Bài học: Không có việc gì khó/ trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

Một phần của tài liệu Chuyên đề đọc hiểu, nghị luận xã hội Ngữ văn 9 chuẩn (Trang 172 - 174)

- Xác định mối quan hệgiữa các vế:

6. Bài học: Không có việc gì khó/ trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

Đời phải trải qua giống tố nhưng không đc cúi đầu trước giống tố.

Câu 3: cho đoạn văn sau:

“Trang phục không pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ. Đó là văn hoá xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi, lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám cưới không được mặc áo quần loè loẹt, nói cười oang oang.”

a.PTBĐ của đoạn văn trên là gì?

b. Xác định 1 câu rút gọn và nêu tác dụng.

c. Suy nghĩ về vấn đề: Phải chăng văn hoá làm nên trang phục của con người?

Câu 2: Cho đoạn văn sau:

Người xưa đã dạy: “Y phục xứng kì đức”. Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội. Mặc dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có văn hoá, biết ứng xử chính là người biết tự hoà mình vào cộng đồng như thế, không kể hình thức còn phải đi đôi với nội dung, tức là con người phải có trình độ, có hiểu biết. Một nhà văn đã nói: “Nếu có cô gái khen tôi chỉ vì bộ quần áo đẹp mà không khen tôi có bộ óc thông minh thì tôi chả có gì đáng hãnh diện.” Chí lí thay!

Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp.

(Theo Băng Sơn, giao tiếp đời

thường, SGK ngữ văn 9, 9 tập 2)

a.Em hiểu thế nào về câu “Y phụ xứng kì đức”. b.Chỉ ra 1 lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn.

c. Câu “Chí lí thay” là kiểu câu gì xét về cấu tạo. d. Cho biết, trong đoạn văn tác giả cho rằng thế nào là trang phục đẹp? Người ăn mặc đẹp đã phải là người có văn hoá chưa?

e. Sau khi đưa ra “các quy tắc ngầm” về trang phục, bài viết đã dùng phép lập luận gì để “chốt” lại vấn đề? Phép lập luận này thường đặt ở vị trí nào trong bài văn?

f. Xét về từ loại, từ “ăn mặc” trong đoạn trích trên thuộc từ loại gì?

f. Dựa vào văn bản trên, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề: “Phải chăng trang phục góp

phần thể hiện văn hoá của con người?”

LUYỆN ĐỀ CÂU HỎI 4 ĐIỂM (6/1) (6/1)

Câu 13: Đề luyện

Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá trị mà thời gian là vô giá.

Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hoá đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

(Theo Phương Liên, sgk Ngữ văn 9, tập 2,tr. 36)

Một phần của tài liệu Chuyên đề đọc hiểu, nghị luận xã hội Ngữ văn 9 chuẩn (Trang 172 - 174)