Đôla” Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà

Một phần của tài liệu Chuyên đề đọc hiểu, nghị luận xã hội Ngữ văn 9 chuẩn (Trang 181 - 184)

- Xác định mối quan hệgiữa các vế:

9 đôla” Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà

nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa trị thì cỗ máy kia có thê thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không?”

(Theo Hương Tâm, Sgk Ngữ văn 9, tr. 34 - 35) a.Xác định câu nêu luận điểm trong đoạn văn trên. Việc người kể viết tỉ mỉ sự việc vị chuyên gia chữa máy có ý nghĩa như thế nào trong đoạn văn?

b. Theo em, bộ phận in đậm trong đoạn văn trên là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Câu văn đó giúp ta hiểu điều gì về vị chuyên gia?

c.Từ nội dung văn bản trên, kết hợp với những hiểu biết thực tế, em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Tri thức chính là chìa

khoá để mở cánh cửa tương lai.

Câu 14. Cho đoạn văn:

Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng (1) . Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được(2). Thế mới biết vàng có giá trị mà thời gian là vô giá(3). Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hoá đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

(Theo Phương Liên, sgk Ngữ văn 9, tập 2,tr. 36)

a. Phép lập luận chủ yếu được dùng trong bài là gì?

b. Em hiểu như thế nào về nội dung: “Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được

mà thời gian không mua được.”

c. Câu (1) và (2) trong đoạn trích trên liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào? d. So sánh “thời gian” và “vàng”, người xưa muốn khẳng định điều gì?

c. Từ nội dung văn bản trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết 1 đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: “Quý trong

thời gian là quý trong giá trị của cuộc sống”.

Câu 15. Đọc đoạn văn

Thời gian vật lí vô hình, giá lạnh, đi trên một con đường thẳng tắp, đều đặn như một cái máy (tuyệt hảo bởi không bao giờ hư), tạo tác và phá huỷ mọi sinh vật, mọi hiện hữu. Trong khi đó, thời gian tâm lí lại hữu hình, nóng bỏng, quay theo một hình tròn, lúc nhanh lúc chậm với bao kỉ niệm nhớ thương về dĩ vãng, cũng như bao nhiêu dự trù lo lắng cho tương lai.

(Thời gian là gì? trong Tạp chí Tia sáng, sgk Ngữ văn 9 tập 2, Tr 50) a. Đoạn văn trên sử dụng PTBĐ nào?

b. Xác định thành phần biệt lập có trong đoạn văn. Gọi tên thành phần biệt lập đó. b. Tìm trong đoạn văn các cặp từ trái nghĩa phân biệt đặc điểm của thời gian vật lí với đặc điểm của thời gian tâm lí giúp cho hai câu ấy liên kết chặt chẽ với nhau?

Câu 16: Cho câu chuyện sau:

CHIẾM HẾT CHỖ

Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho, lại còn mắng:

-Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy! Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:

-Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy! Người nhà giàu nói:

-Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt? Người ăn mày đáp:

-Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy, các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi! (Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam, sgk/111)

a. Xác định câu cầu khiến có trong câu chuyện trên. b. Xác định nghĩa hàm ý của câu in đậm.

c. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.

d. Xác định hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.

e. NLXH:Phải chăng chính tình yêu thương sẽ khiến cuộc sống trở nên hạnh phúc

hơn?

Câu 17: Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: HAI KIỂU ÁO

Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi:

-Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ? Quan lớn ngạc nhiên:

-Nhà ngươi biết để làm gì? Người thợ may đáp:

-Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nêú ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

-Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo:

-Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

(Theo Trương Chinh – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)

a.Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên.

b.Câu nào trong những lời đối đáp trên chứa hàm ý? Nội dung của hàm ý ấy là gì? c.Người nghe có giải đoán được hàm ý trong câu nói đó không? Chi tiết nào xác nhận điều đó?

Một phần của tài liệu Chuyên đề đọc hiểu, nghị luận xã hội Ngữ văn 9 chuẩn (Trang 181 - 184)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w