Tình hình nghiên cứu ở Việt nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Anh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thuchi quỹ Bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở Việt Nam (Trang 41 - 48)

6. Kết cấu của luận án

1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt nam

Sau hơn 1 thập kỷ mở cửa nền kinh tế, xã hội Việt Nam đã nảy sinh một vài mâu thuẫn giữa xây dựng chính sách xã hội với thực hiện quản lý, giữa mục tiêu đặt ra với kết quả thực hiện…Trong bối cảnh thay đổi điều kiện kinh tế - xã hội, chính sách XH và vai trò quản lý của nhà nƣớc có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện các mục tiêu xã hội. Quản lý quỹ BHTN thuộc hoạt động của chính phủ (trực thuộc Bộ lao động thƣơng binh và xã hội). Khoản thu và chi của quỹ bảo hiểm xã hội đƣợc coi là khoản thu và chi ngoài ngân sách10. Chính phủ hiện tại không đƣa ra cam kết rõ ràng về sự đảm bảo khả năng chi trả trong tƣơng lai dù đã có sự cảnh báo của Tổ chức lao động quốc tế (theo tài liệu [32]) về tình trạng thâm hụt trong tƣơng lai. Chính vì “sự thay đổi điều kiện thực tế khách quan và nền tảng chính sách BHTN "kém linh hoạt" dẫn tới sự chƣa phù hợp giữa thực tiễn và lý luận trong hệ thống ASXH ở Việt Nam”, điều này đã gây đƣợc sự chú ý và quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam. Chủ đề mà khiến nhiều nhà nghiên cứu kinh tế ở Việt Nam tập trung quan tâm và nghiên cứu gồm:

Thứ nhất, nâng cao năng lực quản lý tài chính quỹ BHTN cho phù hợp với thực trạng kinh tế các khu vực. Nghiên cứu của Phùng thị Cẩm Châu (theo tài liệu [33]) tiếp cận chính sách BHTN ở Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế trong khu vực châu Á, khiến nguy cơ thất nghiệp xảy ra không chỉ đối với khu vực sản xuất thành thị mà còn cả khu vực sản xuất địa phƣơng. Trong năm 2012, tỉnh Thái Nguyên có một số lƣợng lớn ngƣời lao động thất nghiệp và cơ quan bảo hiểm thất nghiệp phải tiến hành chi trả bảo hiểm thất nghiệp cho lƣợng lao động này. Tuy nhiên, Cẩm Châu phát hiện ra rằng chính sách hỗ trợ thất nghiệp đƣợc xây dựng từ năm 2009 chƣa phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi.

Khi các điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi, điều này đã gây ảnh hƣởng tới quyền lợi của ngƣời lao động bị thất nghiệp. Để đảm bảo vai trò trung lập trong hài hòa lợi ích thị trƣờng lao động, thì nhà nƣớc sẽ đóng vai trò nòng cốt trong quá trình thực thi chính sách BHTN. Xuất phát từ đặc điểm nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trƣờng, quyền lợi của ngƣời lao động bị các

10

Ngày 20 tháng 1 năm 1995, quỹ Bảo hiểm đƣợc tách ra khỏi hoạt động ngân sách chính phủ và tự hạch toán cân đối thu chi.

30 doanh nghiệp coi nhẹ và rủi ro thất nghiệp cao… Nghiên cứu của Nguyễn Quang Trƣờng (theo tài liệu [34]) thừa nhận rằng nhà nƣớc phải đảm nhận vai trò chủ đạo trong quản lý quỹ BHTN ở Việt Nam. Bởi công cụ quyền lực nhà nƣớc sẽ giúp cho vị thế của ngƣời lao động tại doanh nghiệp đƣợc cân bằng. Ngoài ra, thực hiện quản lý nhà nƣớc sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chính sách xã hội và đảm bảo mức dự phòng cân đối tài chính quỹ (theo tài liệu [35]).

Kể từ khi chính sách BHTN có hiệu lực và trải qua một thời gian, Nguyễn Mai Phƣơng (2014) đã phát hiện ra rằng "việc thực hiện chính sách chi trả BHTN ở nhiều địa phƣơng còn nhiều bất cập và cần học hỏi kinh nghiệm để hoàn thiện". Quy trình thực hiện chi trả quỹ BHTN còn nhiều vƣớng mắc về thủ tục, công tác tuyên truyền tham gia quỹ BHTN chƣa đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ thực trạng sơ khai của chính sách BHTN Việt Nam, Nguyễn Mai Phƣơng đã chỉ ra rằng sự chuyển hƣớng từ trợ cấp thôi việc của doanh nghiệp sang chi trả bảo hiểm thất nghiệp của quỹ BHTN ở Việt Nam là phù hợp với điều kiện doanh nghiệp và hoản cảnh xã hội. Bằng việc tìm hiểu chính sách BHTN ở Trung Quốc, Nguyễn Mai Phƣơng muốn giúp nhà xây dựng và quản lý quỹ BHTN kế thừa những kinh nghiệm trong xây dựng “biện pháp và chính sách quản lý quỹ BHTN” ở Trung Quốc (theo tài liệu [62]).

Thứ hai, nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến thu, chi BHTN ở Việt Nam.

Quỹ BHTN ở Việt Nam ra đời khá muộn so với nhiều quốc gia trong khu vực Đông và Đông Nam Á. Điều này xuất phát từ bối cảnh kinh tế và lịch sử phát triển quốc gia. Vấn đề xác định nhân tố ảnh hƣởng và xây dựng mô hình thu, chi và dự báo cân đối thu chi quỹ BHTN cũng thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm của nhà quản lý quỹ BHTN và nhà nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

Xuất phát điểm từ nền móng quỹ BHXH, những nhà quản lý quỹ BHTN ở Việt Nam trong đó có TS Đỗ Văn Sinh và cộng sự (2011) lựa chọn yếu tố LLLĐ và tiền lƣơng cơ sở, tỷ lệ thất nghiệp là yếu tố cơ bản để xây dựng mô hình cân đối thu chi BHTN. Với chuỗi dữ liệu thu, chi BHTN thu thập đƣợc trong khoảng 1 – 3 năm, các phƣơng pháp tiếp cận gián tiếp dƣờng nhƣ là bất khả thi. Tuy nhiên, việc sử dụng mô hình cân đối thu – chi của quỹ "xã hội tƣơng tự" cũng góp phần phác họa biến động và xu hƣớng cân đối quỹ BHTN trong thời gian tƣơng lai dài.

31 Đề án xem xét kết cấu tài chính quỹ BHTN đƣợc thực hiện từ năm 2009 và cho thấy rằng mối quan hệ giữa BHTN và BHXH có sự tƣơng đồng về mức lƣơng đóng góp [Đỗ Văn Sinh và cộng sự (2011); Phạm Đình Thành và cộng sự (2015)]. Do vậy, Đỗ Văn Sinh và cộng sự cho rằng để thiết kế mô hình dự báo tài chính quỹ BHTN có thể dựa trên mô hình dự báo quỹ BHXH trƣớc đó.

Bảng 1.3Kết quả dự báo thu BHTN của cơ quan quản lý quỹ BHTN (nguồn: [3]; [4]; [5]) Năm Số ngƣời tham gia BHXH Tỷ lệ tham gia Số ngƣời tham gia BHTN Lƣơng tối thiểu Lƣơng BQ đóng BHTN Tỷ lệ đóng BHTN Số thu BHTN 2014 11647 0.8 9317 1150 3418 2.50% 9554 2015 12571 0.8 10056 1265 3722 2.50% 11230 2016 13423 0.8 10738 1392 4053 2.50% 13058 2017 14396 0.8 11517 1531 4414 2.50% 15251

Phƣơng pháp dự báo chi BHTN mà nhóm nghiên cứu đƣa ra dựa trên sự ảnh hƣởng trực tiếp đến chi trả BHTN (mô hình dự báo chi theo ảnh hƣởng của yếu tố trực tiếp) trong đó các khoản chi BHTN đƣợc phân loại thành 4 khoản chi cơ bản: (1) Chi trả trực tiếp cho ngƣời thất nghiệp; (2) Chi hỗ trợ tƣ vấn và tìm việc làm; (3) Chi học nghề và đóng bảo hiểm y tế; (4) Chi bộ máy quản lý. Để dự báo chi BHTN chỉ cần xác định đƣợc số lƣợng ngƣời tham gia chính sách BHTN, biến động tiền lƣơng và hệ số giả định của chuyên gia.

Bảng 1.4 Kết quả dự báo tình hình chi BHTN của cơ quan quản lý quỹ BHTN

(nguồn:[3],[4],[5]) Năm Số ngƣời hƣởng BHTN Chi trợ cấp Chi GTVL Chi học nghề Chi BHYT Chi quản lý Tổng chi BHTN 2014 466 5732 587 839 258 287 7702 2015 503 6738 634 905 303 337 8917 2016 537 7835 677 966 353 392 10222 2017 576 9151 726 1037 412 458 11782

Một hƣớng nghiên cứu khác lại xem xét sự ảnh hƣởng tới chi BHTN dƣới góc độ "yếu tố hành vi cá nhân" nhằm kiểm chứng việc phân bổ chi trả BHTN có "hợp lý" giữa các đối tƣợng hƣởng lợi của chính sách BHTN. Xuất phát từ các nghiên cứu trên thế giới (mô hình L-T11) về yếu tố bất lợi về đặc điểm sinh học và trình độ của ngƣời lao động [gồm: (1) Lao động lớn tuổi (trên 35 tuổi); (2) Lao động chƣa đƣợc đào tạo chuyên môn; (3) Lao động nữ] là yếu tố ảnh hƣởng đến chi

32 trả BHTN ở Rumani,Thổ Nhĩ Kỳ, nghiên cứu của Nguyễn Ái Đoàn và cộng sự (2017) xem xét thực nghiệm mô hình ảnh hƣởng này tại Việt Nam [gồm 607 mẫu đạt yêu cầu trông tổng số 752 mẫu phiếu điều tra (trong tổng số 6518 ngƣời nhận trợ cấp thất nghiệp tại cơ quan BHTN quận Long Biên trong năm 2013)]12. Kết quả cho thấy chi BHTN chịu ảnh hƣởng bởi mức lƣơng và thời gian đóng hơn là các đặc điểm sinh học cá nhân và trình độ chuyên môn của ngƣời thất nghiệp.

Cuối cùng, phương pháp đánh giá nhân tố ảnh hưởng tới thu, chi BHTN.

Để thực hiện xây dựng mô hình cân đối thu chi BHTN và dự báo quỹ BHTN, các nhà quản lý quỹ BHTN và nhà nghiên cứu ở Việt Nam đều có những lập luận riêng để chứng minh mô hình nghiên cứu sẽ phỏng đoán đƣợc biến động thu, chi của quỹ BHTN.

Cơ quan quản lý quỹ tập trung vào phƣơng pháp ƣớc lƣợng trực tiếp và giả định chuyên gia. Phƣơng pháp ƣớc lƣợng thu, chi BHTN dựa trên số liệu thu, chi BHXH có thể đƣa ra đƣợc những kết quả dự báo dài hạn [Đỗ Văn Sinh và cộng sự (2011); Phạm Đình Thành và cộng sự (2015)]. Dựa trên các công trình nghiên cứu riêng lẻ về "nhân tố nhân khẩu học", "nhân tố biến động tiền lương cơ sở"… TS Đỗ Văn Sinh và TS Phạm Đình Thành đã tổng hợp lại thành các phƣơng trình tính toán thu, chi và cân đối thu – chi quỹ BHTN. Đối với khoản đóng góp vào quỹ BHTN (thu BHTN), nhóm nghiên cứu dựa trên các giả định về sự thay đổi nhân khẩu học (của mô hình BHXH) và lộ trình thay đổi giá – “tiền lƣơng cơ sở” do Bộ tài chính và cơ quan chức năng dự báo. Đối với khoản chi trả BHTN, nhóm nghiên cứu đƣa

12 Mô hình 01: Giả định ảnh hƣởng của giới tính (Nữ), độ tuổi trên 35 và trình độ phổ thông (chƣa đƣợc dạy nghề) tới chi BHTN.

Y= β0 + β1X1 + β2X2 + β3DS+ β4DA + β5DE + u Mô hình 02: Giả định kết hợp giữa:

DSDA: lao động thất nghiệp là nữ và độ tuổi trên 35

DADE: lao động thất nghiệp trên 35 và không đƣợc đào tạo nghề DSDE: lao động thất nghiệp là nữ và không đƣợc đào tạo nghề

DSDADE: lao động thất nghiệp là nữ, trên 35 tuổi và chƣa đƣợc đào tạo nghề Y= α0 + α 1X1 + α 2X2 + α 3DSDA + α 4DADE + α 5DSDE + α6DSDADE + u Trong đó:

Y: tổng chi trả cho cá nhân ngƣời thất nghiệp (tr đồng)

X1: Mức lƣơng bình quân đóng BHTN của riêng cá nhân (tr đồng) X2: Thời gian đóng bảo hiểm của riêng từng cá nhân (tháng) DS: Biến giả theo giới tính (S=0, Nam; S=1, Nữ)

DA: Biến giả theo độ tuổi (A=0, dƣới 35 tuổi; A=1, trên 35 tuổi)

33 ra giả định về "tỷ lệ thất nghiệp cố định" (ý kiến của chuyên gia lao động) nhằm tính toán về mức chi trả BHTN trong giai đoạn 2015-2030.

Tóm lại, qua những công trình nghiên cứu và các bài viết tạp chí khoa học trong lĩnh vực an sinh xã hội nói chung và bảo hiểm thất nghiệp nói riêng, ở trên bình diện quốc tế và khía cạnh nhỏ ở Việt Nam cho thấy vấn đề chính sách BHTN vẫn luôn là đề tài nóng hổi cần phải liên tục bổ sung và hoàn thiện chính sách BHTN cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội. Những nghiên cứu ở Việt Nam bởi nhà quản lý quỹ BHTN cũng nhƣ bởi các nhà nghiên cứu chính trị - kinh tế - xã hội khác đã khái quát đƣợc vai trò của chính sách quản lý nhà nƣớc đối với quỹ BHTN và dừng lại ở phƣơng pháp tổng hợp, phân tích chính sách BHTN. Tuy nhiên, để hoàn thiện việc xây dựng kế hoạch tài chính và đảm bảo tính cân đối lâu dài của quỹ BHTN thì cần phải xem xét bổ sung các yếu tố ngẫu nhiên của nhân tố kinh tế - xã hội khác. Luận án nghiên cứu này sẽ vận dụng cách tiếp cận của những nhà nghiên cứu trên thế giới về sự ảnh hƣởng ngẫu nhiên bởi nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu, chi BHTN vào xây dựng kế hoạch tài chính quỹ BHTN ở Việt Nam nhằm giúp cho cơ quan quản lý quỹ BHTN có thêm một phƣơng pháp tiếp cận mới trong xây dựng mô hình dự báo thu, chi quỹ BHTN.

34 Bảng 1.5: Tóm tắt các công trình nghiên cứu về chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (nguồn: Nghiên cứu sinh tự tổng hợp [3];[34];[5]; [35];[33]) Tác giả (năm) Quốc gia Giai

đoạn Đối tƣợng Phƣơng pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

Phan Văn Dũng (2003)

Việt

Nam 2003

Quỹ tài chính ngoài ngân sách

Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp

Nhà nƣớc phải đóng vai trò chính trong hệ thống phân phối tài chính quỹ xã hội Lê Thị Hoài Thu

(2005)

Việt

Nam 2005 Quỹ BHTN

Phƣơng pháp phân tích và so sánh

Cần thiết phải xây dựng quỹ BHTN và hoàn thiện văn bản pháp luật để thực

hiện chính sách hỗ trợ thất nghiệp Đỗ Văn Sinh và cộng sự (2011) Việt Nam 2009- 2010 Thu – chi BHTN, BHXH, mức lƣơng, cơ cấu chi Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, ý kiến chuyên gia

Việc dự báo quỹ BHTN có thể dựa trên số liệu của chính sách BHTN và ý kiến

chuyên gia Phạm Đình Thành (2012) Việt Nam 2011- 2012 Thu – chi BHTN, BHXH, mức lƣơng, cơ cấu chi, chỉ số lạm phát Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, ý kiến chuyên gia

Mức lƣơng tính thu – chi BHTN phải đƣợc điều chỉnh theo chỉ số lạm phát nhằm thay thế cho ý kiến chuyên gia.

Phùng Thị Cẩm Châu (2013) Việt Nam 2009- 2012 Chi trả thất nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp Có sự khác nhau về mức chi trả thất nghiệp giữa các đối tƣợng giới tính, vùng miền và nghề nghiệp, độ tuổi. Cơ

quan nhà nƣớc cần hoàn thiện chính sách quản lý quỹ Nguyễn Mai Phƣơng (2014) Trung quốc 2013 Chính sách chi hỗ trợ thất nghiệp từ phân tán

tại doanh nghiệp sang quỹ BHTN

Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp

Trung quốc đã áp dụng chuyển chế độ trợ cấp thất nghiệp từ trách nhiệm doanh nghiệp sang trách nhiệm chung

toàn xã hội. Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ mô hình này Nguyễn Quang

Trƣờng (2015)

Việt

Nam 2015 Quản lý quỹ BHTN

Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp

Hoàn thiện công tác quản lý quỹ BHTN thông qua biện pháp: truyền thông, giáo

35 Nguyễn Ái Đoàn và cộng sự (2017) Việt Nam 2013

Chi bảo hiểm thất nghiệp của BHTN quận Long Biên

Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp , ƣớc lƣợng kinh tế

OLS

Chi trợ cấp BHTN ở quận Long Biên chịu sự ảnh hƣởng của mức lƣơng và thời gian đóng. Các yếu tố về giới tính,

trình độ chuyên môn và tuổi lao động trên 35 dƣờng nhƣ ít ảnh hƣởng. Nguyễn Ái Đoàn và cộng sự (2016) Việt Nam 2010 - 2015

Thu, chi BHTN ở Việt Nam

Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp , ƣớc lƣợng kinh tế

OLS

Mô hình ảnh hƣởng bởi tăng trƣởng kinh tế (GDP) tới thu, chi BHTN và

36

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Anh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thuchi quỹ Bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở Việt Nam (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)