LỜI DẪN CHUYỂN Ý I Đề tư tưởng

Một phần của tài liệu Chuyên đề đọc hiểu, nghị luận xã hội Ngữ văn 9 chuẩn (Trang 60 - 62)

I. Đề tư tưởng

1.Mở đoạn

Cách 1: Trong cuộc sống hiện đại, con người cần nhiều hơn 1 bài học để có thể trưởng thành. Một trong số những bài học đó là...

Cách 2: Nhà văn Phạm Lữ Ân đã từng viết: “Dẫu biết trăm năm là hữu hạn. cớ gì ta

không sống thật sâu.” Thời gian là vô hạn, năm tháng của con người là hữu hạn chính vì thế những triết lý sống để có được 1 cuộc đời ý nghĩa luôn là điều mà chúng ta theo đuổi. Và.... Là 1 bài học như vậy.

Cách 3: Những bài học trong cuộc sống luôn là cơ hội để con người trưởng thành. Và câu nói... chính là 1 bài học đắt giá như thế.

Cách 4: Tôi luôn tự nói với mình hãy không ngừng hướng về phía trước. Bởi mỗi bước đi sẽ là những cơ hội mới để tôi chiêm nghiệm về cuộc đời. Và câu nói....đã giúp tôi có thêm 1 thông điệp hay và bổ ích như vậy.

Cách 5: Chúng ta luôn mong muốn mình có thể trở thành 1 người hoàn hảo và cùng

hiểu rằng để làm được điều đó cần phải hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Thông điệp được gửi gắm qua câu nói... đã đem lại cho chúng ta thêm 1 bài học đắt giá.

Cách 6: Trưởng thành là hành trình chúng ta chấp nhận đối mặt với những khó khăn, những vấn đề trong cuộc sống. Điều kỳ diệu là sau những bài học đó chúng ta ngày một trở nên cứng cáp. Tôi đã rất ấn tượng với trích dẫn này… và bài học tôi nhận được từ đó.

2.Thân đoạn

• Từ / cụm từ /câu…(mẹo: ta sử dụng khoảng 3 từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để giải thích)

• Như vậy,….khuyên/ nhắn nhủ chúng ta/ phơi bày một thực trạng:….(tùy đề)

Ví dụ: Giải thích từ hòa bình ta có: hòa bình là ở đó không có mâu thuẫn, khủng bố

hay xung đột vũ trang mà ở đó con người được sống tự do,độc lập, hạnh phúc.

b.Phương pháp làm phần bàn luận nhanh:

Biểu hiện: Ở bước này, để tìm ý, em có thể vận dụng các trục tư duy như : quá khứ - hiện tại – tương lai; gia đình – nhà trường – xã hội; suy nghĩ – thái độ - hành động. Thể hiện bằng những việc làm cụ thể qua cuộc sống hàng ngày - tâm hồn- suy nghĩ, - lời nói.

Ví dụ:

Trục tư duy “quá khứ - hiện tại – tương lai”:

Đề về “lòng yêu nước ”: biểu hiện của tinh thần yêu nước trong lịch sử + cách thể

hiện lòng yêu nước của giới trẻ hiện nay + Làm gì để thể hiện lòng yêu nước trong tương lai

Trục tư duy “gia đình – nhà trường – xã hội”:

Đề về lòng biết ơn: Lòng biết ơn thể hiện trong gia đình (con cháu biết ơn ông bà,

cha mẹ), ở nhà trường (học trò biết ơn các thầy cô), ngoài xã hội (biết ơn các anh hùng liệt sĩ, biết ơn những người đã quan tâm giúp đỡ mình…)

thì hay dùng thể hiện bằng những việc làm cụ thể qua cuộc sống hàng ngày - tâm hồn- suy nghĩ, - lời nói lồng ghép vào bài viết

Tác dụng/ tác hại:

 Là chìa khóa giúp ta mở cánh cửa dẫn đến con đường khám phá và hoàn thiện bản thân

 Là nền tảng ta cần nhận thức được và dựa vào đó để tiến tới thành công

 Giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác, truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội.

 Nó mang lại giá trị cho con người về một cuộc sống tốt đẹp.

 Nó giáo dục những điều tốt để con người vươn lên chinh phục cuộc sống.

 Người có…. Sẽ được mọi người thừa nhận, yêu mến là tấm gương sáng để học hỏi và noi theo.

Lưu ý: nếu làm về tác hại thì thầy cô làm ngược lại theo những hướng dẫn trên. c.Phương pháp làm phần dẫn chứng để chứng minh nhanh:

I. Một số cân dẫn trước khi phân tích:

1. Bài học được rút ra từ trích dẫn khiến cho tôi nhớ tới câu chuyện về:... 2. Thông điệp đưa ra giúp cho tôi ngay lập tức nhớ đến…

3. Một trong những ví dụ điển hình của ...đó là….

4. Câu chuyện chúng ta có thể nhắc tới ngay khi bàn về vấn đề...đó là… 5. Đừng bao giờ lãng quên người thật, việc thật nhắc nhở chúng ta về bài học này, đó là...

6. Ta bắt gặp…

Một phần của tài liệu Chuyên đề đọc hiểu, nghị luận xã hội Ngữ văn 9 chuẩn (Trang 60 - 62)