6. Bố cục của luận văn
3.2.5. Nâng cao hệ thống điều hành và quản lý
Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường cần phải điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức để nâng cao hiệu quả trong quá trình xử lý công việc bằng cách xem xét, hiệu chỉnh những qui định nội bộ để giảm thiểu thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, văn thư cũng như giao quyền và trách nhiệm cho các
đơn vị trực tiếp thực hiện dịch vụ nhiều hơn tránh trường hợp phải lấy ý kiến từ quá nhiều các bộ phận liên quan để giải quyết một công việc bình thường mà các đơn vị thực hiện dịch vụ hoàn toàn có thể tự giải quyết. Sơ đồ tổ chức đề xuất ở Hình 3.1 sau đây.
Với mô hình này đơn vị thực hiện nhiệm vụ có thể nhận và giải quyết những yêu cầu và vấn đề kỹ thuật đơn giản của khách hàng. Đối với những vấn đề phức tạp thì đơn vị thực hiện dịch vụ có thể lấy ý kiến của các bộ phận chức năng và phê duyệt của ban lãnh đạo. Tất cả các vấn đề không thuộc lĩnh vực kỹ thuật như pháp luật, thương mại, tài chính và các điều kiện khác sẽ được chuyển đến phòng Tiếp thị và Dịch vụ làm đầu mối để phối hợp với các bộ phận chức năng liên quan giải quyết. Nếu mô hình này được áp dụng thì mọi công việc sẽ được giải quyết nhanh hơn, chất lượng công việc sẽ cao hơn, khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng ngày càng tăng.
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường
3.2.6. Giải pháp Marketing và phát triển thƣơng hiệu
Hiện tại công ty chưa có phòng Marketing, trong thời gian tới cần thiết lập phòng ban Marketing kết hợp với việc nghiên cứu và phát triển thị trường. Nghiên cứu thị trường sẽ giúp Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường nắm được các thông tin về giá cả, sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Trong giai đoạn này, công ty hướng đến phân khúc thị trường có khả năng thanh toán cao như: xây dựng nhà xưởng văn phòng cho nước ngoài với nguồn tài chính ổn định.
Công tác Marketing cần tập trung những vấn đề chính nhƣ sau:
- Quảng cáo công ty và sản phẩm trên báo, đài truyền hình, bảng quảng cáo ngoài trời tại các trung tâm thành phố hay tại những địa phương có công trình của công ty.
- Xây dựng hình ảnh logo trên các công trường lớn, tiến hành PR và quảng cáo trên báo đài các sự kiện lễ khởi công, lễ giao thầu, lễ ký kết hay hợp tác thực hiện các công trình.
- Tài trợ chương trình truyền hình thể thao.
- Công tác chăm sóc khách hàng và dịch vụ hậu mãi đối với khách hàng tốt nhằm tạo uy tín trên thương trường. Các hoạt động này tăng cường lòng tin của khách hàng vào sản phẩm của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường.
Xây dựng và phát triển thƣơng hiệu có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Các giải pháp như:
- Tham gia xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, các hội chợ về xây dựng, hiệp hội trong ngành để quảng bá thêm về hình ảnh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường.
- Thường xuyên cải thiện giao diện và cập nhật mới thông tin hoạt động trên website.
- Đối với khách hàng: Đảm bảo công trình chất lượng, hoàn thành và bàn giao đúng tiến độ, tăng cường các hoạt động hỗ trợ chăm sóc khách hàng như thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm và dự án sau khi bàn giao, có chính sách bảo hành công trình, chính sách ưu đãi cho khách hàng để củng cố lòng tin của khách hàng qua đó tìm kiếm khách hàng mới.
- Đối với nhà cung cấp: Xây dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp, qua đó công ty có thể mua nguyên vật liệu với giá thấp hơn hay với hình thức thanh toán chậm.
3.2.7. Giải pháp đấu thầu
Ngành xây dựng phải thông qua đấu thầu công trình, giải pháp này giúp thực hiện các chiến lược cạnh tranh với chất lượng cao, cụ thể như sau:
Đấu thầu dựa vào khả năng tài chính
Phương án này đòi hỏi công ty phải có tiềm lực tài chính vững mạnh với cách thức như: ứng vốn thi công trước cho chủ công trình, chấp nhận thanh toán chậm. Bằng cách đó thì nhà thầu có thể tham gia và thắng thầu theo phương thức chọn thầu. Vì các chủ công trình nhiều khi có nhu cầu và dự kiến xây dựng công trình nhưng chưa được duyệt vốn hoặc chưa huy động vốn. Phương án này đòi hỏi phải có sự chấp nhận mạo hiểm và rủi ro. Nhưng lợi nhuận là công ty có thể dành được các công trình tiếp theo với điều kiện thuận lợi hơn hoặc được thanh toán cả lãi, vốn đã ứng ra để thi công công trình với một lãi suất có thể chấp nhận được.
Đấu thầu dựa vào ƣu thế kỹ thuật công nghệ
Phương án này được áp dụng khi công ty có ưu thế về công nghệ hoặc các máy móc thiết bị chuyên dụng trong khuôn khổ một hoặc một số dự án nào đó.
Công ty cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
Tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa các thiết bị máy móc hiện đại
Có chính sách đảm bảo kỹ thuật, chất lượng công trình để giữ vững ưu thế của mình.
Các giải pháp thi công và phương án tổ chức sản xuất, thi công hợp lý.
Phương án này được áp dụng khi công ty không có ưu thế về kỹ thuật công nghệ so với các nhà thầu khác nhưng lại có ưu thế giảm giá thành xây dựng. Công ty đưa ra giá bỏ thầu phải thấp hơn giá gói thầu.
3.2.8. Giải pháp về liên doanh liên kết
Trong giai đoạn hiện nay, đa số các doanh nghiệp hoạt động trong tình trạng thiếu vốn, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cần rất nhiều vốn lưu động để thi công. Vì vậy, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường cần thiết hợp tác và liên doanh với các tập đoàn xây dựng nhất là những tập đoàn xây dựng quốc tế nhằm học hỏi kinh nghiêm quản lý thi công, ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến và hỗ trợ về nguồn lực tài chính mạnh từ các tập đoàn này.
3.3. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc Việt Nam
Để thành công trong việc thực hiện chiến lược cạnh tranh, ngoài việc Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường phải cố gắng nhận biết và sử dụng triệt để những lợi thế từ môi trường bên trong nhằm duy trì và phát triển những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu thì tìm kiếm và tận dụng triệt để sự hỗ trợ từ Nhà nước.
Thị trường xây dựng Việt Nam vẫn còn mới và chưa theo kịp tốc độ phát triển của các nước trên thế giới, mặc khác lại chịu ảnh hưởng sâu rộng của cuộc suy thoái kinh tế kéo dài, nhưng triển vọng cho thị trường xây dựng Việt Nam là rất lớn đặc biệt là khi thị trường bất động sản phục hồi. Với mong muốn đạt được sự phát triển bền vững cho ngành xây dựng, tôi có một số kiến nghị sau:
- Thứ nhất: Nhà nước cần tăng cường quản lý đối với thị trường xây dựng. - Thứ hai: Nhà nước cần hoàn thiện chính sách, các quy định pháp luật. - Thứ ba: Phát triển nguồn nhân lực tương xứng cho ngành xây dựng.
- Thứ tư: Đẩy mạnh công khai minh bạch các thông tin để ổn định thị trường. - Thứ năm: Ổn định nền kinh tế vĩ mô.
3.4. Tóm tắt chƣơng 3
Từ các kết quả nghiên cứu của chương 2 kết hợp với mục tiêu phát triển của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường, tác giả đã đưa ra một số các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ Phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường bao gồm các giải pháp chính và các giải pháp hỗ trợ. Bên cạnh đó, chương 3 luận văn cũng đề xuất các kiến nghị với Nhà nước Việt Nam để hỗ trợ Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường thực hiện các chiến lược cạnh tranh của mình.
KẾT LUẬN
Phát triển xây dựng là một hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế thị trường hiện nay, góp phần xây dựng một đất nước phát triển đủ tầm vươn ra thế giới. Chính phủ và Bộ Xây dựng thường xuyên quan tâm sửa đổi thông tư, nghị định về quản lý đầu tư và xây dựng cho phù hợp với tình hình mới của đất nước. Bên cạnh đó các doanh nghiệp xây dựng cũng luôn nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh toàn diện của mình để thu được lợi nhuận cao nhất. Qua quá trình nghiên cứu, làm việc tại công ty, tôi thấy năng lực của các công ty đang bị bỏ ngõ. Nên em chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường”.
Với đề tài này, tôi đã có tìm hiểu, phân tích và đánh giá những vấn đề còn tồn tại, thực trạng, các ưu điểm, khuyết điểm của công ty. Qua sự phân tích, đánh giá và nhận xét, cộng với những kiến thức đã tích luỹ được tôi xin đưa ra một số giải pháp nhỏ góp phần hoàn thiện hơn trong việc xây dựng công ty ngày một phát triển. Đồng thời để đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty so với các đối thủ trong tương lai. Em xin đưa ra các nội dung phải thực hiện như: so sánh các yếu tố với đối thủ cạnh tranh, đề ra các giải pháp hợp lý nâng cao năng lực cạnh tranh, đề xuất với ban lãnh đạo có những giải pháp về nguồn nhân lực và nguồn lực tài chính tốt hơn, các giải pháp nên phát triển đồng bộ ngang tầm với công ty để hỗ trợ cho nhau. Từ đó góp phần thúc đẩy doanh thu của công ty tăng lên. Trong quá trình nghiên cứu đề tài do không gian và thời gian nghiên cứu còn có hạn nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung từ các thầy cô trong hội đồng nhằm hoàn thiện hơn về kiến thức để phục vụ cho công việc của em trong tương lai.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy TS.Trương Quang Dũng đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Cám ơn các cán bộ, nhân viên tại công ty đã giúp đỡ tác giả trong việc tìm hiểu thông tin tại công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Dương Ngọc Dũng (2009). Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael Porter. NXB Tổng hợp TP. HCM.
[2] Fred R.david (2006), “Khái luận về Quản trị Chiến Lược”, NXB Thống Kê TP.
Hồ Chí Minh.
[3] Lê Huỳnh Nguyên Thái (2012), luận văn thạc sỹ “Xây dựng chiến lược kinh doanh
cho công ty cổ phần xây dựng số 1 ( COFICO) đến năm 2020”
[4] Michael E. Porter (1985). Lợi thế cạnh tranh. Nhà xuất bản Thống kê.
[5] Micheal E. Porter (2009), Lợi thế cạnh tranh, dịch giả Nguyễn Phúc Hoàng, Nhà xuất bản Trẻ TP. Hồ Chí Minh;
[6] Micheal E. Porter (2009), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, dịch giả Nguyễn Ngọc Toàn, Lương Ngọc Hà, Lê Thanh Hải, Nhà xuất bản Trẻ TP. Hồ Chí Minh;
[7] Paul A. Samuelson (2000), Kinh tế học, dịch giả Lê Đông Tâm, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội;
[8] Philip Kotler (1997), Quản trị Marketing, dịch giả Vũ Trọng Hùng, Phan Thăng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội;
[9] Nguyễn Đồng Khôi – Đồng Thị Thanh Phương (2007). Quản trị chiến lược. Nhà xuất bản Thống kê.
[10] Nguyễn Thị Liên Diệp – Phạm Văn Nam (2006). Chiến lược và chính sách kinh doanh. Nhà xuất bản Lao động – Hà Nội.
[11] Nguyễn Minh Tuấn 2010 (tài liệu thứ cấp). [12] Tuấn Sơn 2006 (tài liệu thứ cấp).
[13] Nguyễn Văn Thanh 2003 (Tài liệu thứ cấp). [14] Lê Công Hoan 2006 (Tài liệu thứ cấp).
DANH SÁCH 10 CHUYÊN GIA PHỤC VỤ CHO KHẢO SÁT
CÔNG TY HỌ TÊN NGƢỜI ĐƢỢC
PHỎNG VẤN CHỨC VỤ
Đông Cường Võ Thị Thanh Tùng Kế toán trưởng Đông Cường Nguyễn Lộc Kiên Phó Giám Đốc
Đông Cường Nguyễn Duy Lễ Đội trưởng đội thi công Gia Bảo Huỳnh Văn Tỉnh Đội trưởng đội thi công Song Việt Thái Thành Đại Kỹ sư
Việt Đức Hồ Văn Nhân Giám đốc dự án Việt Đức Phạm Tơ Ni Kỹ sư
Phiếu tham khảo ý kiến chuyên gia sử dụng lập ma trận IFE
Kính chào các Anh/Chị.
Tôi là học viên lớp cao học QTKD, Trường ĐH Công Nghệ TP.HCM. Tôi đang nghiên cứu đề tài về “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường”. Rất mong các Anh/Chị dành chút ít thời gian để cùng tham gia thảo luận về chủ đề trên.
Tôi rất mong anh/ chị dành chút thời gian trao đổi và đóng góp suy nghĩ của mình về vấn đề này. Xin lưu ý với anh/ chị là không có quan điểm nào là đúng hay sai, những ý kiến của anh/ chị phục vụ cho mục đích nghiên cứu và giữ bí mật. Những ý kiến này rất có giá trị với tôi và vì thế mong anh/ chị trả lời đúng với suy nghĩ của mình.
Tôi rất mong nhận được câu trả lời của các anh/ chị. Xin chân thành cám ơn!
Câu hỏi chung:
Câu 1: Anh/ Chị vui lòng cho biết về giới tính
(1): Nam (2): Nữ
Câu 2: Xin vui lòng cho biết về nhóm tuổi anh/ chị
(1): Dưới 30 (2): Từ 30-40 (3) Trên 40
Câu 3: Anh/ Chị vui lòng cho biết thời gian làm việc trong lĩnh vực này.
(1): Dưới 2 năm (2): 2-4 năm (3) Trên 4 năm
Câu 4: Anh/ Chị vui lòng cho biết trình độ học vấn
(1): Từ PTTH trở xuống (2): Cao đẳng, đại học (3) Trên đại học
Nội dung chính:
Xin Anh/Chị cho biết mức độ quan trọng của mỗi yếu tố bên trong dưới đây đối với sự thành công của doanh nghiệp, và phân loại mức phản ứng của công ty cổ phần tư vấn đầu tư thiết kế - xây dựng Đông Cường đối với các yếu tố bên trong tương ứng (Phân loại này cho biết chiến lược hiện hành của công ty cổ phần tư vấn đầu tư thiết kế - xây dựng Đông Cường phản ứng có hiệu quả như thế nào đối với các yếu tố bên trong này).
0 Không quan trọng 1 Điểm yếu lớn nhất 1 Ít quan trọng 2 Điểm yếu nhỏ nhất 2 Tương đối quan trọng 3 Điểm mạnh nhỏ nhất 3 Khá quan trọng 4 Điểm mạnh lớn nhất 4 Rất quan trọng
Mức độ quan
trọng Các yếu tố chính bên trong Phân loại
0 1 2 3 4 Thương hiệu có uy tín trên thị trường 1 2 3 4 0 1 2 3 4 Năng lực thi công và kỹ thuật thi công 1 2 3 4
0 1 2 3 4 Nguồn nhân lực dồi dào, có nhiều kinh
nghiệm và trình độ 1 2 3 4 0 1 2 3 4 Chất lượng công trình tốt. 1 2 3 4
0 1 2 3 4
Mối quan hệ tốt với các ban ngành nhà nước, khách hàng chủ đầu tư, đối tác chiến lược và các ngân hàng
1 2 3 4
0 1 2 3 4 Nguồn lực tài chính của công ty. 1 2 3 4 0 1 2 3 4 Hoạt động đấu thầu chưa mạnh 1 2 3 4 0 1 2 3 4 Hoạt động liên doanh liên kết chưa mạnh 1 2 3 4 0 1 2 3 4 Hệ thống quản lý chưa chuyên nghiệp 1 2 3 4 0 1 2 3 4 Hoạt động Marketing chưa tốt 1 2 3 4 0 1 2 3 4 Công tác nghiên cứu và phát triển còn yếu 1 2 3 4 0 1 2 3 4 Thương hiệu có uy tín trên thị trường 1 2 3 4
Kết quả ý kiến chuyên gia sử dụng lập ma trận IFE
STT Các yếu tố bên trong chủ yếu
Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng
1 Thương hiệu có uy tín trên thị trường 0.12 4 0.48 2 Năng lực thi công và kỹ thuật thi công 0.12 4 0.48 3 Nguồn nhân lực dồi dào, có nhiều kinh
nghiệm và trình độ 0.1 3 0.3 4 Chất lượng công trình tốt. 0.1 4 0.4
5
Mối quan hệ tốt với các ban ngành nhà nước, khách hàng chủ đầu tư, đối tác chiến lược và các ngân hàng
0.11 4 0.44
6 Nguồn lực tài chính của công ty. 0.08 2 0.16 7 Hoạt động đấu thầu chưa mạnh 0.09 2 0.18