Giải thích thế nào là trung thực?

Một phần của tài liệu Chuyên đề đọc hiểu, nghị luận xã hội Ngữ văn 9 chuẩn (Trang 143 - 148)

- Bài học: Là học sinh còn ngồi ghế nhà trường phải biết áp dụng tốt phương trâm

a Giải thích thế nào là trung thực?

- Là thật thà, thành thật với bản thân mình, không nói dối, không che giấu những thói xấu

=> Đây là một đức tính tốt đẹp, vốn có của dân tộc Việt Nam, chúng ta cần giữ gìn và phát huy đức tính tốt đẹp này để có cuộc sống tươi đẹp hơn.

b. Bình luận

* Những biểu hiện của tính trung thực

- Trong cuộc sống:

+ Thẳng thắn nhận lỗi khi mắc sai lầm

+ Không báo cáo sai sự thật, không tham lam lấy của người khác làm của mình -Trong sản xuất kinh doanh sản phẩm có chất lượng, đúng giá, không làm giả, làm hại đến người tiêu dùng,...

- Trong học hành, thi cử:

+ Không quay cóp, chép bài của bạn

+ Không mở tài liệu khi làm bài thi, bài kiểm tra + Không chạy điểm, không dùng bằng giả. - Dẫn chứng: Lương y lê Hữu Trác, Tô Hiến Thành

* Vai trò, ý nghĩa của trung thực

- Giúp con người tạo được lòng tin, có uy tín với mọi người xung quanh, dần có chỗ đứng trong xã hội.

- Khi người người, nhà nhà đều trung thực xã hội ngày càng phát triển, con người sẽ yêu thương nhau hơn.

- Giúp con người hoàn thiện nhân cách, được mọi người yêu quí và tôn trọng

* Mở rộng, phản đề

- Phê phán những biểu hiện sai trái, không trung thực: mắc sai lầm không dám đứng lên nhận trách nhiệm trái lại tìm cách đổ lỗi cho người khác

- Ví dụ

+ Nạn học giả, bằng thật do quay cóp chép bài của bạn, gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của dạy và học, gây dư luận xấu trong xã hội.

+ Thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh, làm xuống cấp đạo đức xã hội.

c. Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức được đức tính trung thực là một đức tính tốt mà bản thân mỗi người cần xây dựng và gìn giữ.

- Chúng ta cần có ý thức trung thực trong từng việc nhỏ hàng ngày đến việc lớn. - Biểu dương những việc làm trung thực.

- Là học sinh, chúng ta cần tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; chăm lo học tập trau dồi kiến thức để nâng cao tri thức và có cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống.

Đề 2: Bàn lòng dũng cảm của thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay. 1.Mở đoạn:

-Dẫn 1: Kẻ hèn nhát nếm trải cái chết nhiều lần người gan dạ chỉ nếm trải cái chết

một lần.

-Dẫn 2: Lòng can đảm là chống lại nỗi sợ, kiểm soát nỗi sợ chứ không phải vắng

-Dẫn 3: Lòng can đảm là cái giá mà cuộc đời đòi hỏi để trao cho ta sự thanh thản -Dẫn 4: Lòng can đảm là biện pháp để đối đầu những điều không biết trước

-Dẫn 5: Những điều vĩ đại được thực hiện qua sự dũng cảm nhiều hơn là bằng trí

khôn

2.Thân đoạn: a.Giải thích

- Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa

b. Bình luận *Biểu hiện:

- Người dũng cảm luôn dám đương đầu với khó khăn, chống lại thế lực tàn ác đem lại niềm vui hạnh phúc cho con người.

- Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, họ đã hi sinh bản thân vì độc lập tự do của dân tộc. ( lấy dẫn chứng: Chú bé thoăn thoát bước đi dưới làn đạn quân thù để đưa cho được bức thư đề “thượng khẩn”. Chị Trần Thị Lí không hề run sợ và không chịu khuất phục trước những đòn tra tấn dã man của giặc) - Ngày nay: trên mặt trận lao động sản xuất, họ đấu tranh phòng chống tội phạm mang đến sự bình yên cho nhân dân ( nêu một vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát, bộ đội…)

*Ý nghĩa:

- Khi con người có lòng dung cảm họ sẽ chiến thắng chính bản thân mình - Xã hội sẽ thái bình thịnh trị, cuộc sống con người ấm no hạnh phúc -Tạo nên sức mạnh tinh thần đoàn kết dân tộc

- Hoàn thiện nhân cách và được mội người yêu quí và tôn trọng.

*Phản đề

- Những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí.

- Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.

c. Bài học nhận thức và hành động của bản thân:

- Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn

- Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc

Đề 3: Tinh thần đoàn kết 1.Mở đoạn

- Dẫn 1: Một mình, ta làm được rất ít, cùng nhau, ta làm được rất nhiều ( Helen Keller)

- Dẫn 2: Nơi nào có sự đoàn kết, nơi đó có sự chiến thắng

- Dẫn 3: Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Dẫn 4: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

-Dẫn 5: Một hòn đắp chẳng nên non/ Ba hòn đắp lại nên cồn Thái Sơn

2. Thân đoạn a. Giải thích

- Đoàn kết là tập hợp của nhiều lực lượng khác nhau tạo thành một khối vững chãi, từ đó thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ riêng để đi đến thành công. Sự đoàn kết chính là tập thể vững mạnh, khối thống nhất sẽ tạo nên sức mạnh to lớn.

- Tinh thần đoàn kết là sự gắn kết, sự liên kết bền chặt giữa các cá nhân trong một tập thể để trải qua hoặc hoàn thành những giai đoạn khác nhau của cuộc sống.

b. Bình luận

* Biểu hiện tình đoàn kết

- Khi có chiến tranh

+ Đất nước và người dân cùng đồng lòng đồng sức đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ vững biên cương bờ cõi (nêu ra thêm các cuộc đấu tranh của dân tộc từ thời phong kiến và lịch sử hiện đại nhân dân chống Pháp, Mỹ).

- Khi hòa bình

+ Khôi phục đất nước bị tàn phá sau chiến tranh, cả về mặt kinh tế lẫn xã hội.

+ Chung tay xây dựng đất nước, kinh tế xã hội, văn hóa phát triển và hội nhập với quốc tế sâu rộng.

+ Khi có thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt người dân trong cả nước ủng hộ, quyên góp sức người sức của khôi phục cuộc sống người dân trong cả nước.

+ Đảng và nhân dân cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết, ngăn chặn các thế lực thù địch chống phá, bảo vệ độc lập chủ quyền biển đảo quê hương.

* Ý nghĩa, sức mạnh của tinh thần đoàn kết

– Đoàn kết không chỉ là tập hợp lực lượng thành một khối thống nhất mà phải thống nhất về tư tưởng, hành động, mục tiêu cụ thể.

– Đoàn kết là các thành viên phải tương trợ, giúp sức lẫn nhau cùng nhau giải quyết các khó khăn, thử thách để đi đến thành công.

– Đoàn kết là sức mạnh to lớn, chất keo gắn kết con người tạo nên sức mạnh vượt trội.

- Tinh thần đoàn kết giúp cho con người cảm thấy bản thân mình không bị lạc lõng, luôn có động lực để phấn đấu tới những điều tốt đẹp hơn và hoàn thiện nhân cách. - Tinh thần đoàn kết giống như một tấm lá chắn lớn giúp con người vững bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống.

c. Bài học nhận thức và hành động

- Làm sao có được sự đoàn kết ?

+ Mỗi cá nhân nên đặt lợi ích chung hàng đầu, phấn đấu cống hiến hết mình vì tổ chức.

+ Cần phải yêu thương, giúp đỡ và cố gắng phát huy tinh thần đó trong tổ chức, tập thể.

- Lên án người không có sự đoàn kết:

+ Phê phán các cá nhân sống ích kỉ, hẹp hòi, chỉ nghĩ cho bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội.

+ Phê phán những kẻ âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc với mục đích xấu, trục lợi cho cá nhân.

BÀI NGHỊ LUẬN HAY BÀN VỀ TINH THẦN ĐOÀN KẾT TRONG CUỘC SỐNG SỐNG

Từ xưa đến nay, con người Việt Nam luôn có tinh thần đoàn kết trong mọi công việc. Đây là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta. Phẩm chất này đã được ông cha ta đúc kết thành câu ca dao: "Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để dạy bảo con cháu về phẩm chất tốt đẹp này.

Quả thật vậy, “một cây” thì không thể làm nên núi non nhưng “ba cây” - tượng trưng cho nhiều cây thì có thể hình thành nên không chỉ là ngọn núi thấp mà còn là núi cao. Từ “một cây” đến “ba cây” số lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi “ba cây chụm lại” thể hiện tinh thần đoàn kết cùng chung sức cùng làm việc. Chính sự thay đổi ấy đã mượn chuyện về cây cối để nhắc nhở chúng ta phải biết đồng sức, đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử.

Tinh thần đoàn kết của dân tộc ta đã được chứng minh bằng sự phát triển của nó qua quá trình dựng và giữ nước của ông cha ta. Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Từ thời Bà Trưng, Bà Triệu… cho đến Nguyễn Huệ, Đinh Tiên Hoàng những vị anh hùng kiên cường bất khuất này có được chiến thắng không chỉ nhờ vào chiến lược hay mà chiến thắng của họ có được còn nhờ vào sự ủng hộ, tinh thần đoàn kết quyết tâm chống giặc của nhân dân ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn về quyền lãnh thổ của đất nước bằng sự chung sức, chung lòng. Tinh thần ấy ngày càng được nâng cao khi nước ta trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Bằng những vũ khí thô sơ nhưng một nước nhỏ bé lại có thể chiến thắng hai đế quốc hùng mạnh với những trang bị vũ khí hiện đại tất cả đều nhờ vào tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Những chiến thắng trong lịch sử đã một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao: ”Một cây làm chẳng nên non - Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” của ông cha ta. Dù việc khó đến mấy thì khi có tinh thần đoàn kết ta cũng dễ dàng thực hiện được.

Tinh thần đoàn kết là rất cần có và trong một tập thể thì vai trò của tinh thần đoàn kết càng trở nên quan trọng hơn nữa vì nếu mọi người cùng nhau xây dựng một tập thể đoàn kết thì mối quan hệ giữa mọi người càng trở nên tốt đẹp hơn. Thể hiện tinh thần đoàn kết còn là biểu hiện của người có văn hóa, tri thức. Vậy mà trong tập thể vẫn còn có "Trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. Họ luôn tìm cách chia bè phái gây mất đoàn kết, từ đó hình thành nên những mâu thuẫn, hiềm khích không đáng có. Thái độ và hành động đó cần được phê phán.

Đoàn kết là một đức tính cần thiết trong việc xây dựng và hình thành tính cách con người. Bản thân em để xây dựng tinh thần đoàn kết em sẽ cùng các bạn trong lớp, trường thắt chặt tình đoàn kết để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp. Em sẽ vận động các bạn trong một lớp cùng chơi với nhau chứ không chia ra chơi theo nhóm để rồi người này nói không tốt về người kia gây ra hiểu lầm. Không chỉ thế, em còn tạo mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè thế giới về con người Việt Nam thân thiện nhằm thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết.

Tinh thần đoàn kết luôn là một truyền thống quý báu của dân tộc được mọi người coi trọng và đề cao. Ngày nay, tinh thần đoàn kết cũng là một yếu tố quan trọng

quyết định thành công của mỗi người. Thực hiện tốt tinh thần đoàn kết là ta còn làm tốt điều thứ ba trong năm điều Bác Hồ dạy.

Đề 4: Tinh thần trách nhiệm, tự giác của công dân

1.Mở đoạn:

-Dẫn 1:Tôi tin rằng tôi không chịu trách nhiệm cho ý nghĩa hay sự vô nghĩa của đời, nhưng tôi phải chịu trách nhiệm với điều tôi làm cho cuộc đời tôi.

-Dẫn 2: Cái giá của sự vĩ đại là trách nhiệm.

-Dẫn 3: Mỗi người đều có những chuyện đời này phải làm. Đây là trách nhiệm, cũng là sứ mệnh.

-Dẫn 4: Thất bại là kế hoạch của tự nhiên để chuẩn bị cho bạn sẵn sàng trước những trách nhiệm lớn lao.

-Dẫn 5: Nếu bạn muốn con cái mình đừng dẫm chân trên mặt đất, hãy đặt một ít trách nhiệm lên vai chúng.

2. Thân đoạn a. Giải thích:

- Trách nhiệm là sự hoàn thành công việc được giao và đảm nhận. Luôn giữ lời hứa và chịu trách nhiệm với những gi mình làm.

b. Bình luận

* Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm:

- Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh

- Đối với công dân: thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật, có trách nhiệm với gia đình và mọi người xung quanh

- Đối với một người công chức: thực hiện đúng nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao cho, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho

- Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thực tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, có tính thần yêu nước, chăm lo học tập,….

* Ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm:

- Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ

- Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý - Được lòng tin của mọi người

- Thành công trong công việc và cuộc sống

c.Nhận thức và hành động

Một phần của tài liệu Chuyên đề đọc hiểu, nghị luận xã hội Ngữ văn 9 chuẩn (Trang 143 - 148)