6. Bố cục của luận văn
2.3.1.9. Năng lực lãnh đạo và quản lý
Về quản lý, công ty hiện nay áp dụng mô hình quản lý trực tuyến. Cơ cấu tổ chức quản lý theo trực tuyến có các bộ phận chức năng giúp việc trong các lĩnh vực như xây dựng kế hoạch, quản lý nhân sự, marketing, tài chính – kế toán, quản lý kỹ thuật – công nghệ. Thực tế cho thấy mô hình quản lý này cũng đem lại những thành công đáng kể cho công ty. Công ty đã mạnh dạn cải tiến quản lý, tổ chức sản xuất, áp dụng phương pháp quản lý khoa học hiện đại để đạt được hiệu quả ngày càng cao.
Tất cả các cán bộ chủ chốt của các phòng ban, đơn vị trực thuộc đều được đào tạo. Tất cả các khâu hoạch định, tổ chức, thực hiện và kiểm tra đều được qui định rõ ràng bằng văn bản, quy chế và được thực hiện rất chặt chẽ, lề lối làm việc không khoa học dần chuyển qua hệ thống có tổ chức, có kế hoạch, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận thông qua việc kiểm soát quá trình; phát hiện, khắc phục, giảm thiểu các lỗi sai trong quản lý SXKD, thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Tuy nhiên giữa các phòng ban, các đơn vị trực thuộc chưa kết nối với nhau một cách xuyên suốt, thống nhất nên việc quản lý thông tin giữa các bộ phận trong công ty đôi lúc chưa thông suốt, việc triển khai các chiến lược chính sách của công ty đôi lúc bị gián đoạn dẫn đến việc chậm trễ trong triển khai các chiến lược kinh doanh. Một số hoạt động vẫn chưa được kiểm soát đưa vào quy trình nên hiệu quả quản lý chưa cao.
Trong công ty cũng có một số nhân viên lớn tuổi, không theo kịp trình độ quản lý hiện đại. Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường
quản lý theo kiểu kinh nghiệm và chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của mình. người lãnh đạo quyết định tất cả các hoạt động, việc xử lý công việc đôi khi chậm trễ ảnh hưởng tiến độ thi công tại công trường. Ban giám đốc điều hành công ty theo kế hoạch ngắn hạn, chưa có chiến lược dài hạn. Trong thời gian tới hoạt động quản lý điều hành cần thay đổi để thích nghi môi trường mới.
2.3.2. Đánh giá các yếu tố môi trƣờng nội bộ của Công ty Cổ phần Tƣ vấn Đầu tƣ Thiết kế Xây dựng Đông Cƣờng
Phân tích môi trường bên trong có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các điểm mạnh và điểm yếu trong nội tại doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp tận dụng các cơ hội cũng như né tránh các nguy cơ một cách tốt hơn.
Điểm mạnh:
- Xây dựng thương hiệu có uy tín trên thị trường
- Đủ năng lực thi công và kỹ thuật thi công cho những công trình có quy mô lớn
- Nguồn nhân lực dồi dào, có nhiều kinh nghiệm và trình độ trong lĩnh vực xây dựng.
- Chất lượng công trình tốt.
- Xây dựng mối quan hệ tốt với các khách hàng chủ đầu tư, đối tác chiến lược và các ngân hàng lớn trong và ngoài nước.
Điểm yếu:
- Nguồn lực tài chính chưa mạnh chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng. - Hoạt động đấu thầu chưa mạnh
- Hoạt động liên doanh liên kết chưa mạnh - Hệ thống quản lý chưa chuyên nghiệp
- Chưa có phòng Marketing để có chính sách Marketing phù hợp. - Hoạt động công tác nghiên cứu phát triển còn yếu.
Từ các điểm mạnh và điểm yếu đã xác định, tác giả xây dựng ma trận các yếu tố bên trong IFE. Ma trận IFE được xây dựng như bên dưới:
Bảng 2.5: Ma trận các yếu tố bên trong ( IFE) tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường
STT Các yếu tố bên trong chủ yếu
Mức độ quan trọng (a) Phân loại (b) Số điểm quan trọng (a) x (b) 1 Thương hiệu có uy tín trên thị trường 0.12 4 0.48
2 Năng lực thi công và kỹ thuật thi công 0.12 4 0.48
3
Nguồn nhân lực dồi dào, có nhiều kinh
nghiệm và trình độ 0.1 3 0.3
4 Chất lượng công trình tốt. 0.1 4 0.4
5
Mối quan hệ tốt với các ban ngành nhà nước, khách hàng chủ đầu tư, đối tác chiến lược và các ngân hàng
0.11 4 0.44
6 Nguồn lực tài chính của công ty. 0.08 2 0.16
7 Hoạt động đấu thầu chưa mạnh 0.09 2 0.18
8 Hoạt động liên doanh liên kết chưa mạnh 0.05 2 0.1
9 Hệ thống quản lý chưa chuyên nghiệp 0.08 2 0.16
10
Hoạt động Marketing chưa tốt 0.07 2 0.14
11 Công tác nghiên cứu và phát triển còn yếu 0.08 2 0.16
Tổng cộng 1 3
Nguồn: phụ lục 3
Số điểm quan trọng tổng cộng là 3.0 so với mức trung bình là 2.5 cho thấy tiềm lực nội tại của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường trước mối nguy cơ và cơ hội từ bên ngoài đang ở ngưỡng trên trung bình và cần phấn đấu hơn nữa trong thời gian tới.
2.4. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tƣ vấn Đầu tƣ Thiết kế Xây dựng Đông Cƣờng và các đối thủ cạnh tranh
Vấn đề nghiên cứu và các mục tiêu nghiên cứu đã được xác định trong phần mở đầu. Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Quy trình phân tích được thể hiện trong hình 2.2.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường
Hệ thống cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh và
Xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng chuyên ngành tư vấn đầu tư thiết kế xây dựng
- Khảo sát về thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường;
- Phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng
Đông Cường.
Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường
Đề xuất giải pháp hiệu quả nâng cao năng lực cạnh tranh
2.4.1. Thiết kế khảo sát năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tƣ vấn Đầu tƣ Thiết kế Xây dựng Đông Cƣờng với đối thủ cạnh tranh
2.4.1.1. Giới thiệu về các đối thủ cạnh tranh
Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực xây dựng chuyên ngành tư vấn đầu tư thiết kế xây dựng. Tuy nhiên các đối thủ cạnh tranh chủ yếu có thể nói đến đó là Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng An Phú Long và Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hoa Đất.
Cả hai đối thủ này đều có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn xây dựng, có nhiều mối quan hệ với các chủ đầu tư lớn trong ngành. Từ năm 2011, khi các chủ đầu tư bắt đầu xây dựng nhà để ở và đầu tư để bán – cho thuê thì các công ty này cũng đã nhanh chóng tham gia vào và nổi lên thành những đối thủ cạnh tranh khá mạnh với những lợi thế của mình.
Cạnh tranh trong ngành đang ngày càng gay gắt ngày càng có nhiều đơn vị được thành lập.
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG AN PHÖ LONG
- Tên giao dịch: CÔNG TY TK & XD AN PHÚ LONG - Địa chỉ: 792 Trường Sa, Phường 14, Quận 3, Tp.HCM - Giám đốc/Đại diện pháp luật: Nguyễn Anh Tú
- Giấy phép kinh doanh: 0302939068 | Ngày cấp: 04/06/2003 - Mã số thuế: 0302939068
- Ngày hoạt động: 01/06/2003 - Hoạt động chính:
+ Thiết kế và xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. + Thiết kế nội ngoại thất công trình. Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng. + Lập dự án Đầu tư – Tư vấn đấu thầu, Thiết kế quy hoạch xây dựng.
+ Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình. Quản lý dự án đầu tư xây dựng Công trình.
+ Thiết kế kết cấu công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng. + Thiết kế công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị.
+ Kiểm định chất lượng công trình. Giám sát xây dựng và hoàn thiện công trình dân dụng - công nghiệp.
+ Kinh doanh bất động sản.
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƢƠNG MẠI HOA ĐẤT
- Tên giao dịch: HOA ĐẤT JSC
- Địa chỉ: Lô B6, Khu dân cư An Lộc, Đường Nguyễn Oanh, P.17, Q.Gò Vấp, TP.HCM
- Giám đốc/Đại diện pháp luật: Trương Bá Ngọc Minh
- Giấy phép kinh doanh: 0304552411 | Ngày cấp: 12/01/2007 - Mã số thuế: 0304552411
- Ngày hoạt động: 30/09/2006 - Hoạt động chính:
+ Mua bán vật liệu xây dựng, sản phẩm bằng gốm. + Trang trí nội thất công trình dân dụng - công nghiệp. + Tư vấn xây dựng (trừ giám sát, khảo sát xây dựng). + Thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. + San lấp mặt bằng. Mua bán vật liệu xây dựng.
+ Sản xuất, mua bán hàng trang trí nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ (trừ tái chế phế thải, gia công cơ khí, xi mạ điện).
+ Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
+ Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô, đường thủy nội địa.
+ Bổ sung: Thiết kế kiến trúc công trình dân dụng và công nghiệp. Thiết kế quy hoạch xây dựng.
2.4.1.2. Xây dựng thang đo năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực tƣ vấn đầu tƣ thiết kế xây dựng
Trong nghiên cứu này, thang đo nghiên cứu được kế thừa từ các thang đo đã được kiểm định trong các bài nghiên cứu trước đây và được điều chỉnh thông qua quá trình thảo luận với chuyên gia để phù hợp với doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng chuyên ngành tư vấn đầu tư thiết kế xây dựng tại Việt Nam.
Để xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng chuyên ngành tư vấn đầu tư thiết kế xây dựng tại Việt Nam, trước hết luận văn căn cứ vào lý thuyết các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung: “Phương pháp Thompson-Strickland” trong bài báo “Vận dụng phương pháp Thompson-Strickland đánh giá so sánh tổng thể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp” (Phan Minh Hoạt, 2004) và “Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp” trong sách “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế” (Nguyễn Minh Tuấn, 2010); kết hợp với nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng chuyên ngành tư vấn đầu tư thiết kế xây dựng của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường nói riêng. Trên cơ sở đó để hình thành đề cương thảo luận nhóm với các chuyên gia (xem Phụ lục 1).
Qua kết quả thảo luận nhóm với 10 chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng chuyên ngành tư vấn đầu tư thiết kế xây dựng, tác giả xác định được 8 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng chuyên ngành tư vấn đầu tư thiết kế xây dựng ở Việt Nam:
1/ Nguồn nhân lực; 2/ Năng lực tài chính;
3/ Trình độ trang thiết bị và công nghệ; 4/ Năng lực nghiên cứu và phát triển; 5/ Năng lực Marketing;
6/ Năng lực quản trị doanh nghiệp. 7/ Hệ thống thông tin và cơ sở dữu liệu
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ yếu tố Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp được thay thế bởi yếu tố năng lực Marketing nhằm tạo thuận lợi cho việc trả lời câu hỏi cảu đối tượng khảo sát.
Để đánh giá chi tiết 7 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh, căn cứ vào các thang đo tham khảo đã được kiểm định từ các Luận án tiến sĩ kinh tế trước đây: “Tăng cường năng lực cạnh tranh của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam
trong điều kiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới” (Trần Thị Anh Thư, 2012) và “Năng lực cạnh tranh của các Công ty Cho thuê tài chính thành phố Hồ Chí Minh” (Hoàng Thị Thanh Hằng, 2013); kết hợp với kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp, tác giả đề ra đề cương thảo luận nhóm về “Các tiêu chí cụ thể thể hiện các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng chuyên ngành tư vấn đầu tư thiết kế xây dựng” (Phụ lục 2).
Đối tượng khảo sát được đề nghị cho điểm từng yếu tố cấu thành theo thang đo Likert 5 bậc với các mức: 1 (rất yếu), 2 (yếu), 3 (trung bình), 4 (khá mạnh), 5 (mạnh).
2.4.1.3. Xác định mẫu nghiên cứu và Phương pháp xử lý dữ liệu
Tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất) trong bài nghiên cứu. Nhóm đối tượng nghiên cứu bao gồm khách hàng và những chuyên gia trong ngành.
Kết quả khảo sát được nhập liệu và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. Giá trị trung bình của 7 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh sau khi xác định sẽ giúp được cái nhìn tổng quát về năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường và so sánh với giá trị trung bình của các doanh nghiệp đối thủ để so sánh sức mạnh cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường so với từng doanh nghiệp đối thủ.
Các giá trị trung bình được tính toán, và dựa trên thang đo likert, tác giả có những nhận định về năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường theo từng cấp độ:
- Rất yếu: điểm trung bình ≤ 1,80
- Yếu: điểm trung bình từ 1,81 đến 2,60
- Trung bình: điểm trung bình từ 2,61 đến 3,40 - Khá mạnh: điểm trung bình từ 3,41 đến 4,20 - Mạnh: điểm trung bình từ 4,21 đến 5,00
2.4.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tƣ vấn Đầu tƣ Thiết kế Xây dựng Đông Cƣờng với các đối thủ cạnh tranh
2.4.2.1. Nguồn nhân lực
Theo thống kê từ kết quả khảo sát thì nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường nằm trên mức trung bình. So với đối thủ cạnh tranh thì cao hơn Công ty Hoa Đất nhưng thấp hơn Công ty An Phú Long, cụ thể là yếu tố này của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường ở mức khá (3,85), cao hơn đáng kể nguồn nhân lực của Công ty Hoa Đất (3,55) và thấp hơn An Phú Long không nhiều lắm (3,95).
Bảng 2.6: Bảng đánh giá nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường với các đối thủ cạnh tranh
TT Tiêu chí cụ thể Điểm số đánh giá Công ty Đông Cƣờng Công ty An Phú Long Công ty Hoa Đất 1. Nguồn nhân lực
1.1 Nguồn nhân lực ở công ty đáp ứng
yêu cầu công việc 4,06 4,02 3,58
1.2 Lao động ở công ty được đào tạo
có chuyên môn phù hợp 3,96 4,18 3,74 1.3 Lao động ở công ty có khả năng sáng
tạo 3,84 3,64 3,32
1.4 Động lực làm việc của lao động 3,64 3,98 3,52 1.5 Chính sách đánh giá và đãi ngộ lao
động 3,74 3,92 3,58
Điểm trung bình 3,85 3,95 3,55
Điểm mạnh
Đối với các tiêu chí cụ thể thì có một số tiêu chí của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường khá mạnh so với các đối thủ. Nguồn nhân lực của Công ty đáp ứng được yêu cầu công việc tốt hơn (4,06 > 4,02 > 3,58) tuy nhiên chỉ vượt trội so với Hoa Đất còn mạnh hơn An Phú Long không nhiều.