6. Kết cấu của luận án
2.1.1.1. Khái niệm thất nghiệp
Có nhiều quan điểm khác nhau về giải thích thuật ngữ “thất nghiệp”.
Xuất phát từ 3 đặc điểm quan trọng trong mối quan hệ lao động là: "độ tuổi lao động ", "việc làm " và "tiền lƣơng " mà ILO (Tổ chức lao động quốc tế) đƣa ra giải thích về thất nghiệp nhƣ sau: "… thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành…". Điều kiện để đƣợc coi là thất nghiệp phải thỏa mãn đồng thời cả ba nhân tố13.
13
Trong đó yếu tố "việc làm" và "mức lƣơng" đƣợc xem xét trong 3 tình huống riêng biệt:
Một là ngƣời lao động là ngƣời sở hữu tƣ liệu sản xuất và đồng thời tổ chức hoạt động sản xuất (hoặc thuê mƣớn nhân công) và hƣởng tất cả thành quả của quá trình sản xuất – kinh doanh (sau khi chi trả tất cả các chi phí). Ngƣời lao động này đƣợc coi là có việc làm và sẽ nhận lợi nhuận kinh doanh thay cho "tiền lƣơng". Hai là ngƣời lao động là ngƣời sở hữu (hoặc thuê) tƣ liệu sản xuất và trực tiếp tổ chức sản xuất (không làm thuê và cũng không thuê mƣớn lao động). Cũng tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp ở trên thì nhóm ngƣời lao động này cũng đƣợc coi là có việc làm và sẽ nhận lợi nhuận của quá trình sản xuất - kinh doanh thay cho "tiền lƣơng". Ba là ngƣời lao động không sở hữu tƣ liệu sản xuất và phải đi làm thuê. Ngƣời lao động làm thuê sẽ đƣợc ngƣời đi thuê thanh toán cho sự đóng góp lao động vào hoạt động kinh doanh của tổ chức dƣới dạng "tiền lƣơng".
41 Có cùng quan điểm về một vài đặc điểm giải thích thuật ngữ của ILO về "thất nghiệp", tuy nhiên các nhà lập pháp của Đức lại tập trung vào khía cạnh "nhóm lao động làm thuê". Mối quan hệ "lao động làm thuê" sẽ đƣợc coi là có việc làm nếu "đảm bảo yếu tố dài hạn của công việc và tuân thủ chế độ bảo đảm lợi ích lao động". Thuật ngữ “thất nghiệp” đƣợc giải thích trong Luật đền bù thất nghiệp nhƣ sau: "…thất nghiệp là người lao động tạm thời không có quan hệ lao động hoặc chỉ thực hiện công việc ngắn hạn14…". Ngƣời có việc làm là ngƣời có thời gian lao động tối thiểu là 15 giờ trong 1 tuần và phải đóng góp vào quỹ BHXH tƣơng ứng với tối thiểu 15 giờ lao động.“… người không thực hiện công việc (do nghỉ phép, ốm đau…) là người có thời gian làm việc gián đoạn. Trong khoảng thời gian này, người lao động vẫn nhận được khoản tiền (có thể là do doanh nghiệp trả hoặc có thể do cơ quan bảo hiểm trả), nhưng không bị coi là thất nghiệp (vì họ vẫn có việc làm)…” (nguồn: [38]).
Các nhà làm luật của Pháp cũng tập trung vào nhóm đối tƣợng "lao động làm thuê" để xác định "tình trạng thất nghiệp hay không". Yếu tố độ tuổi lao động và giao dịch Hợp đồng lao động có nhiều điểm tƣơng đồng với giải thích của các nhà lập pháp Đức. Tuy nhiên, sự khác biệt quan trọng của các nhà làm luật của Pháp xoay quanh "tính chất hợp đồng" và "tính chất công việc" đƣợc xem xét là cơ sở "lao động làm thuê dài hạn"15
.
Cơ quan thống kê của Việt Nam lại xác định tình trạng "thất nghiệp" dựa vào ba tiêu chuẩn đồng thời gồm: (i) hiện không làm việc; (ii) đang tìm kiếm việc làm; và (iii) sẵn sàng làm việc. Cũng theo phƣơng pháp thống kê của Tổng cục thống kê
14Trong đó: (1) Để xác định tính dài hạn của việc làm thì các nhà quản lý nhà nƣớc ở Đức dựa vào Hợp đồng lao động để đánh giá "việc làm" của ngƣời lao động. Hợp đồng lao động là một yếu tố xác định tình trạng lao động và bị xếp vào loại thất nghiệp hay không. Khi trong hợp đồng lao động có quy định "khoảng thời gian cụ thể", thì đƣơng nhiên ngƣời lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp khi kết thúc hợp đồng (Hợp đồng lao động có thời hạn - ví dụ: thực tập sinh); còn các loại giao dịch vụ việc (trong một khối lƣợng công việc nhất định) với ngƣời lao động cũng đƣợc coi là dấu hiệu của công việc "ngắn hạn" (ví dụ: công việc phát tờ rơi chiến dịch tranh cử...); (2) Chế độ đảm bảo lợi ích của ngƣời lao động là một tiêu chí đánh giá "sự bền vững của quan hệ cá nhân và xã hội" trong nền kinh tế thị trƣờng ở Đức.
15
Cụ thể: (1) Tính chất hợp đồng không đảm bảo tính dài hạn nhƣ: hợp đồng lao động cho phép sự đơn phƣơng chấm dứt "mối quan hệ làm thuê" hay loại "lao động thời vụ" (loại công việc bấp bênh có thể bị đào thải hoặc thay thế dễ dàng); hợp đồng lao động có giới hạn số giờ làm việc dƣới tiêu chuẩn của loại công việc quy định; (2) Tính chất công việc làm thuê không đảm bảo tiêu chuẩn lao động nhƣ: Loại công việc không đúng với trình độ - chuyên môn của ngƣời lao động; Loại công việc có mức thu nhập bấp bênh (theo tiêu chuẩn nghèo), số giờ làm việc có thể bị cắt giảm…
42 Việt Nam thì số ngƣời thất nghiệp còn bao gồm những ngƣời hiện không có việc làm và sẵn sàng làm việc nhƣng không tìm việc do:
"…+ Đã chắc chắn có đƣợc công việc hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh;
+ Phải tạm nghỉ (không đƣợc nhận tiền lƣơng, tiền công hoặc không chắc chắn quay trở lại làm công việc cũ) do cơ sở bị thu hẹp hoặc ngừng sản xuất;
+ Đang trong thời gian nghỉ thời vụ;
+ Bận việc đột xuất của gia đình hoặc ốm, đau tạm thời..."
Tóm lại, các quốc gia khác nhau có một vài quan điểm riêng về tình trạng thất nghiệp (dựa trên tiêu chí đánh giá: thời gian làm việc, loại hợp đồng lao động, tính chất công việc…), tuy nhiên vẫn có những ý kiến chung về thuật ngữ thất nghiệp là "trong độ tuổi lao động", "không có việc làm" và không có "nguồn thu nhập / nguồn lợi tức" để duy trì cuộc sống. Ở những quốc gia có lƣới bảo vệ an sinh xã hội toàn diện (chẳng hạn ở các nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ: Thụy Điển, Anh, Mỹ...) thì đối tƣợng ngƣời lao động bị thất nghiệp (ở cả 3 nhóm lao động theo ILO) nằm trong phạm vi bảo vệ thu nhập cho ngƣời không có việc làm. Ở phần lớn các quốc gia đang phát triển và kém phát triển, mạng lƣới an sinh xã hội chỉ bảo vệ cho những đối tƣợng có tham gia đóng góp trực tiếp vào hệ thống an sinh xã hội. Chính vì vậy mà chia nhóm đối tƣợng lao động làm thuê bị "thất nghiệp" thành 2 loại lao động: Ngƣời lao động làm thuê thuộc diện bảo vệ của chính sách BHTN và ngƣời lao động làm thuê không thuộc diện bảo vệ của chính sách BHTN. Luận án này sẽ tập trung vào nhóm đối tƣợng lao động làm thuê và thuộc diện bảo vệ của chính sách BHTN Việt Nam. Theo luật BHTN Việt Nam thì: đối tƣợng lao động bị thất nghiệp thuộc diện đƣợc hƣởng chính sách chi trả bảo hiểm thất nghiệp phải thỏa mãn điều kiện sau:
"... đối tượng hưởng chế độ chi trả thất nghiệp từ quỹ BHTN ở Việt Nam bao gồm: - Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
- Đã nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp...".
43