6. Bố cục của luận văn
1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.8. Năng lực quản trị doanh nghiệp
Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, bản thân các doanh nghiệp phải chủ động sáng tạo, hạn chế những khó khăn, phát triển những thuận lợi để tạo ra môi trường hoạt động có lợi cho mình. Bản thân doanh nghiệp có vai trò quyết định trong sự tồn tại, phát triển hay suy vong của hoạt động kinh doanh của mình. Vai trò quyết định của doanh nghiệp thể hiện trên 2 mặt: thứ nhất, biết khai thác và tận dụng những điều kiện và yếu tố thuận lợi của môi trường bên ngoài và thứ hai, doanh nghiệp phải chủ động tạo ra những điều kiện, yếu tố cho chính bản thân mình để phát triển. Cả hai mặt này cần phải được phối hợp đồng bộ thì mới tận dụng được tối đa các nguồn lực, kinh doanh mới đạt được hiệu quả tối ưu. Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là phạm trù tổng hợp. Muốn nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng tổng hợp các biện pháp từ nâng cao năng lực quản trị, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến việc tăng cường và cải thiện mọi hoạt động bên trong doanh nghiệp, biết làm cho doanh nghiệp luôn luôn thích ứng với những biến động của thị trường, ...
Năng lực quản trị doanh nghiệp được coi là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng, thể hiện qua trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp (Nguyễn Minh Tuấn, 2010):
- Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý: thể hiện bằng những kiến thức cần thiết để quản lý và điều hành, thực hiện việc đối nội, đối ngoại của doanh nghiệp.
Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý tác động trực tiếp và toàn diện tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua việc hoạch định và thực hiện chiến lược, lựa chọn phương pháp quản lý, tạo động lực trong doanh nghiệp … Tất cả không chỉ tạo ra không gian sinh tồn và phát triển sản phẩm, mà còn tác động đến năng suất, chất lượng, giá thành, sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp.
- Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp: thể hiện ở việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận. - Năng lực quản trị doanh nghiệp còn thể hiện trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch, điều hành tác nghiệp… Điều này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn và do đó có tác động mạnh tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì các đối tác cũng như khách hàng luôn đặt niềm tin vào khả năng quản lý và điều hành kinh doanh của doanh nghiệp, bởi trình độ, năng lực quản lý của doanh nghiệp còn thể hiện trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch, điều hành tác nghiệp.
Điều này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, do đó tác động mạnh tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.