Những giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư thiết kế xây dựng đông cường (Trang 89)

6. Bố cục của luận văn

3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty

Từ các kết quả nghiên cứu ở trên, tác giả xin đưa ra một số giải pháp sau đây:

3.2.1. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Với quan điểm coi người lao động là mục tiêu và yếu tố cơ bản tạo ra năng lực cạnh tranh của mình, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường xác định rõ mục đích phát triển nhân sự đến năm 2020 là:

- Có nguồn nhân lực ổn định và chủ động.

- Xây dựng được một đội ngũ người lao động tốt, có trình độ và kỹ năng nghề nghiệp, có đủ năng lực để giải quyết tốt những vấn đề về kỹ thuật, về kinh doanh nẩy sinh; Có khả năng thực thi mọi nhiệm vụ một cách chuyên nghiệp, đạt năng suất lao động cao; năng động, tự chủ, tự tin, quyết đoán trong công việc; có động lực làm việc, tâm huyết gắn bó với doanh nghiệp, gắn sự phát triển của mỗi cá nhân với sự phát triển của doanh nghiệp.

Đội ngũ lao động của Công ty có thể chia làm 2 nhóm chính là đội ngũ công nhân lành nghề và đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp. Với 2 nhóm lao động này, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường có thể tập trung vào các giải pháp sau:

* Các giải pháp phát triển và nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý:

(1) Xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, cán bộ lãnh đạo của Công ty. Quy hoạch để có cơ sở phát triển nguồn nhân lực cần thực hiện sớm,

trong đó trọng tâm là quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung và lãnh đạo cao cấp của Công ty. Đây là giải pháp cần ưu tiên thực hiện bởi các lý do sau đây:

- Cần phải tạo ra đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý có năng lực, nếu không thì toàn bộ mục tiêu đề ra có hay đến đâu cũng không thể trở thành hiện thực.

- Chỉ có vậy mới tạo ra được tiền đề để có những giải pháp phát triển nguồn nhân lực tiếp theo.

Để làm được điều này, công ty cần rà soát sắp xếp lại bộ máy nhân sự của toàn bộ hệ thống. Xây dựng và hoàn chỉnh các bảng mô tả và chức danh công việc, làm rõ yêu cầu và tiêu chí đánh giá kết quả công việc để làm căn cứ trả lương trên cơ sở tận dụng tối đa năng lực sở trường của từng cán bộ, công nhân, khuyến khích từng thành viên đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp phát triển của Công ty.

Việc quy hoạch cán bộ quản lý cần thực hiện theo phương châm linh hoạt, tức là có thể điều chỉnh hay bổ sung đối tượng quy hoạch theo những tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng giai đoạn và từng cấp phát triển, đảm bảo là về phát hiện, bồi dưỡng và trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý. Trong quy hoạch phải xây dựng được các tiêu chuẩn, nhất là tiêu chuẩn về năng lực quản lý và chuyên môn. Các năng lực gồm có:

 Kiến thức chuyên môn và quản lý cần có

 Kỹ năng làm việc tại vị trí công việc được giao

 Kinh nghiệm làm việc trong ngành và trong vị trí công tác được phân công

 Phong cách và phương châm làm việc phù hợp với môi trường và điều kiện làm việc mới.

Cùng với quy hoạch cán bộ lãnh đạo và quản lý các bộ phận lao động khác, các cán bộ chuyên môn và công nhân lao động trực tiếp cũng cần được kiện toàn ở từng cấp theo hướng nâng cao năng lực làm việc theo các tiêu chuẩn về trình độ kỹ năng chuyên môn công việc cụ thể theo nhiệm vụ và công tác được giao.

Công ty sẽ thành lập một bộ phận tham mưu để thực hiện công việc xây dựng các tiêu chuẩn cán bộ, chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ quy hoạch.

(2) Tiến hành rà soát, đánh giá lại nguồn nhân lực một cách toàn diện theo những tiêu chuẩn quy hoạch cán bộ và yêu cầu năng lực làm việc của người lao động.

Cần có bản báo cáo chi tiết về đánh giá tổng thể nguồn nhân lực, trong đó chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ cán bộ của Công ty, nguyên nhân của nó, nhằm tìm ra những giải pháp phù hợp nhất để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty, Báo cáo này cần được hoàn thành vào năm 2016 để làm căn cứ xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp.

(3) Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện chương trình đào tạo dành cho cán bộ quản lý các cấp của toàn Công ty để mọi người cùng chia sẻ và có cách nhìn chung về các vấn đề.

- Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo cán bộ quản lý nhằm bổ sung thêm những kiến thức mới nảy sinh dưới tác động của những bối cảnh toàn cầu hóa cũng như nâng cao năng lực cho từng đội ngũ cán bộ. Xây dựng chương trình nội dung đào tạo riêng cho từng nhóm đối tượng cán bộ quản lý cấp cao và cán bộ quản lý cấp trung.

- Tùy theo đối tượng học viên mà bố trí thời gian học, lịch học phù hợp. - Phân bổ kinh phí thỏa đáng cho hoạt động đào tạo, coi đó là đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty có thể khai thác thế mạnh là doanh nghiệp đóng trên địa bàn Tp.HCM, lựa chọn đơn vị cung cấp đào tạo có đội ngũ giáo viên giỏi, am hiểu thực tế thị trường, hiểu biết về lĩnh vực xây dựng để góp phần nâng cao chất lượng phát triển nguồn nhân lực cho Công ty.

(4) Hoàn thiện chính sách tiền lương và lao động.

Tiền lương cần được trả theo nguyên tắc phù hợp với số lượng và chất lượng lao động, lao động phức tạp thì được trả cao hơn. Tạo ra động lực và sự gắn bó của người lao động và cán bộ quản lý với Công ty. Thông qua một cơ chế tiền lương thích hợp để hạn chế tình trạng chảy máu chất xám, gây thiệt hại đến tài sản và danh tiếng của Công ty.

(5) Hoàn thiện quy chế, quy trình và chính sách tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ quản lý các cấp trong công ty.

(6) Việc tuyển dụng, đề bạt nhân sự cần được thực hiện căn cứ vào mục tiêu phát triển để hình thành tổ chức, căn cứ vào chức năng của từng đơn vị, yêu cầu chức danh của từng vị trí để chọn người phù hợp với từng vị trí. Qui trình tuyển chọn phải công khai, minh bạch và vì công việc chứ không phải vì con người. Tuyệt đối tránh tình trạng lựa chọn theo kiểu hình thức, theo quan hệ và cảm tính thông thường dễ gây phức tạp và không hiệu quả.

* Các giải pháp đối với trường dạy nghề và nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân và kỹ thuật viên.

Công ty cần xây dựng chương trình đào tạo tay nghề một cách bài bản và có kế hoạch đào tạo tay nghề, thi nâng bậc thường xuyên trong năm (2 lần/năm) để khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề. Đây cũng là cơ hội tốt nhất để Công ty phát triển nguồn lực có chuyên môn tốt phục vụ cho công việc

3.2.2. Giải pháp huy động vốn kinh doanh và quản lý tài chính

Huy động vốn kinh doanh và quản lý tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh trong thời gian tới, tăng cường quản lý vốn và quản lý đầu tư để đạt hiệu quả cao nhất.

Như đã trình bày ở trên, để đạt được sự phát triển nhanh và mở rộng kinh doanh như chiến lược đã đề ra, từ nay đến năm 2020. Lượng vốn đầu tư mà Công ty huy động được cần được quản lý tốt và có những tính toán và phân tích đầu tư tối ưu. Trong điều kiện nguồn vốn cấp thêm từ ngân sách nhà nước không có, tích lũy kinh doanh có hạn, huy động vốn sẽ được thực hiện theo các giải pháp sau:

(1) Sớm xây dựng và thực hiện phƣơng án tổng thể, đồng bộ về đảm bảo nguồn vốn.

Đây là giải pháp định hướng cho một chiến lược dài hạn cho Công ty. Phương án này nhằm mục tiêu đảm bảo đủ nguồn vốn thông qua các hình thức tạo nguồn khác nhau như:

- Tích lũy từ lợi nhuận trong kinh doanh. - Các hình thức tín dụng khác.

Phương án đảm bảo nguồn vốn trên chỉ rõ thời gian, giá trị và cơ cấu theo các nguồn huy động khác nhau và các giải pháp cụ thể để tạo sự ổn định cần thiết các nguồn vốn có thể có. Phương án này phải là một phương án mở và có thể có điều chỉnh cho hợp lý hơn về các mặt trên khi có những thay đổi và phát triển trong kinh doanh nói riêng và trong sự phát triển của thị trường vốn và thị trường tài chính nói chung.

(2) Tiếp tục huy động vốn vay.

Tăng cường vay, nhất là vay từ các ngân hàng để đảm bảo có đủ vốn cho các hoạt động kinh doanh.

Vay ngân hàng là cần thiết vừa để đảm bảo vốn kinh doanh, vừa làm cho kinh doanh có hiệu quả hơn. Công ty cũng sẽ xác định một cơ chế hợp lý giữa vốn của chủ sở hữu và vốn vay để có hiệu quả cao nhất. Thiết lập và củng cố mối quan hệ tốt đẹp với các ngân hàng thương mại, mở rộng và tăng nguồn vốn tín dụng, cố gắng đảm bảo duy trì hạn mức tín dụng hợp lý. Có kế hoạch khai thác tốt nguồn vốn tín dụng để đảm bảo nhu cầu vay ngắn hạn trong kinh doanh và vay dài hạn cho các chương trình, dự án đầu tư lớn của Công ty.

(3) Đẩy mạnh phƣơng thức liên kết liên doanh.

Liên kết kinh doanh không làm tăng thêm vốn sở hữu của Tổng Công ty, nhưng hình thức này giúp triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh cùng với sự hợp lực của các đối tác từ bên ngoài. Đây là giải pháp kinh doanh tiềm năng, rất có hiệu quả, nhất là đầu tư vào các dự án có quy mô lớn.

(4) Tiếp tục nâng cao năng lực và hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh.

Hiện đại hóa công tác quản lý tài chính để nâng cao năng lực quản lý và kiểm soát tình hình tài chính trong kinh doanh, trong đó có cả đầu tư tài chính dài hạn và quản lý vốn lưu động, luồng tiền vào ra v.v. trong kinh doanh của các doanh nghiệp trong Công ty.

Khẩn trương xây dựng và quản lý danh mục đầu tư của Công ty cả trong và ngoài lĩnh vực kinh doanh chính, trên cơ sở đó có những phân tích và quyết định đầu tư hợp lý. Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án và thị trường kinh doanh có hiệu quả, có tiềm năng phát triển nhanh.

Rà soát và điều chỉnh hợp lý các định mức tiên tiến. Tiếp tục đẩy nhanh việc triển khai các dự án về áp dụng công nghệ hiện đại, công nghệ thông tin trong quản lý tài chính và quản trị các nguồn lực của doanh nghiệp (ERP). Hoàn thiện cơ chế thanh toán, quy trình luân chuyển tiền - hàng, tổ chức thanh toán với bạn hàng, xuất - nhập khẩu v.v. trong toàn hệ thống.

3.2.3. Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường chủ động, tích cực xây dựng và hoàn thiện các giá trị văn hóa với phương châm kinh doanh là “Nơi tạo nên những công trình mơ ước”. Xác định các giá trị văn hóa điển hình và cốt lõi của Công ty, một yếu tố then chốt để xây dựng một công ty mạnh có bản sắc riêng. Trong đó các giá trị văn hóa cốt lõi như đề cao tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp và hiệu quả, tinh thần hợp tác và chia sẻ v.v… sẽ là cơ sở cho mọi hành vi làm việc và hành động trong mỗi con người, từng doanh nghiệp và cả công ty.

Trên cơ sở những giá trị văn hóa cốt lõi của một doanh nghiệp lớn. Những định hướng giá trị văn hóa lớn để có các hành vi chuẩn mực sẽ là:

- Có trách nhiệm cao đối với công việc, với đồng nghiệp.

- Tri thức và hiểu biết trong thực hiện công việc và trong giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh một cách hợp lý nhất, với doanh nghiệp và với khách hàng. Cơ sở có trình độ cao, có kỹ năng và phong cách làm việc chuyên nghiệp.

- Sáng tạo và luôn cập nhật kiến thức kỹ năng mới để không ngừng phát triển cá nhân mỗi người tạo tiền đề cho sự phát triển chung của cả một tổ chức lớn.

Các giá trị văn hóa trên có được một phần từ truyền thống phát triển của Công ty để đáp ứng đòi hỏi của môi trường kinh doanh mới đối với mọi người trong doanh nghiệp. Những giá trị này cần được thống nhất, trở thành giá trị chung, biểu hiện tại mỗi người trong từng vị trí làm việc và công tác khác nhau. Xây dựng các tiêu chí và giá trị văn hóa trên là một quá trình đòi hỏi Công ty cần có những thay đổi cả về năng lực trình độ người lao động, về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (như phân cấp mạnh hơn) và về chiến lược kinh doanh, nhất là có được tầm nhìn chung của mọi cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty về triển vọng của Công ty trong tương lai, luôn là doanh nghiệp hàng đầu, là sự lựa chọn số 1 trên thị trường.

3.2.4. Giải pháp phát triển công nghệ và đầu tƣ thiết bị

Hiện nay trong ngành xây dựng từng bước áp dụng công nghệ xây dựng hiện đại như hệ thống cốp pha trượt, hệ thống máy bơm bê tông cho nhà cao tầng, hệ thống sản xuất lắp ghép nhà hàng loạt bằng vật liệu nhẹ với kết cấu tấm 3D. Trong khi đó hệ thống thiết bị của Công ty còn hạn chế vì vậy trước mắt phải có kế hoạch trang bị máy móc thiết bị mới, đặc biệt là các loại máy thi công các công trình nhà cao tầng (từ 40 trở lên) như máy khoan cọc nhồi, máy và cần bơm bê tông, cẩu tháp, hệ thống cốp pha trượt, v.v. Có các giải pháp khai thác và sử dụng tốt các máy móc thiết bị này như cho các đơn vị khác thuê...

Công ty nên thành lập một công ty cổ phần hoặc xí nghiệp quản lý thiết bị thi công cơ giới chuyên trách quản lý đầu tư, phát triển, khai thác và sử dụng hiệu quả các máy móc thiết bị dưới nhiều hình thức khác nhau như cho các đơn vị khác trong và ngoài Công ty thuê, v.v.

Để xây dựng thương hiệu và tạo dựng hình ảnh là một doanh nghiệp kiểu mẫu, chung tay đóng góp cho sự hoàn thiện của xã hội, tạo ra các sản phẩm và những dịch vụ phù hợp, độc đáo, tiện dụng và thân thiện với môi trường. Công ty cần chú trọng đầu tư và nâng cấp dây chuyền công nghệ, đặc biệt là những công nghệ mới cho năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động và tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường.

Những công nghệ mới nhập về phải là những công nghệ tiên tiến, có giá trị khai thác và sử dụng đủ lâu để đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Do lĩnh vực xây dựng nhà ở và hạ tầng đô thị vẫn là mũi nhọn chính, Công ty cần chú trọng đầu tư công nghệ và trang thiết bị thi công, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng tương thích nhằm nâng cao năng lực thi công, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng của cả Công ty, đảm bảo sự đồng đều trong nội bộ cả các Công ty thành viên.

Công ty nên thường xuyên tổ chức cho các cán bộ quản lý kỹ thuật chất lượng được dự các buổi tập huấn chuyên đề, hội thảo khoa học công nghệ xây dựng và tham quan thực tế các công trình tiêu biểu trong nước có quy mô lớn, các công trình liên doanh với nước ngoài và cả các công trình ngoài nước nhằm nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư thiết kế xây dựng đông cường (Trang 89)