Thân bài: a Giải thích

Một phần của tài liệu Chuyên đề đọc hiểu, nghị luận xã hội Ngữ văn 9 chuẩn (Trang 154 - 158)

- Sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được phân công

2 Thân bài: a Giải thích

a. Giải thích

- "Xin lỗi": là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.

- Xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người.

b. Bàn luận:

*) Biểu hiện của người biết nói lời xin lỗi:

- Luôn chủ động mở lời xin lỗi, tự nhận khuyết điểm về mình khi gây ra một lỗi lầm, hoặc một hành động sai trái gây ra hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến người khác

- Tích cực tìm cách khắc phục hậu quả đã gây ra

- Biết nhận thấy sai lầm của mình và mong muốn được khắc phục

- Người biết nói lời xin lỗi luôn sống hiền hòa, chuẩn mực, quan tâm, kính nhường và tôn trọng người khác.

*) Ý nghĩa của lời xin lỗi?

- Xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội

- Lời xin lỗi chân thành phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

- Xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự văn minh và thái độ tôn trọng con người

- Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra

- Xin lỗi đúng cách, đúng lúc giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần

- Lời xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với mọi người

- Lời xin lỗi chân thành hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên.

- Xin lỗi còn để dạy cho con cái biết học cách lớn lên là người có ý thức trách nhiệm. - Biết nói lời xin lỗi giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn.

*Phản đề:

c. Bài học nhận thức và hành động

- Biết sống chân thành, tôn trọng, quý trọng người khác, thành thật nhận khuyết điểm về mình, không được né tránh trách nhiệm hay ngụy biện về hành động của mình - Lời xin lỗi phải xuất phát từ đáy lòng mới thật sự hữu dụng

- Hiểu rõ đối tượng là ai để bày tỏ thái độ xin lỗi một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.

- Xin lỗi đúng lúc, đúng nơi sẽ làm cho người được xin lỗi thấy dễ tha thứ hơn, đặc biệt cần biết sửa sai sau khi xin lỗi.

BÀI NGHỊ LUẬN MẪU BÀN VỀ LỜI XIN LỖI TRONG CUỘC SỐNG

Trong cuộc sống của chính chúng ta luôn luôn hiện hữu hai từ đó chính là lời cảm ơn và sự xin lỗi. Người ta luôn phân vân về giá trị của lời xin lỗi là những gì mà nó lại quan trọng như vậy? “Nhân vô thập toàn” chính là lời của các bậc tiền nhân đã để lại cho con cháu, và đó cũng được xem là một trong những lý do để cho ta biết được lời xin lỗi cũng thật quan trọng với cuộc sống của con người chúng ta từ xưa cho đến nay.

Đầu tiên ta phải hiểu được thế nào là xin lỗi? Xin lỗi được đánh giá không phải là một trong những nét tế nhị có tính xã hội. Nó dường như đã được nâng lên như chính là một lễ nghi quan trọng, đó cũng chính là một cách chứng tỏ lòng kính trọng cũng như thiện cảm đối với người bị hàm oan. Thực sự ta cũng như biết được đó cũng chính là một cách để cho mỗi chúng ta như phải thừa nhận một hành vi mà nếu bỏ qua, có thể làm hại đến mối liên hệ nào đó có chiều hướng xấu đi.

Nói đi rồi cũng sẽ nói lại, bởi ta như biết được rằng chính xin lỗi có khả năng hóa giải cơn giận và ngăn chặn được cho ta biết bao nhiêu những hiểu lầm có thể có trong tương lai. Khi một người mắc lỗi lầm một sự xin lỗi chân thành chắc chắn sẽ làm cho đối phương bỏ qua. Nhưng hờn giận cũng chỉ cầ n một câu xin lỗi chân thành thôi là được hóa giải tức thì. Trong cuộc sống ta như cũng biết được rằng chính những người có cảm giác bị xúc phạm trước đó dường như lại cũng có cảm giác như được “hàn vết thương” khi chính những người làm lỗi nhận ra lỗi của mình. Thực sự lời xin lỗi khiến cho chúng ta như thấy được ấm lòng hơn biết bao nhiêu. Chính lời xin lỗi nó như đã hàn gắn lại cho chúng ta được những vết thương mà người có lỗi gây ra. Và thêm một vấn đề liên quan đó chính là con người cũng cần phải có lòng vị tha để cho người mắc lỗi có thể có được cơ hội để xin lỗi.

Đặc biệt hơn khi mà chính chúng ta lỡ xúc phạm đến người nào, đặc biệt nếu người đó là cha mẹ ruột, thì dường như chính những sự hối hận và xấu hổ khiến chúng ta khó chịu bần thần. Nhất là khi chúng ta mà xin lỗi và chịu trách nhiệm về hành động của mình, thì chắc chắn rằng chúng ta có thể gột bỏ được mặc cảm tự trách móc và có tội. Một lời xin lỗi có khả năng làm “dịu” đi những bản tính xấc xược nhất. Điều đáng nói ở đây đó chính là mỗi người chúng ta khi mà đã có can đảm nhìn nhận là chúng ta sai và vượt qua cái “vướng vướng” hay những sự ngang tàng, cái “tôi’ tự trọng quá cao khi muốn xin lỗi chúng ta sẽ nhận được sự tha thứ. Một lời xin lỗi làm chúng ta hòa hợp trở lại trên bình diện cảm xúc với bạn bè và người thân của mình hơn. Đặc biệt hơn dó chí là khi làm lỗi ta có thể thấy giữa mình và nạn nhân của ta có một khoảng cách.

Nhưng cho dù là lời cảm ơn hay xin lỗi thì chúng ta cũng không nên lạm dụng nó một cách quá nhiều. Nhưng bạn biết đó khi mà chúng ta cứ làm sai, ta lại cứ xin lỗi vì biết chắc rằng người kia cũng sẽ tha thứ cho bạn. Liệu rằng người ta có tha thứ cho bạn khi bạn cứ mắc phải những sai lầm. Khi sai lầm ảnh hưởng đến người khác

bạn lại cứ xin lỗi một cách quen thuộc, song lại không thực sự đổi thay đúng với giá trị của lời xin lỗi. Thì trong những lần về sau sẽ còn ai tha thứ cho bạn nữa chứ? Hãy nhớ rằng giá trị của lời xin lỗi chính là lời hứa, mà lời hứa này nó lại như gắn liền với chính lòng tự trọng của bạn. Không ai là không tránh khỏi được những sai lầm cả, nhưng quan trọng hơn là đằng sau những sai lầm đó bạn biết được để mà sử nó theo đúng ciều hướng tốt nhất. Sự tự trọng cũng do lời hứa, lời xin lỗi của bạn mà tạo thành. Một người khi có lòng tự trọng cao, khi họ mắc phải những sai lầm thì họ rất khó lòng xin lỗi mặc dù biết mình sai. Nhưng đã xin lỗi thì họ luôn luôn tâm niệm và quyết sao cho sửa chữa bằng được những lỗi lầm họ đã gây ra. Có thể cách sửa chữa những sai trái của họ chính là họ như sống tốt hơn, chan hòa hơn, sống thiện hơn.

Hãy biết nói lời xin lỗi khi mình sai và quan trọng hơn là đằng sau lời xin lỗi đó chính là những hành động cụ thể và sửa sai. Đừng xin lỗi xong mà không quan tâm những việc mình làm sau đó. Bởi khi bạn làm sai một điều gì đó với một người thì cho dù tha thứ cho bạn nhưng con tim họ cũng đã in hằn những vết thương. Hãy biết nói lời xin lỗi và có trách nhiệm với lời nói của mình để thấy được lời xin lỗi thực sự có giá trị.

Đề 8: Thói đạo đức giả

Cùng với những thói ích kỷ, đố kị, xu nịnh, a dua, thói đạo đức giả là một thói xấu đang hoành hành mối quan hệgiữa con người và con người. Nó làm mất dần vẻ chân thực vốn có của đời sống xã hội. Có một nhà kinh tế đã nói,đại ý: nạn hàng giả làm suy sụp cả một nền kinh tếcủa một đất nước. Ta cũng có thể cảnh báo: nạn đạo đức giả sẽ làm suy yếu nền văn hóa của một đất nước. Dân gian đã có rất nhiều thành ngữ, ca dao… đểvạch mặt kẻđạo đức giả: “Miệng nam mô, bụng một bồdao găm” hoặc “Bềngoài thơn thớt nói cười, bềtrong nham hiểm giết người không dao”.Thói đạo đức giả có mặt ở khắp mọi nơi, mọi chốn. Trong cơ quan, có những người làm việc thì qua loa tắc trách, trong lòng đầy thói ghen ghét đốkị, luôn âm mưu hãm hại người này người khác đểrắp tâm thực hiện ý đồcá nhân nhưng lại luôn mang một bộmặt hiền nhân quân tử. Trong mối quan hệgia đình, bạn bè, làng xóm là những mối quan hệthân tình, trong trẻo mà nhiều khi cũng bịthói đạo đức giảlen vào.Phải thừa nhận một điều, thói đạo đức giả rất khó bị phát giác. Người có tính nóng nảy, thô thiển hoặc có thói ích kỷ… rất dễ bị người đời chỉ mặt đặt tên. Nhưng buồn thay, thói đạo đức giả lại vẫn thường chung sống với cộng đồng một cách… vui vẻ. Con người dễ bị thói xấu này dối lừa là bởi cái mặt nạ giả nhân giả nghĩa của nó. Với vẻ bề ngoài, thói đạo đức giả cũng phô diễn vẻđẹp của nhân cách, của luân thường đạo lý. Vì vậy dễ chiếm được sự đồng cảm của số đông. Điều khác biệt tuyệt đối là đạo đức nhằm hướng thiện còn thói đạo đức giả thực hành cái ác.Thói đạo đức giả là bạn đồng hành với tâm lý cả tin. Ở đâu có sự cả tin thì ở đó thói đạo đức giả còn đất sống.Đạo đức XHCN hướng con người tới tinh thần cao cả của tâm hồn, văn hóa. Bởi vậy, trong cuộc sống luôn đòi hỏi sự rèn luyện. Cảnh giác và tẩy trừ thói đạo đức giả là điều vô cùng cần thiết, trước hết là sự cảnh giác với chính bản thân mình

Trang Tử là một trong những triết gia nổi tiếng thời Trung Hoa cổ đại. Ông tên thật là Trang Chu, sống vào thời Chiến Quốc. Ông đề cao lối sống ẩn dật mà khoáng đạt, quay trở về hòa hợp với tự nhiên, không muốn tham dự vào tranh quyền đoạt lợi, xa lánh những hệ lụy của cuộc đời. Bởi vậy ông quan niệm: “Người thường trọng lợi, người nghĩa trọng danh”.Hai chữ “danh” – “lợi” luôn gắn bó mật thiết với nhau và chắc chắn ai cũng muốn đạt được điều này. “Lợi” là gì? Là lợi ích, giá trị vật chất. “Người thường trọng lợi” là người chú trọng đến giá trị thực dụng, đề cao được mất ở đời. “Danh” là gì? Là tiếng thơm, là danh tiếng của một người được cộng đồng công nhận. “Người nghĩa trọng danh” là người coi trọng tiếng tăm, danh thơm để lại cho muôn đời. “Lợi” đối với họ chỉ như gió thổi mây bay. Trang Tử đã đề cao lối sống “trọng danh”. Dường như, khi sinh ra là những người bình thường thì cái lợi trước mắt luôn che mờ mọi vật. Làm gì con người cũng nghĩ đến cái lợi cho riêng mình. Ta đã bắt gặp, đã nghe bao chuyện chỉ vì lợi ích cá nhân mà con người đem bán phẩm giá của mình cho quỷ dữ, làm những chuyện phạm pháp, phi nhân tính như Lê Văn Luyện, để lại tiếng xấu không chỉ cho bản thân mà còn cho cả gia đình; bị xã hội lên án. Gần đây nhất là câu chuyện thẩm mĩ viện Cát Tường hay chuyện người nông dân đua nhau nuôi ốc bươu vàng bán cho thương lái Trung Quốc. Người xưa nói “lợi bất cập hại” cho nên lợi chưa chắc đã tốt. Ta hãy sống để vừa mang đến lợi ích cho mình, lại vừa giúp đỡ cho mọi người, như vậy hai chữ danh - lợi sẽ mãi theo ta. Đó chính là tấm gương của những con người như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp… Họ đã sống cuộc đời cao đẹp được cả dân tộc tôn vinh, cùng trời đất muôn đời bất hủ. Quy luật vận động của cuộc sống bao giờ cũng là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Bất kể sự vật nào cũng có tính hai mặt. Cho nên danh lợi cũng có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với cuộc sống của mỗi chúng ta.“Lợi” xét ở góc độ tích cực là một nhân tố quan trọng thúc đẩy con người lao động đạt hiệu quả cao. Không phải ngẫu nhiên mà các công ty nước ngoài thường thu hút được một lực lượng lao động có chất lượng cao. Nhưng khi con người chỉ quan tâm đến lợi ích thì khi đó “lợi” sẽ khiến ta lầm đường, lạc lối. Vụ án tham những của Bạc Hy Lai (Trung Quốc) là một trong những minh chứng rõ nét cho điều này. “Danh”, xét ở góc độ tính cực, giúp con người khẳng định được giá trị, vị trí của bản thân trong xã hội. Người có danh luôn nhận được sự tôn trọng, quý mến từ người khác. Nhưng đó phải là cái danh được xây dựng trên cơ sở tài năng, đạo đức. Nếu “danh” được mua bằng đồng tiền phàm tục, bằng những chiêu trò, thì đó chỉ là cái “danh hão” bị người đời lên án. Những câu chuyện mua quan bán chức, học giả - bằng thật trong xã hội ngày nay cũng khiến ta thấy nhức nhối, xót xa. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lưu ý rằng: xây dựng được danh dự đã khó, giữ gìn được danh dự càng khó hơn. Anh chàng thần tượng âm nhạc Justin Bieber sau khi đạt đến đỉnh cao danh tiếng đang dần trượt dốc trên con đường ăn chơi, thác loạn, có những hành động – phát ngôn phản cảm (đặc biệt trong chuyến lưu diễn Believe). Hiện anh chàng này đang bị mất một lượng fan lớn, bị khán giả các nước như Australia tẩy chay

Một phần của tài liệu Chuyên đề đọc hiểu, nghị luận xã hội Ngữ văn 9 chuẩn (Trang 154 - 158)