Dàn bài chi tiết 1 Mở đoạn

Một phần của tài liệu Chuyên đề đọc hiểu, nghị luận xã hội Ngữ văn 9 chuẩn (Trang 107 - 120)

II. Phương pháp phân tích nhanh dẫn chứng: Công thức:

B. Dàn bài chi tiết 1 Mở đoạn

1. Mở đoạn

*Lời dẫn mở và liên kết thân đoạn

- Dẫn 1: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong bài “Tự nguyện”: Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng, nếu là hoa tôi sẽ là một đóa hướng dương, nếu là người tôi sẽ chết cho quê hương”

- Dẫn 2: Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi rằng ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay

- Dẫn 3: Nhà thơ Đỗ Trung Quân: “ Quê hương là chùm khế ngọt/ Cho con chèo hái mỗi ngày/ quê hương là đường đi học/ Con về rợp bướm vàng bay/ Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người”

- Dẫn 4: Nhà thơ Chế Lan Viên: “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

- Dẫn 5: Nhà thơ Giang Nam: “Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất/ Có một phần máu thịt của em tôi”

- Dẫn 6:Bài trường ca “Ta đi tới”: “Tuổi 20 làm sao không tiếc/ Ai cũng tiếc tuổi 20

còn chi tổ quốc”

- Dẫn 7: Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng/ Lòng khỏe nhẹ anh dân quê sung

sướng/ Ngả mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành/ Và trong mơ thơm mát cánh đồng xanh

- Dẫn 8: Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: “Em ơi em, đất nước là máu xương của mình/

Phải biết gắn bó và san sẻ/ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở/ Làm nên đất nước

muôn đời

- Dẫn 9: Câu nói: Bạn có thể khiến họ rời bỏ quê hương nhưng bạn không thể giết

chết quê hương trong trái tim họ

- Dẫn 10: Trong “Hịch tướng sĩ” – Trần Quốc Tuấn- “Ta thường tới bữa quên ăn,

ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức là chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”

2.Thân đoạn a.Giải thích

- Lòng yêu nước là gì? => Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, tônthờ, ghi khắc trong tim đối với đất nước mà mình đang sinh sống. ( Lòng yêu nước thờ, ghi khắc trong tim đối với đất nước mà mình đang sinh sống. ( Lòng yêu nước chính là lòng yêu quê hương, xóm làng, yêu núi sông, yêu Tổ quốc hay yêu những thứ nhỏ bé, bình dị nhất xung quanh cuộc sống của mỗi chúng ta. Lòng yêu nước còn là khát vọng dựng xây, phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn)

b.Bình luận

* Tại sao chúng ta phải có lòng yêu nước?

- Đất nước là nơi ta sinh ra lớn lên, nơi nuôi ta khôn lớn, bồi đắp tâm hồn ta, nơi có những người thân yêu của ta đón đợi ta trở về, che chở cho ta mỗi khi ta mệt mỏi hay gặp khó khăn trên đường đời.

*Biểu hiện của tình yêu nước

- LĐ 1: Người có lòng yêu nước thì dù đi đâu, làm gì, ở bất cứ nơi nào vẫn luôn hướng về cội nguồn, quê hương, đất nước.

- LĐ 2: Một con người có lòng yêu nước luôn có những tình cảm cao đẹp, trong sáng, khát khao xây dựng phát triển đất nước thêm giàu mạnh, cống hiến hết mình, sẵn sàng hi sinh bản thân vì lợi ích chung của đất nước.

- LĐ 3: Yêu nước đôi khi chỉ là một niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, có ý thức giữ gìn những trị văn hóa của dân tộc.

- Dẫn chứng:

+ Trong thời chiến: những lần ngoại xâm sang xâm lược nước ta (trong lịch sử – 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, Thanh, Minh,…), kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ,…

+ Trong thời bình: lòng yêu nước thể hiện ở việc chung tay xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân nhân …..

* Ý nghĩa của tình yêu nước

- Lòng yêu nước giúp con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn.

- Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ

đất nước

* Phản đề: Phê phán những con người có hành động bán rẻ linh hồn của mình cho bọn phản động, hại nước. Đó là những người rất đáng chê trách và bị xã hội tẩy chay.

c. Nhận thức và hành động

- Lòng yêu nước là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người.

- Là học sinh, em sẽ luôn trau dồi học tập thật tốt để trong tương lai xây dựng nước nhà ngày càng đẹp đẽ và giàu mạnh hơn.

C. Dẫn chứng

Đời - Ngày 14/3/1988, các chiến sĩ Hải quân Việt Nam trên đảo Gạc Ma hiên ngang

sống

đứng thành vòng tròn bảo vệ Quốc kỳ, dấu mốc khẳng định chủ quyền của Tổ quốc.

- Chiếc máy bay tuần thám hiện đại CASA-212 của Cảnh sát biển được lệnh tức tốc lên đường đi tìm kiếm các phi công của chiếc Su30-MK2 bị nạn cũng đã lâm nạn

trên vùng biển Bạch Long Vỹ vào trưa 16-6.

D. Bài mẫu

Gợi ý: Đề 1: Tình yêu đất nước

“Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày./ Quê hương nếu ai

không nhớ/Sẽ không lớn nổi thành người”. Từ khi nào không biết, quê hương, đất

nước là một phần không thể thiếu trong cả tâm hồn và thể xác mỗi con người Việt Nam. Tình yêu quê hương đất nước không chỉ cất lên thành nhưng giai điệu ngọt ngào, sâu lắng mà còn ngân lên thành những tiếng thơ tha thiết, dịu dàng. Giải

thích: lòng yêu nước là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, tôn thờ, ghi khắc trong tim đối với đất nước mà mình đang sinh sống. Tình yêu nước của dân tộc ta đã chảy qua bao thế hệ, thấm vào từng thớ thịt mạch máu của con người. Bởi

trong tâm hồn ta đều có hình hài của đất nước. Nói như nhà thơ Giang Nam: “Nay

yêu hương vì trong từng nắm đất/ Có một phần máu thịt của em tôi”. LĐ 1: Vì vậy tình yêu nước khôngở đâu xa mà đôi khi chỉ là những tình cảm cao đẹp, trong sáng và luôn vì sự phát triển của đất nước mà cống hiến hết mình. LĐ 2: Có những lúc tình yêu nước chỉ thể hiên qua những tấm làng nhỏ bé những vô cùng

ấm áp. Người có lòng yêu nước , thì dù đi đâu, làm gì, ở bất cứ nơi nào thì trong

tim vẫn luôn hướng về cội nguồn, đất nước. Dẫn chứng: (1) Nhất là trong các tác

phẩm văn học viết về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Đó có khi là tinh tình yêu làng, yêu quê hương, đất nước của ông Hai qua truyện ngắn “Làng”, hoặc tinh thần dũng cảm sắn sàng hi sinh bản thân của các cô gái thanh niên xung phong trong “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê…. Tình yêu đất nước ai cũng có, nhưng không ai giống nhau. Các nhà văn cũng vậy, tình yêu đất nước của họ được thể hiện theo một cách riêng của mỗi người. (2) Cách biểu hiện tình đất nước ấy có lúc rõ ràng nhưng cũng có lúc rất sâu kín. Có ai đó đã từng nói tình yêu đất nước bắt đầu từ những tình cảm bình thường nhất, yêu con đường thường đến trường, yêu cành hoa…. Không bao giờ đổi thay và cũng không có sự khác biệt trong từng thời đại, từng cá nhân. Biểu hiện của tình yêu đất nước vô cùng phức tạp dưới những hình thức vô cùng phong phú, đa dạng đặc trưng cho từng thời đại, từng hoàn cảnh lịch sử. Khi đất nước đang từng ngày từng giờ chết mòn bởi bàn tay đô hộ của giặc ngoại xâm là lúc tình đất nước được bộc lộ rõ rệt và chân thành, bởi nó được thử thách bằng ngưỡng cửa cuối cùng của cuộc đời là cái chết. Lúc đó tình yêu đất nước không chỉ đánh đổi bằng máu hay nước mắt mà bằng cả sự sống. Cũng không chỉ ra chiến trường mới mới là yêu đất nước mà tình cảm thiêng liêng ấy còn được biểu hiện một cách thầm lặng qua những con người ở hậu phương. Các cô, các chị hăng say lao động sản xuất để nuôi quân…Ngày nay, lòng yêu nước đã có thêm những

nội dung phong phú hơn khi đất nước đang hội nhập toàn diện với thế giới. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tiến công vào mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước được xem như nhiệm vụ then chốt của thanh niên. Ngày hôm nay, trên khắp mọi miền Tổ Quốc đã xuất hiện hàng loạt gương thanh niên vượt khó vươn lên. Góp phần làm cho "nước mạnh". Những con người như Nguyễn Chiến Sang- anh thanh niên nhặt ve chai trở thành triệu phú, hay Nguyễn Văn Sỹ - làm giàu cho quê mình nhờ chiếc máy phát điện tự chế... đang là những hình ảnh lý tưởng cho thanh niên học tập và noi theo. Chỉ

cần mỗi thanh niên chúng ta dám nghĩ dám là thì chắc chắn trong tương lai sẽ có nhiều những Nguyễn Chiến Sang hay Nguyễn Văn Sỹ hơn nữa. Ý nghĩa: Tình

yêu đất nước là thứ tình cảm duy nhất không có sự ích kỉ và cũng không đòi hỏi sự đáp đền. Nó không ấm áp như tình mẹ, không lãng mạn như tình yêu nhưng lại chứa đựng tất cả những tình cảm trên. Nó khiến con người trở nên vị tha, cao cả và dũng cảm hơ, giúp con con người xích lại gần nhau tạo nên sựu đoàn kết và sức mạnh.

Hành động: Vì vậy mỗi chúng ta cần phải hình thành, giữ gìn và phát huy tinh thần

yêu nước đến tất cả mọi người dân. Bên cạnh đó cũng phải biết phê phán, lên án, tẩy chay những hành vi phản quốc. Có như vậy thì quê hương đất nước mình mới ngày càng giàu đẹp hơn. Nói như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “đừng hỏi tố quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi rằng ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”./.

* Đề 2: Suy nghĩ gì về trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sôi động hiện nay, đây lại càng là vấn đề quan trọng. ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ, một lực lượng đông đảo và hùng hậu đang là điều được quan tâm đặc biệt của xã hội. Giải thích: Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại. Biểu hiện: Trong bối cảnh hòa nhập vào nền kinh tế thị

trường và mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò vị trí của bản sắc văn hóa dân tộc càng được khẳng định hơn nữa và gắn bó mật thiết với trách nhiệm của thế hệ trẻ. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, thế hệ thanh thiếu niên học sinh Việt Nam đã và đang phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực.

*Biểu hiện của ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc:

-BH 1: Lưu giữ duy trì các giá trị văn hóa vật chất cũng như tinh thần của cha ông (cụ thể lưu giữ các trò chơi dân gian của các vùng miền, hoạt động lễ hội cổ truyền…)

-BH 2: Yêu quí, trân trọng tiếng mẹ đẻ, bồi đắp tiếng việt cũng như bồi đắp văn hóa truyền thống thêm giàu đẹp

Dẫn chứng: Mặc dù có sự du nhập và tác động từ văn hóa nước ngoài nhưng không ít bạn trẻ vẫn tìm về với những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như những trò chơi dân gian, những loại hình văn hóa dân gian như ca trù, nhã nhạc cung đình,..., đặc biệt là không ngần ngại quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới. Trong phần thi về Trang phục dân tộc, Hoa hậu H'Hen Niê đã tỏa sáng với bộ quốc phục được lấy cảm hứng từ những chiếc bánh mì, mang theo niềm tự hào về thành tựu nông nghiệp của nước ta trên đấu trường nhan sắc quốc tế.

*Lợi ích của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc:

-Những giá trị văn hóa của cha ông được lưu truyền qua nhiều thế hệ, văn hóa của dân tộc ngày càng giàu đẹp, phong phú hơn.

-Bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước

Phản đề: Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong xã hội hiện nay, chúng ta vẫn dễ dàng bắt

gặp những thanh niên với lối sống xa rời bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống ở cả vật chất cũng như tinh thần; và đề cao những giá trị văn hóa du nhập ở nước ngoài qua sự thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép. Chẳng hạn như việc các bạn trẻ vô tư sử dụng những ngôn từ nước ngoài xen kẽ vào tiếng Việt, tạo nên những cách diễn đạt khó hiểu và ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Những hành động đó đã vô tình tác động xấu đến việc duy trì, phát huy nền văn hóa dân tộc. Chạy theo những hình thức như vậy cũng là biểu hiện của việc quay lưng lại với bản sắc văn hoá dân tộc. ở một chiều sâu khó thấy hơn là quan niệm, cách nghĩ, lối sống. Rất nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam không nắm được lịch sử dân tộc dù đã được học rất nhiều, trong khi đó lại thuộc lòng vanh vách tiểu sử, đời tư của các diễn viên, ca sĩ ; không biết, không hiểu và không quan tâm tới các lễ hội dân gian vốn là sinh hoạt văn hoá truyền thống lâu đời của nhân dân trong khi rất sành về “chát”, về ca nhạc, cà phê. Ngày lễ, tết họ đến nhà thờ hoặc vào chùa hái lộc nhưng không biết bàn thờ gia tiên đã có những gì. Họ coi sự cần cù, chăm chỉ là biểu hiện của sự cũ kĩ, lạc hậu… Tất cả đều là biểu hiện của một sự thiếu ý thức trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tiếp xúc với nhiều công dân trẻ tuổi, người ta thấy dấu ấn của bản sắc văn hoá Việt Nam là rất mờ nhạt, mà đậm nét lại là một thứ văn hoá ngoại lại hỗn tạp. Đó là một thực trạng đang khá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân: Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên : nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Về phía khách quan, đó chính là tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Thời đại đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập với thế giới cho nên văn hoá bên ngoài theo đó mà tràn vào Việt Nam. Đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một thứ văn hoá mới, hiện đại và đầy quyến rũ. Trong một không gian chung như vậy, những nét văn hoá cổ truyền của người Việt dường như đang có nguy cơ trở nên yếu thế. Hành động: Trước hết, là phải từ sự tự giác ý thức của mỗi người. Mỗi thanh niên, thiếu niên phải thực sự thấy được giá trị của văn hoá dân tộc – những giá trị được chắt lọc và đúc kết từ ngàn đời, được gìn giữ, kế thừa qua bao thăng trầm của lịch sử, đã và đang ăn sâu trong máu thịt của mỗi người dân để dù có đi đâu, sống ở nơi nào, con người đó vẫn luôn là người dân nước Việt. Gia đình, cộng đồng xã hội cũng phải chung sức, chung lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hoá đó trong sự trà trộn phức tạp của những luồng văn hoá khác. Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng, giữ gìn ở đây không có nghĩa là khư khư ôm lấy cái đã có. Cần phải kế thừa phát huy nhưng đồng thời cũng phải phát triển nó lên bằng cách kết hợp có lựa chọn với những yếu tố văn hoá mới tích cực. Từ đó hình thành một nền văn hoá Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, đa dạng, vừa thống nhất, đảm bảo được yêu cầu

Một phần của tài liệu Chuyên đề đọc hiểu, nghị luận xã hội Ngữ văn 9 chuẩn (Trang 107 - 120)