Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư thiết kế xây dựng đông cường (Trang 94)

6. Bố cục của luận văn

3.2.3. Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường chủ động, tích cực xây dựng và hoàn thiện các giá trị văn hóa với phương châm kinh doanh là “Nơi tạo nên những công trình mơ ước”. Xác định các giá trị văn hóa điển hình và cốt lõi của Công ty, một yếu tố then chốt để xây dựng một công ty mạnh có bản sắc riêng. Trong đó các giá trị văn hóa cốt lõi như đề cao tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp và hiệu quả, tinh thần hợp tác và chia sẻ v.v… sẽ là cơ sở cho mọi hành vi làm việc và hành động trong mỗi con người, từng doanh nghiệp và cả công ty.

Trên cơ sở những giá trị văn hóa cốt lõi của một doanh nghiệp lớn. Những định hướng giá trị văn hóa lớn để có các hành vi chuẩn mực sẽ là:

- Có trách nhiệm cao đối với công việc, với đồng nghiệp.

- Tri thức và hiểu biết trong thực hiện công việc và trong giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh một cách hợp lý nhất, với doanh nghiệp và với khách hàng. Cơ sở có trình độ cao, có kỹ năng và phong cách làm việc chuyên nghiệp.

- Sáng tạo và luôn cập nhật kiến thức kỹ năng mới để không ngừng phát triển cá nhân mỗi người tạo tiền đề cho sự phát triển chung của cả một tổ chức lớn.

Các giá trị văn hóa trên có được một phần từ truyền thống phát triển của Công ty để đáp ứng đòi hỏi của môi trường kinh doanh mới đối với mọi người trong doanh nghiệp. Những giá trị này cần được thống nhất, trở thành giá trị chung, biểu hiện tại mỗi người trong từng vị trí làm việc và công tác khác nhau. Xây dựng các tiêu chí và giá trị văn hóa trên là một quá trình đòi hỏi Công ty cần có những thay đổi cả về năng lực trình độ người lao động, về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (như phân cấp mạnh hơn) và về chiến lược kinh doanh, nhất là có được tầm nhìn chung của mọi cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty về triển vọng của Công ty trong tương lai, luôn là doanh nghiệp hàng đầu, là sự lựa chọn số 1 trên thị trường.

3.2.4. Giải pháp phát triển công nghệ và đầu tƣ thiết bị

Hiện nay trong ngành xây dựng từng bước áp dụng công nghệ xây dựng hiện đại như hệ thống cốp pha trượt, hệ thống máy bơm bê tông cho nhà cao tầng, hệ thống sản xuất lắp ghép nhà hàng loạt bằng vật liệu nhẹ với kết cấu tấm 3D. Trong khi đó hệ thống thiết bị của Công ty còn hạn chế vì vậy trước mắt phải có kế hoạch trang bị máy móc thiết bị mới, đặc biệt là các loại máy thi công các công trình nhà cao tầng (từ 40 trở lên) như máy khoan cọc nhồi, máy và cần bơm bê tông, cẩu tháp, hệ thống cốp pha trượt, v.v. Có các giải pháp khai thác và sử dụng tốt các máy móc thiết bị này như cho các đơn vị khác thuê...

Công ty nên thành lập một công ty cổ phần hoặc xí nghiệp quản lý thiết bị thi công cơ giới chuyên trách quản lý đầu tư, phát triển, khai thác và sử dụng hiệu quả các máy móc thiết bị dưới nhiều hình thức khác nhau như cho các đơn vị khác trong và ngoài Công ty thuê, v.v.

Để xây dựng thương hiệu và tạo dựng hình ảnh là một doanh nghiệp kiểu mẫu, chung tay đóng góp cho sự hoàn thiện của xã hội, tạo ra các sản phẩm và những dịch vụ phù hợp, độc đáo, tiện dụng và thân thiện với môi trường. Công ty cần chú trọng đầu tư và nâng cấp dây chuyền công nghệ, đặc biệt là những công nghệ mới cho năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động và tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường.

Những công nghệ mới nhập về phải là những công nghệ tiên tiến, có giá trị khai thác và sử dụng đủ lâu để đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Do lĩnh vực xây dựng nhà ở và hạ tầng đô thị vẫn là mũi nhọn chính, Công ty cần chú trọng đầu tư công nghệ và trang thiết bị thi công, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng tương thích nhằm nâng cao năng lực thi công, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng của cả Công ty, đảm bảo sự đồng đều trong nội bộ cả các Công ty thành viên.

Công ty nên thường xuyên tổ chức cho các cán bộ quản lý kỹ thuật chất lượng được dự các buổi tập huấn chuyên đề, hội thảo khoa học công nghệ xây dựng và tham quan thực tế các công trình tiêu biểu trong nước có quy mô lớn, các công trình liên doanh với nước ngoài và cả các công trình ngoài nước nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý kỹ thuật như về công nghệ xây dựng nhà ở mới, công nghệ xử lý nền đất yếu, xây dựng nhà ở cao tầng và tầng hầm... Tổ chức tiếp nhận chuyển giao công nghệ cho một số đơn vị trực thuộc có nhu cầu sử dụng công nghệ nhà ở bằng bê tông dự ứng lực, kết cấu thép, ...

Công ty cần hướng tới chuyển đổi và áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Công ty cần nâng cao hiệu quả áp dụng công nghệ thông tin, tăng cường sử dụng các phần mềm ứng dụng tiên tiến trong lĩnh vực thiết kế, quản lý và sản xuất kinh doanh, tiến tới xây dựng hệ thống văn phòng điện tử e-office tại văn phòng Công ty rồi mở rộng đến các Công ty thành viên. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phát triển khoa học công nghệ và đầu tư trang thiết bị tương thích của Công ty giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2025, tạo tiền đề cho sự phát triển ổn định và bền vững.

3.2.5. Nâng cao hệ thống điều hành và quản lý

Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường cần phải điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức để nâng cao hiệu quả trong quá trình xử lý công việc bằng cách xem xét, hiệu chỉnh những qui định nội bộ để giảm thiểu thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, văn thư cũng như giao quyền và trách nhiệm cho các

đơn vị trực tiếp thực hiện dịch vụ nhiều hơn tránh trường hợp phải lấy ý kiến từ quá nhiều các bộ phận liên quan để giải quyết một công việc bình thường mà các đơn vị thực hiện dịch vụ hoàn toàn có thể tự giải quyết. Sơ đồ tổ chức đề xuất ở Hình 3.1 sau đây.

Với mô hình này đơn vị thực hiện nhiệm vụ có thể nhận và giải quyết những yêu cầu và vấn đề kỹ thuật đơn giản của khách hàng. Đối với những vấn đề phức tạp thì đơn vị thực hiện dịch vụ có thể lấy ý kiến của các bộ phận chức năng và phê duyệt của ban lãnh đạo. Tất cả các vấn đề không thuộc lĩnh vực kỹ thuật như pháp luật, thương mại, tài chính và các điều kiện khác sẽ được chuyển đến phòng Tiếp thị và Dịch vụ làm đầu mối để phối hợp với các bộ phận chức năng liên quan giải quyết. Nếu mô hình này được áp dụng thì mọi công việc sẽ được giải quyết nhanh hơn, chất lượng công việc sẽ cao hơn, khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng ngày càng tăng.

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường

3.2.6. Giải pháp Marketing và phát triển thƣơng hiệu

Hiện tại công ty chưa có phòng Marketing, trong thời gian tới cần thiết lập phòng ban Marketing kết hợp với việc nghiên cứu và phát triển thị trường. Nghiên cứu thị trường sẽ giúp Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường nắm được các thông tin về giá cả, sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Trong giai đoạn này, công ty hướng đến phân khúc thị trường có khả năng thanh toán cao như: xây dựng nhà xưởng văn phòng cho nước ngoài với nguồn tài chính ổn định.

Công tác Marketing cần tập trung những vấn đề chính nhƣ sau:

- Quảng cáo công ty và sản phẩm trên báo, đài truyền hình, bảng quảng cáo ngoài trời tại các trung tâm thành phố hay tại những địa phương có công trình của công ty.

- Xây dựng hình ảnh logo trên các công trường lớn, tiến hành PR và quảng cáo trên báo đài các sự kiện lễ khởi công, lễ giao thầu, lễ ký kết hay hợp tác thực hiện các công trình.

- Tài trợ chương trình truyền hình thể thao.

- Công tác chăm sóc khách hàng và dịch vụ hậu mãi đối với khách hàng tốt nhằm tạo uy tín trên thương trường. Các hoạt động này tăng cường lòng tin của khách hàng vào sản phẩm của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường.

Xây dựng và phát triển thƣơng hiệu có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Các giải pháp như:

- Tham gia xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, các hội chợ về xây dựng, hiệp hội trong ngành để quảng bá thêm về hình ảnh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường.

- Thường xuyên cải thiện giao diện và cập nhật mới thông tin hoạt động trên website.

- Đối với khách hàng: Đảm bảo công trình chất lượng, hoàn thành và bàn giao đúng tiến độ, tăng cường các hoạt động hỗ trợ chăm sóc khách hàng như thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm và dự án sau khi bàn giao, có chính sách bảo hành công trình, chính sách ưu đãi cho khách hàng để củng cố lòng tin của khách hàng qua đó tìm kiếm khách hàng mới.

- Đối với nhà cung cấp: Xây dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp, qua đó công ty có thể mua nguyên vật liệu với giá thấp hơn hay với hình thức thanh toán chậm.

3.2.7. Giải pháp đấu thầu

Ngành xây dựng phải thông qua đấu thầu công trình, giải pháp này giúp thực hiện các chiến lược cạnh tranh với chất lượng cao, cụ thể như sau:

Đấu thầu dựa vào khả năng tài chính

Phương án này đòi hỏi công ty phải có tiềm lực tài chính vững mạnh với cách thức như: ứng vốn thi công trước cho chủ công trình, chấp nhận thanh toán chậm. Bằng cách đó thì nhà thầu có thể tham gia và thắng thầu theo phương thức chọn thầu. Vì các chủ công trình nhiều khi có nhu cầu và dự kiến xây dựng công trình nhưng chưa được duyệt vốn hoặc chưa huy động vốn. Phương án này đòi hỏi phải có sự chấp nhận mạo hiểm và rủi ro. Nhưng lợi nhuận là công ty có thể dành được các công trình tiếp theo với điều kiện thuận lợi hơn hoặc được thanh toán cả lãi, vốn đã ứng ra để thi công công trình với một lãi suất có thể chấp nhận được.

Đấu thầu dựa vào ƣu thế kỹ thuật công nghệ

Phương án này được áp dụng khi công ty có ưu thế về công nghệ hoặc các máy móc thiết bị chuyên dụng trong khuôn khổ một hoặc một số dự án nào đó.

Công ty cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

Tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa các thiết bị máy móc hiện đại

Có chính sách đảm bảo kỹ thuật, chất lượng công trình để giữ vững ưu thế của mình.

Các giải pháp thi công và phương án tổ chức sản xuất, thi công hợp lý.

Phương án này được áp dụng khi công ty không có ưu thế về kỹ thuật công nghệ so với các nhà thầu khác nhưng lại có ưu thế giảm giá thành xây dựng. Công ty đưa ra giá bỏ thầu phải thấp hơn giá gói thầu.

3.2.8. Giải pháp về liên doanh liên kết

Trong giai đoạn hiện nay, đa số các doanh nghiệp hoạt động trong tình trạng thiếu vốn, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cần rất nhiều vốn lưu động để thi công. Vì vậy, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường cần thiết hợp tác và liên doanh với các tập đoàn xây dựng nhất là những tập đoàn xây dựng quốc tế nhằm học hỏi kinh nghiêm quản lý thi công, ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến và hỗ trợ về nguồn lực tài chính mạnh từ các tập đoàn này.

3.3. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc Việt Nam

Để thành công trong việc thực hiện chiến lược cạnh tranh, ngoài việc Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường phải cố gắng nhận biết và sử dụng triệt để những lợi thế từ môi trường bên trong nhằm duy trì và phát triển những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu thì tìm kiếm và tận dụng triệt để sự hỗ trợ từ Nhà nước.

Thị trường xây dựng Việt Nam vẫn còn mới và chưa theo kịp tốc độ phát triển của các nước trên thế giới, mặc khác lại chịu ảnh hưởng sâu rộng của cuộc suy thoái kinh tế kéo dài, nhưng triển vọng cho thị trường xây dựng Việt Nam là rất lớn đặc biệt là khi thị trường bất động sản phục hồi. Với mong muốn đạt được sự phát triển bền vững cho ngành xây dựng, tôi có một số kiến nghị sau:

- Thứ nhất: Nhà nước cần tăng cường quản lý đối với thị trường xây dựng. - Thứ hai: Nhà nước cần hoàn thiện chính sách, các quy định pháp luật. - Thứ ba: Phát triển nguồn nhân lực tương xứng cho ngành xây dựng.

- Thứ tư: Đẩy mạnh công khai minh bạch các thông tin để ổn định thị trường. - Thứ năm: Ổn định nền kinh tế vĩ mô.

3.4. Tóm tắt chƣơng 3

Từ các kết quả nghiên cứu của chương 2 kết hợp với mục tiêu phát triển của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường, tác giả đã đưa ra một số các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ Phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường bao gồm các giải pháp chính và các giải pháp hỗ trợ. Bên cạnh đó, chương 3 luận văn cũng đề xuất các kiến nghị với Nhà nước Việt Nam để hỗ trợ Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường thực hiện các chiến lược cạnh tranh của mình.

KẾT LUẬN

Phát triển xây dựng là một hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế thị trường hiện nay, góp phần xây dựng một đất nước phát triển đủ tầm vươn ra thế giới. Chính phủ và Bộ Xây dựng thường xuyên quan tâm sửa đổi thông tư, nghị định về quản lý đầu tư và xây dựng cho phù hợp với tình hình mới của đất nước. Bên cạnh đó các doanh nghiệp xây dựng cũng luôn nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh toàn diện của mình để thu được lợi nhuận cao nhất. Qua quá trình nghiên cứu, làm việc tại công ty, tôi thấy năng lực của các công ty đang bị bỏ ngõ. Nên em chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường”.

Với đề tài này, tôi đã có tìm hiểu, phân tích và đánh giá những vấn đề còn tồn tại, thực trạng, các ưu điểm, khuyết điểm của công ty. Qua sự phân tích, đánh giá và nhận xét, cộng với những kiến thức đã tích luỹ được tôi xin đưa ra một số giải pháp nhỏ góp phần hoàn thiện hơn trong việc xây dựng công ty ngày một phát triển. Đồng thời để đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty so với các đối thủ trong tương lai. Em xin đưa ra các nội dung phải thực hiện như: so sánh các yếu tố với đối thủ cạnh tranh, đề ra các giải pháp hợp lý nâng cao năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư thiết kế xây dựng đông cường (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)