Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư thiết kế xây dựng đông cường (Trang 40)

6. Bố cục của luận văn

1.3.3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp không phải là một vấn đề mới. Cho đến nay có rất nhiều học giả nổi tiếng trên thế giới và Việt nam nghiên cứu và viết tài liệu về năng lực cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh. Trong đó phải kể đến Michael Porter - Giáo sư của Đại học Harvard (Mỹ) với những tác phẩm kinh điển như Chiến lược cạnh tranh

(competitive strategy), Lợi thế cạnh tranh (competitive advantage) và Lợi thế cạnh tranh quốc gia (competitive advantage of nations). Vận dụng lý thuyết về năng lực cạnh tranh, dưới góc độ quốc gia, ngành hay một số doanh nghiệp đều xây dựng chiến lược và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình trong từng giai đoạn cụ thể.

Đối với Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường, để cạnh tranh và hoạt động bền vững, trong thời gian qua công ty cũng đã xây dựng mục tiêu, kế hoạch và một số chương trình hoạt động, song những kế hoạch và chương trình hành động đó vẫn chưa mang tính tổng thể và dài hạn như một hệ thống giải pháp mang tính tổng thể. Để tiếp tục phát triển bền vững, nâng cao vị thế cạnh tranh và đứng vững trên thương trường, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường cần có giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ mới. Điểm mới của luận văn là sử dụng các lý thuyết về cạnh tranh để đi sâu phân tích đầy đủ thực trạng môi trường kinh doanh trong ngành xây dựng từ đó đề ra giải pháp để giúp công ty tồn tại và phát triển bền vững.

Tác giả hiểu rằng, để thực hiện luận văn của mình, tài liệu tham khảo góp một phần không nhỏ vào chất lượng cũng như sự thành công của bài. Tác giả đã tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông đại chúng thì chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường. Bên cạnh đó, tác giả đã tìm hiểu trên thư viện và trên internet thì chỉ có một số đề tài luận văn thạc sĩ có liên quan đến lĩnh vực xây dựng và một số đề tài nghiên cứu khác về chiến lược cạnh tranh cũng như năng lực cạnh tranh để làm tài liệu tham khảo cho quá trình nghiên cứu của mình. Đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng số 1 đến năm 2020” của tác giả Lê Huỳnh Nguyên Thái (Đại học kinh tế Tp.hcm, 2012) là một tài liệu tham khảo quý giá. Luận văn “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai đến năm 2020” của tác giả Trần Quốc Hiệu (Đại học Lạc Hồng, 2012) là một tài liệu tham khảo kế tiếp mà tác giả đã sử dụng. Đề tài này đi sâu vào nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai,

tuy nhiên lại chưa phân tích sâu vào chiến lược cạnh tranh mà Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai cần sử dụng để cạnh tranh với các đối thủ của mình. Một luận văn mà tác giả đã tham khảo và tâm đắc đó là “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Nestle đến năm 2015”của tác giả Đặng Minh Thu (Đại học Lạc Hồng, 2012). Với luận văn này, tác giả rất tâm đắc về cơ cấu bài để làm nền tảng tham khảo cho đề tài của mình. Luận văn “ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Xây Dựng Công trình giao thông Bến Tre” của tác giả Nguyễn Tuấn Minh ( Đại học kinh tế Tp.HCM, 2011)

Tác giả Nguyễn Tuấn Minh là người đã công tác nhiều năm trong ngành giao thông vận tải nên đã khắc họa bức tranh tổng thể sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp xây dựng để thắng thầu thi công các công trình. Và tác phẩm cuối cùng mà tác giả nghiên cứu và tâm đắc là “ 101 ý tưởng phát triển doanh nghiệp với chi phí thấp” của tác giả Jim Cockrum ( NXB Lao động – Xã hội, 2013).

Qua các công trình nghiên cứu được tìm hiểu đã giúp cho tác giả hệ thống lại các kiến thức, lý luận cũng như một số hiện trạng có liên quan ảnh hưởng đến ngành xây dựng. Tuy nhiên các tài liệu này chưa đi vào phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường. Như vậy đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường” không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố và thật sự cần thiết với Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường trong tình hình mới.

1.4. Tóm tắt chƣơng 1

Nội dung chính trong chương 1 này, tác giả đã trình bày khái quát về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh gồm khái niệm cạnh tranh và khái niệm năng lực cạnh tranh, từ đó cho thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tác giả cũng xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng chuyên ngành tư vấn đầu tư thiết kế

xây dựng và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua ma trận hình ảnh cạnh tranh.

Như vậy Chương 1 của luận văn đã tập trung phân tích những cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh để làm nền tảng cho việc đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh ở Chương 2 và làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường trong Chương 3.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN ĐẦU TƢ THIẾT KẾ XÂY DỰNG ĐÔNG CƢỜNG 2.1. Tổng quan về ngành xây dựng Việt Nam

Theo Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến ngành Xây dựng ngày 15/01/2016, Ngành Xây dựng bước vào thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2015 trong bối cảnh có những thuận lợi căn bản đó là: kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, kinh tế trong nước tiếp tục hồi phục với mức tăng trưởng khá, khó khăn của doanh nghiệp từng bước được tháo gỡ…; nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: tình hình thế giới diễn biến phức tạp với những căng thẳng, bất đồng về địa chính trị, kinh tế thế giới phục hồi chậm; kinh tế trong nước tăng trưởng chưa vững chắc, cân đối ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn, nguồn thu giảm, không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu chi cho đầu tư phát triển; chất lượng, hiệu quả, năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của một số đơn vị trong Ngành còn hạn chế, quá trình tái cơ cấu chậm…

Tại thời điểm 01/01/2015; tổng số doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực của Ngành (xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, tư vấn xây dựng và kinh doanh bất động sản) ước khoảng 77.750 doanh nghiệp (tăng 1.175 DN so tại thời điểm 01/01/2014; tăng khoảng 18.266 DN so tại thời điểm 01/01/2011). Trong năm 2015, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng tiếp tục những chuyển biến tích cực. Chính sách lãi suất ngân hàng điều chỉnh giảm đã giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay, giá vật liệu xây dựng ổn định cùng với sự ấm lên của thị trường BĐS tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án, công trình.

Các doanh nghiệp trong Ngành tiếp tục tập trung thực hiện tái cơ cấu, chủ động khắc phục khó khăn, từng bước ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm và bảo đảm thu nhập cho người lao động. Nhiều doanh nghiệp bất động sản tích cực đầu tư phát triển nhà ở xã hội, xác định đây là giải pháp đúng đắn và phù hợp, vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động, vừa góp phần tích cực đảm bảo an sinh xã hội; các doanh nghiệp vật liệu xây dựng

đã đẩy mạnh việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Nhiều dự án quy mô lớn được lớn được khởi công, nhiều dự án đang tạm dừng được khởi động trở lại, nhiều dự án, công trình được hoàn thành cùng với hoạt động xây dựng nhà ở trong dân tăng khá cao đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất của Ngành.

Giá trị sản xuất xây dựng năm 2015 theo giá hiện hành: ước tính đạt khoảng 974,4 nghìn tỷ đồng (tăng 11,4% so với năm 2014); bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 82,1 nghìn tỷ đồng (tăng 7%), chiếm 8,4%; khu vực ngoài Nhà nước 830,5 nghìn tỷ đồng (tăng 12,2%), chiếm 85,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 61,8 nghìn tỷ đồng (tăng 7,1%), chiếm 6,4%. Trong tổng giá trị sản xuất: công trình nhà ở đạt 374,2 nghìn tỷ đồng (tăng 13%); công trình nhà không để ở đạt 156,7 nghìn tỷ đồng (giảm 5,2%); công trình kỹ thuật dân dụng đạt 318,2 nghìn tỷ đồng (tăng 19,8%), hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 125,3 nghìn tỷ đồng (tăng 11,7%)28. Giá trị sản xuất xây dựng năm 2015 theo giá so sánh 2010: ước tính đạt 777,5 nghìn tỷ đồng (tăng 11,2% so với năm 2014), bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 66,8 nghìn tỷ đồng (tăng 6,4%); khu vực ngoài Nhà nước đạt 660,8 nghìn tỷ đồng (tăng 12,1%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 49,7 nghìn tỷ đồng (tăng 7,2%). Trong tổng giá trị sản xuất: công trình nhà ở đạt 296,2 nghìn tỷ đồng (tăng 12,4%); công trình nhà không để ở đạt 125,4 nghìn tỷ đồng (giảm 5,6%); công trình kỹ thuật dân dụng đạt 253,9 nghìn tỷ đồng (tăng 20,1%), hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 101,9 nghìn tỷ đồng (tăng 11,7%). Giá trị tăng thêm ngành xây dựng (theo giá so sánh năm 2010): đạt 171,97 nghìn tỷ đồng, tăng 10,82% so với năm 2014, chiếm tỷ trọng 5,9% GDP cả nước (năm 2014 chiếm 5,8% GDP) và là mức tăng cao nhất kể từ năm 2010.

Từ các đặc điểm trên có thể thấy Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường cũng chịu tác động bởi những đặc điểm chung của ngành.

2.2. Khái quát về Công ty Cổ phần Tƣ vấn Đầu tƣ Thiết kế Xây dựng Đông Cƣờng

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường thành lập ngày 08/12/2006 (tên ban đầu thành lập là Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Xây dựng Đông Cường), tên tiếng Anh là “Dong Cuong Consultant investment design construction joint stock company”, viết tắt là DCCI CO JSC. Công ty có trụ sở chính tại Số 1, Đường 52, P.Bình Trưng Đông, Quận 2, TP.HCM, người đại diện về pháp luật là ông Huỳnh Đông Cường – Tổng Giám đốc công ty.

Trải qua 10 năm liên tục phát triển, đến nay Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chuyên môn nghiệp vụ cao, đào tạo được đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Công ty. Đến nay, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường đã phát triển toàn diện các mặt hoạt động của đơn vị trên các lĩnh vực: lập dự án khảo sát thiết kế và lập dự toán, lập hồ sơ mời thầu, tư vấn giám sát, thi công xây dựng, thực hiện quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng các công trình.

2.2.2. Sản phẩm và dịch vụ của công ty:

Các hoạt động và sản phẩm chính của ty như:

Thứ nhất, hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan với chi tiết như sau:

 Thiết kế xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.

 Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện công trình xây dựng dân dụng – Công nghiệp

 Thiết kế kiến trúc công trình

 Thiết kế nội – ngoại thất công trình

 Thiết kế quy hoạch xây dựng

 Hoạt động đo đạc bản đồ

 Đánh giá sự cố và lập phương án xử lý

 Lập dự toán – tổng dự toán công trình xây dựng.

 Tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

 Thiết kế kết cấu công trình dân dụng, công nghiệp, thẩm tra, thẩm định thiết kế kết cấu công trình dân dụng, công nghiệp.

 Thấm định dự án công trình dân dụng – công nghiệp – thiết kế hệ thống cấp thoát nước, khí đốt, phòng cháy chữa cháy công trình – thiết kế hệ thống điều hòa không khí, thông gió, cấp nhiệt công trình – thiết kế hệ thống điện TTLL công trình

Thứ hai, hoạt động liên quan đến xây dựng nhà cửa và các công trình như: Xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình đường sắt và đường bộ, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác,…

Thứ ba, các hoạt động tư vấn quản lý (trừ tư vấn tài chính, kế toán, pháp luật).

Thứ tư, sản xuất sản phẩm từ Plastic (trừ tái chế phế thải nhựa)

2.2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý

(xem Phụ lục 5: Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường).

2.2.4. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

Công ty hoạt động trên thị trường xây dựng cơ bản, sản phẩm cuả Công ty là các công trình công cộng, nhà ở và các công trình xây dựng khác. Các sản phẩm xây dựng của Công ty có các đặc điểm:

- Là sản phẩm đơn chiếc, được thực hiện theo yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư. dẫn tới sự cạnh tranh giữa các nhà xây dựng là rất cao. Sự mua bán xảy ra trước khi sản phẩm ra đời, không thể xác định rõ chất lượng sản phẩm. Bởi vậy sự canh tranh chủ yếu vào uy tín.

- Sản phẩm được sản xuất và sử dụng trên mọi địa điểm có tính cố định. Đặc điểm này sẽ gây bất lợi khi công ty cạnh tranh với các công ty địa phương và ngược lại.

- Sản phẩm sản xuất có tính mùa vụ vì phụ thuộc vào thiên nhiên lớn. Với những đặc điểm như vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như sản xuất không được tập trung làm phân tán mọi nguồn lực của Công ty tạo sự thiếu việc làm giả tạo lúc thi công dồn dập, lúc lại không có việc làm. Trong giai đoạn hiện nay thì thị trường xây dựng cơ bản đang có sự cạnh tranh mạnh. Các Công ty xây dựng đã phát triển mạnh cả về chất lượng và yêu cầu mỹ thuật công trình. Địa bàn hoạt động của Công ty thường trên địa bàn TP.HCM và các vùng lân cận. Bên cạnh đó nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn hiện nay lại sụt giảm do ảnh hưởng chính sách của Nhà nước quản lý chặt chẽ hơn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Đòi hỏi về chất lượng của kỹ, mỹ thuật các công trình ngày càng cao trong lúc yêu cầu về chi phí lại giảm để bảo đảm tính cạnh tranh trong đấu thầu là một sức ép mạnh mẽ đòi hỏi Công ty phải cố gắng đổi mới để thích nghi.

2.2.5. Kết quả hoạt động của Công ty Cổ phần Tƣ vấn Đầu tƣ Thiết kế Xây dựng Đông Cƣờng trong những năm qua

Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường trong thời gian vừa qua được thể hiện qua những dữ liệu như bên dưới:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh và tài sản của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường qua các năm

( Đơn vị tính: đồng)

STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ 41,257,852,871 52,251,483,697 48,358,942,587 58,148,957,147 2 Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 41,257,852,871 52,251,483,697 48,358,942,587 58,148,957,147 3 Giá vốn hàng bán 37,126,485,328 47,297,541,369 43,558,964,258 52,478,965,321

4 Lợi nhuận gộp về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 4,131,367,543 4,953,942,328 4,799,978,329 5,669,991,826 5 Doanh thu hoạt động tài

chính

2,597,845 3,521,785 2,584,254 3,125,454

6 Chi phí quản lý doanh

nghiệp 2,362,348,951 2,712,359,841 2,314,325,478 2,458,725,314 7 Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh 1,771,616,437 2,245,104,272 2,488,237,105 3,214,391,966 8 Tổng lợi nhuận kế toán

trước thuế 1,771,616,437 2,245,104,272 2,488,237,105 3,214,391,966 9 Chi phí thuế TNDN hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư thiết kế xây dựng đông cường (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)