6. Bố cục của luận văn
1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.4. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ
Khi đề cập đến năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thì không thể không bàn tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp đó cung cấp. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thì một yếu tố rất quan trọng là hàng hóa dịch vụ do doanh nghiệp đó cung cấp phải có năng lực cạnh tranh.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ thể hiện năng lực của sản phẩm, dịch vụ đó có sự khác biệt vượt trội so với một sản phẩm, dịch vụ khác có thể do chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc giá cả sản phẩm, dịch vụ hoặc cả hai.
Chất lượng sản phẩm và dịch vụ luôn là vấn đề quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Tùy theo mục tiêu mà các doanh nghiệp có thể có những góc nhìn khác nhau về chất lượng xuất phát từ người sản xuất, người tiêu dùng, từ sản phẩm hay từ đòi hỏi của thị trường. Doanh nghiệp nào có sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt sẽ tạo nên hình ảnh của doanh nghiệp tốt hơn trong tâm trí khách hàng, là lợi thế cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.
Chất lượng sản phẩm và dịch vụ là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Trình độ kỹ thuật chính là các chỉ tiêu an toàn, vệ sinh, công dụng, chi phí sản xuất, chất lượng, chi phí sử dụng và chi phí môi trường. Chất lượng có thể được xem xét ở hai khía cạnh là chất lượng chuẩn mực và chất lượng vượt trội. Sản phẩm và dịch vụ luôn đổi mới sẽ tạo ra chất lượng vượt trội từ đó tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Giá cả sản phẩm và dịch vụ là yếu tố đầu tiên tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong thu mua hàng hóa sẽ giảm thiểu được chi phí cho hàng hóa khi đó sẽ có giá cả dịch vụ thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Giá cả sản phẩm và dịch vụ luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp dành sự quan tâm hàng đầu.
Giá là một yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh nên khi định giá, các doanh nghiệp không thể bỏ qua các thông tin về giá thành, giá cả và các phản ứng về giá của các đối thủ cạnh tranh. Bởi vì giá là một trong những yếu tố rất nhạy cảm và sự thay đổi về giá sẽ dễ dẫn đến cuộc cạnh tranh giá cả. Việc quan trọng của các nhà quản trị là phải nắm bắt được thông tin đầy đủ về giá cả thị trường và chi phí sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp để từ đó tính được mức giá phù hợp với người tiêu dùng mà vẫn đảm bảo mức lợi nhuận mong muốn cho doanh nghiệp.
1.2.5. Thƣơng hiệu và uy tín của doanh nghiệp
Thương hiệu – theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Thương hiệu còn là một thuật ngữ phổ biến thường được sử dụng khi đề cập tới Nhãn hiệu hàng hóa (đối với thương hiệu Sản phẩm), Tên thương mại của tổ chức, cá nhân dùng trong kinh doanh (đối với thương hiệu Doanh nghiệp) hoặc là Các chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa.
Mọi doanh nghiệp đến giờ phút này cần nhận thức rằng vấn đề xây dựng hình ảnh và thương hiệu cho doanh nghiệp là vấn đề đặc biệt quan trọng. Đó là một chiến lược lâu dài và cần được sự tập trung đầu tư của mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển không thể không dựa vào thị trường vào xã hội và người tiêu dùng. Sự đánh giá tốt của thị trường và người tiêu dùng trong xã hội là yếu tố quyết định tạo nên sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy mỗi doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng cho mình một hình ảnh tốt đẹp trong ấn tượng của công chúng không chỉ ở thị trường trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.
Hình ảnh của doanh nghiệp luôn biểu hiện ở chất lượng sản phẩm dịch vụ và không chỉ dừng lại ở đó; mà đó còn là phong cách quản lý sự chăm sóc khách hàng đạo đức trong kinh doanh ... và bất kỳ những thông tin nào của doanh nghiệp lưu lại trong tâm trí của công chúng. Vì vây việc xây dựng hình ảnh đòi hỏi phải có sự chủ động của doanh nghiệp và là một trong những điểm mấu chốt để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nếu như hình ảnh của Doanh nghiệp là yếu tố gắn với cảm tình sự ủng hộ của xã hội dành cho doanh nghiệp thì thương hiệu là một yếu tố gắn với uy tín của doanh nghiệp. Bởi thương hiệu có thể coi là giá trị trải nghiệm của khách hàng về một doanh nghiệp cụ thể và các sản phẩm của doanh nghiệp đó.
Tầm quan trọng của thương hiệu đối với ưu thế cạnh tranh của Doanh nghiệp là không thể phủ nhận được. Kinh nghiệm cho thấy những Doanh nghiệp thành công trên thị trường quốc tế và trong nước thì đều là những doanh nghiệp đã có chiến lược phát triển thương hiệu bài bản và đi đúng hướng. Tuy nhiên vấn đề là: làm sao để xây dựng một thương hiệu có hiệu quả trong khi chúng ta phần lớn đi sau các doanh nghiệp nước ngoài và hơn nữa tiềm lực tài chính của chúng ta lại có
hạn? Vậy là chúng ta phải giải quyết cùng một lúc hai bài toán khó: thứ nhất là muộn hơn và thứ hai là nhỏ hơn về tầm cỡ so với các đối thủ cạnh tranh. Mặc dù vậy muộn hơn không có nghĩa là chậm hơn và nhỏ hơn không có nghĩa là yếu hơn nếu doanh nghiệp tìm ra được một điểm tựa khởi đầu phù hợp và một hướng đi đúng đắn làm đòn bẩy. Đó là sự kết hợp giữa nghệ thuật và chiến lược của mỗi doanh nghiệp.
Thương hiệu là trung tâm của chiến lược marketing. Thương hiệu mạnh sẽ mang lại cho doanh nghiệp cơ hội thu được mức giá cao hơn từ khách hàng so với sản phẩm cùng loại, củng cố tính bền vững cho doanh nghiệp và tạo ra khách hàng trung thành. Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp là kết quả của một quá trình hoạt động kinh doanh. Tạo dựng được thương hiệu và uy tín trong tâm trí khách hàng thì doanh nghiệp sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh thì doanh nghiệp cần có ý thức xây dựng thương hiệu.
1.2.6. Năng lực nghiên cứu và phát triển
Khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua chất lượng sản phẩm và giá bán bất kỳ một sản phẩm nào được sản xuất ra cũng đều phải gắn với một công nghệ nhất định. Công nghệ sản xuất đó sẽ quyết định chất lượng sản phẩm cũng như tác động tới chi phí cá biệt của từng doanh nghiệp từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp.
Khoa học công nghệ tiên tiến sẽ giúp các doanh nghiệp xử lý thông tin một cách chính xác và có hiệu quả nhất trong thời đại hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn thành công cũng cần có một hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền phát thông tin một cách chính xác, đầy đủ nhanh chóng hiệu quả về thị trường và đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, khó học công nghệ tiên tiến sẽ tạo ra một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại của nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như thị trường doanh nghiệp nói riêng. Vì vậy, có thể nói rằng khoa học công nghệ là tiền đề cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Nghiên cứu và phát triển là chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp nào đầu tư tốt cho nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp đó sẽ phát triển bền vững trong tương lai. Nghiên cứu và phát triển hữu hiệu sẽ tạo ra sức mạnh trong đổi mới công nghệ, có ưu thế trong việc giới thiệu sản phẩm mới thành công, đa dạng sản phẩm dịch vụ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp là yếu tố tổng hợp gồm nhiều yếu tố cấu thành như nhân lực, nghiên cứu, thiết bị, tài chính cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, khả năng đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp. Năng lực nghiên cứu và phát triển có vai trò quan trọng trong cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao năng suất, hợp lý hóa sản xuất. Do vậy, năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng mạnh tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực này càng quan trọng trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ trên thế giới hiện nay (Nguyễn Minh Tuấn, 2010).
1.2.7. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu
Ngày nay Công nghệ thông tin đã trở thành một phần của mọi doanh nghiệp và là dẫn lái then chốt cho kinh tế. Việc sở hữu một hệ thống thông tin quản lý hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp khai thác tối đa sức mạnh của Công nghệ thông tin và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống cung cấp thông tin cho công tác quản lý của tổ chức. Hệ thống bao gồm con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác cho những người soạn thảo các quyết định trong tổ chức.
Khả năng này tác động trực tiếp đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Đây là nhóm nhân tố rất quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Việt Nam đang từng bước hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới. Những biến động trên thị trường thế giới đều tác động đến nền kinh tế trong nước mà cụ thể là các doanh nghiệp, những người trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế. Thông tin cập
nhật luôn là yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể phát triển bền vững, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới hay không đều cần đến tầm nhìn chuẩn xác của lãnh đạo. Sự cạnh tranh đã và đang diễn ra từng ngày, mỗi doanh nghiệp đều có nhu cầu cập nhật thông tin nhanh và tổng quát để có những quyết định đúng đắn, doanh nghiệp nào càng nắm bắt được nhiều thông tin và đi trước một bước thì doanh nghiệp đó càng có nhiều lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh.
1.2.8. Năng lực quản trị doanh nghiệp
Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, bản thân các doanh nghiệp phải chủ động sáng tạo, hạn chế những khó khăn, phát triển những thuận lợi để tạo ra môi trường hoạt động có lợi cho mình. Bản thân doanh nghiệp có vai trò quyết định trong sự tồn tại, phát triển hay suy vong của hoạt động kinh doanh của mình. Vai trò quyết định của doanh nghiệp thể hiện trên 2 mặt: thứ nhất, biết khai thác và tận dụng những điều kiện và yếu tố thuận lợi của môi trường bên ngoài và thứ hai, doanh nghiệp phải chủ động tạo ra những điều kiện, yếu tố cho chính bản thân mình để phát triển. Cả hai mặt này cần phải được phối hợp đồng bộ thì mới tận dụng được tối đa các nguồn lực, kinh doanh mới đạt được hiệu quả tối ưu. Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là phạm trù tổng hợp. Muốn nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng tổng hợp các biện pháp từ nâng cao năng lực quản trị, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến việc tăng cường và cải thiện mọi hoạt động bên trong doanh nghiệp, biết làm cho doanh nghiệp luôn luôn thích ứng với những biến động của thị trường, ...
Năng lực quản trị doanh nghiệp được coi là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng, thể hiện qua trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp (Nguyễn Minh Tuấn, 2010):
- Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý: thể hiện bằng những kiến thức cần thiết để quản lý và điều hành, thực hiện việc đối nội, đối ngoại của doanh nghiệp.
Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý tác động trực tiếp và toàn diện tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua việc hoạch định và thực hiện chiến lược, lựa chọn phương pháp quản lý, tạo động lực trong doanh nghiệp … Tất cả không chỉ tạo ra không gian sinh tồn và phát triển sản phẩm, mà còn tác động đến năng suất, chất lượng, giá thành, sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp.
- Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp: thể hiện ở việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận. - Năng lực quản trị doanh nghiệp còn thể hiện trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch, điều hành tác nghiệp… Điều này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn và do đó có tác động mạnh tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì các đối tác cũng như khách hàng luôn đặt niềm tin vào khả năng quản lý và điều hành kinh doanh của doanh nghiệp, bởi trình độ, năng lực quản lý của doanh nghiệp còn thể hiện trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch, điều hành tác nghiệp.
Điều này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, do đó tác động mạnh tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.3. Các công cụ sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh
1.3.1. Ma trận đánh giá các yếu tố của môi trƣờng nội bộ doanh nghiệp (IFE)
Yếu tố nội bộ được xem là rất quan trọng trong mỗi chiến lược kinh doanh và các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra, sau khi xem xét tới các yếu tố nội bộ, nhà quản trị chiến lược cần lập ma trận các yếu tố này nhằm xem xét khả năng phản ứng và nhìn nhận những điểm mạnh, điểm yếu. Từ đó giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa điểm mạnh để khai thác và chuẩn bị nội lực đối đầu với những điểm yếu và tìm ra những phương thức cải tiến điểm yếu này. Để hình thành một ma trận IEF cần thực hiện qua 5 bước như sau:
Bước 1: Lập danh mục từ 10 - 20 yếu tố, gồm những diểm mạnh, điểm yếu cơ bản có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, tới những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của những yếu tố này phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự thành công của doanh nghiệp trong ngành. Tổng số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.
Bước 3: Xác định trọng số cho từng yếu tố theo thang điểm từ 1 tới 4, thực tế có thể định khoảng điểm rộng hơn: từ 1 đến 5 cho mỗi yếu tố đại diện (điểm từ 1- yếu nhất cho đến 5- mạnh nhất).
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định số điểm của các yếu tố.
Bước 5: Tổng số điểm của tất cả các yếu tố, để xác định tổng số điểm ma trận.
Bảng 1.1. Khung đánh giá ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ doanh nghiệp (IFE)