bó mật thiết không thể tách rời. Có tài mà không có đức là người không trọn vẹn, bởi tài năng đó không phục vụ cái chung mà chỉ mưu cầu lợi ích cho một cá nhân thì cũng trở thành vô giá trị. Con người ta không thể sống một mình, không thể quên đi gia đình, bạn bè, xã hội. Tài năng có thể giúp chúng ta được nhiều người nể phục nhưng thiếu đạo đức thì bản thân sẽ trở nên kiêu căng độc ác. Người không có đức là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác.

Nếu có tài, họ cũng chỉ vun vén để có lợi cho riêng họ. Người có tài mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của tập thể thì chẳng những vô dụng mà còn có tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại mang đến cho gia đình, xã hội càng lớn. Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có đức, có khát vọng hành động vì lợi ích của mọi người nhưng không có kiến thức, năng lực kém thì những ý định tốt cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta trở nên ít có tác dụng trong đời sống. Rõ ràng là giá trị con người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau thì con người mới trở nên toàn diện, mới đạt hiệu quả lao động cao và mới có ích cho bản thân và mọi người.

Đối với chúng ta đức là nền tảng giúp tài bay cao vững chắc. Không có đức tài cũng sẽ giống như một quả bóng càng bay cao lại càng dễ vỡ, càng nguy hiểm. Bên cạnh đó có tài tấm gương sáng của đức lại càng thêm tỏa sáng. Nhưng trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người không thể có cả tài và đức. Điển hình là trong gia đình vẫn còn có những người con bất hiếu, nghĩ mình có tài năng mà không coi trọng cha mẹ hay dùng tài năng của mình để làm những việc trái đạo lý, trái lương tâm. Những con người đó tài năng có lớn tới đâu thì cũng sẽ không làm được gì cũng sẽ bị người đời chê trách và phê phán.

Không ai phủ nhận một người lãnh đạo là phải có tài, chính vì họ có tài họ mới được làm lãnh đạo. Nhưng mà, để thật sự trở thành một người lãnh đạo tốt, là một tấm gương tốt thì bản thân phải biết cách lắng nghe, tìm hiểu nguyện vọng của mọi

người để khuyến khích, tán dương khi người khác có điểm nổi bật thành công, hoặc để an ủi, giúp đỡ khi người gặp khó khăn, hoạn nạn và điều này thì chỉ có đức độ của người lãnh đạo mới có thể làm được. Có lẽ trong ý kiến của Hồ Chủ tịch, rõ ràng vị trí của “đức” được coi là hàng đầu, là yếu tố quyết định. Chính vì thế, thiếu “đức” con người trở thành “vô dụng”, thiếu “tài”, người ta “làm việc gì cũng khó”.

Là học sinh những chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần cố gắng học tập tu dưỡng đạo đức rèn luyện bản thân hoàn thiện trở thành người có đức có tài bởi đó là người cao quý, là hiền tài, là vốn quý của quốc gia là tiêu chuẩn của con người

Một phần của tài liệu Chuyên đề đọc hiểu, nghị luận xã hội Ngữ văn 9 chuẩn (Trang 136 - 141)