6. Kết cấu của luận án
2.2.1.1 Khái niệm thu bảo hiểm thất nghiệp
Quỹ BHTN chỉ có thể duy trì hoạt động và thực hiện đƣợc những tôn chỉ hoạt động của quỹ, khi quỹ BHTN có đƣợc "sự đảm bảo nguồn thu tài chính lớn và lâu dài". Nói cách khác thì duy trì khoản đóng góp thƣờng xuyên là điều kiện tiên
phép gửi tiền vào ngân hàng thƣơng mại, chẳng hạn nhƣ ở Việt Nam cho phép đầu tƣ tiền gửi vào ngân hàng thƣơng mại do nhà nƣớc nắm phần chi phối sở hữu trên 51%) cũng là một sự lựa chọn đầu tƣ có hiệu quả sinh lời tốt.
52
quyết cho hoạt động của quỹ BHTN. Trên thế giới có nhiều xu hƣớng quy định về mức đóng góp cho quỹ BHTN. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng gắn kết giữa mức đóng góp với mức chi trả là cần thiết. Điều này phản ánh trách nhiệm và lợi ích của ngƣời lao động (đối tƣợng mà quỹ BHTN hƣớng tới để bảo vệ lợi ích cho ngƣời lao động). Việc lựa chọn đóng góp giới hạn hay đóng góp tùy ý đều ảnh hƣởng tới
mục tiêu hoạt động của quỹ BHTN và sự tồn vong của quỹ22
. Theo luật ngân sách liên bang của Mỹ về quỹ BHTN thì: …"nguồn tài trợ cho chương trình BHTN là nguồn tài chính độc lập được hình thành từ sự đóng góp chủ yếu – trực tiếp của: (1) Người sử dụng lao động; (2) Người lao động; Bên cạnh đó, các khoản thu kinh doanh vốn nhàn rỗi, lãi đầu tư trái phiếu chính phủ, nguồn tài trợ của nhà nước và các nguồn tài trợ khác; cũng được coi là một nguồn tài trợ cho chương trình BHTN…". (Trích: Giải thích thuật ngữ về BHTN của bang Louisiana, Mỹ).
Chính sách BHTN ở Mỹ đƣa ra điều kiện tiên quyết cho hoạt động tài chính quỹ BHTN là "tự cân đối – pay as you go". Điều này có hàm ý rằng việc xây dựng / dự toán quỹ BHTN phải đảm bảo tính bền vững và dựa vào nguồn thu trực tiếp. Các khoản thu trực tiếp của quỹ BHTN là nguồn tài chính dự trữ, không đƣợc sử dụng cho hoạt động chi tiêu ngân sách khác.
Xuất phát từ những giải thích của ILO về nguyên tắc tự cân đối tài chính trong hoạt động của quỹ BHTN, các nhà làm luật Pháp thì cho rằng: …"quỹ BHTN là một quỹ tài chính độc lập, nhằm chia sẻ những rủi ro thất nghiệp giữa người lao động với nhau, giữa người lao động và người sử dụng lao động… Các khoản thu hình thành nên quỹ BHTN phải do sự đóng góp trực tiếp của người lao động và người sử dụng lao động…". Việc tính toán và điều chỉnh lại mức đóng góp quỹ BHTN ở Pháp đƣợc dựa trên tình hình tài chính thâm hụt quỹ thực tế. Khi tình hình kinh tế ổn định, thặng dƣ và tích lũy lớn, quỹ sẽ điều chỉnh lại mức đóng góp giảm xuống. Ngƣợc lại, khi tình hình thất nghiệp tăng và kéo dài làm khả năng dự phòng
22 Trên thế giới, có 2 dạng quy định về sự đóng góp vào quỹ bảo hiểm:
(1) Đóng góp theo một khoản cố định và hƣởng theo một khoản cố định. Mức lƣơng không đóng vai trò trong việc xác định mức thu và mức chi trả BHTN. Mức đóng góp BHTN do cơ quan BHTN xây dựng dựa trên mức sống và tình hình kinh tế xã hội nói chung. Mức chi trả BHTN đƣợc tính toán dựa trên điều kiện KT-XH và lợi ích của tổng thể ngƣời lao động (mô hình Beveridge).
(2) Đóng góp theo mức lƣơng thực tế và hƣởng theo mức lƣơng tƣơng đƣơng giá trị đóng góp trong một khoảng thời gian. Mức đóng góp và chi trả đều dựa trên mức lƣơng của ngƣời lao động. Điều này có tác dụng phân phối lợi ích công bằng hơn. Đóng góp nhiều, thì thụ hƣởng nhiều và ngƣợc lại (mô hình Bismarck).
53
dài hạn của quỹ bị đe dọa, thì hiệp hội công đoàn và giới chủ sẽ đàm phán lại mức đóng góp tăng thêm vào quỹ BHTN.
Tóm lại, mặc dù viện giải thích luật của các quốc gia là khác nhau, nhƣng giải thích của ILO đã bao hàm tƣơng đối đầy đủ những đặc trƣng cơ bản của nguồn thu cho quỹ BHTN là: (1) Sự đóng góp tài chính được pháp luật thừa nhận trong mối quan hệ hợp đồng lao động dài hạn giữa người sử dụng lao động và người lao động; (2) Sự hỗ trợ tài chính và đầu tư vốn nhàn rỗi khác.
* Phân loại thu BHTN
+ Thu BHTN từ nguồn đóng góp bắt buộc:
Ở một số quốc gia (theo mô hình Bismarck), giữa các chủ thể đóng góp vào quỹ BHTN có sự khác biệt. Theo quy định của pháp luật điều chỉnh hợp đồng lao động thì chỉ có 2 đối tƣợng chính có nghĩa vụ tham gia đóng góp tài chính cho quỹ: Ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động.
Trong khi một số quan điểm cho rằng chính sách BHTN là vì lợi ích của ngƣời lao động, nên ngƣời lao động phải chịu tỷ lệ đóng góp nhiều hơn (Chẳng hạn nhƣ: Canada, Slovenia…). Một số quan điểm lại cho rằng "cả quyết định tinh giảm nhân công", "lẫn khả năng đóng góp lớn hơn" của ngƣời sử dụng lao động nên ngƣời sử dụng lao động phải chịu tỷ lệ đóng góp nhiều hơn (Trong trƣờng hợp ở: Nhật, Ấn độ, Thụy Sĩ, Venezuela…). Một số quốc gia lựa chọn giải pháp chia sẻ trách nhiệm đồng đều. Nói cách khác thì ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động cùng nhau đóng góp theo cùng một tỷ lệ % thu nhập để đóng BHTN (chẳng hạn nhƣ: Trung quốc, Đức, Nam Phi, Việt Nam …).Trong khi đó, ở một số quốc gia đƣa ra hình thức quyền lựa chọn riêng. Tùy thuộc vào quy định quốc gia, có quy định mức đóng tối thiểu của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động và không giới hạn mức tối đa.
+ Thu BHTN từ nguồn tài trợ
Quỹ BHTN là một quỹ xã hội, nó đƣợc hình thành nhằm mục đích bảo vệ thu nhập cho những ngƣời lao động bị mất việc làm. Chính vì mục tiêu cao cả của quỹ BHTN, nên các hoạt động thiện nguyện và tài trợ cho quỹ BHTN rất đa dạng. Bên cạnh sự đóng góp, tài trợ của ngân sách nhà nƣớc thặng dƣ (Singapore), nhiều
54
nhà kinh doanh cá nhân, nhà sƣu tầm – nhà đầu tƣ, cá nhân … cũng đóng góp không nhỏ vào nguồn lực tài chính đầu vào của quỹ BHTN (Mỹ, Canada…).
Các khoản tài trợ, bảo hộ tài chính quỹ BHTN thƣờng là những cam kết đóng góp và trong phạm vi thời hạn nhất định. Nói cách khác thì khoản thu này chỉ có giá trị thực sự khi "tiền" đã chuyển vào quỹ. Những tài trợ dƣới dạng "trao tay cổ phiếu, quyền khai thác tài sản…" khiến giá trị đóng góp vào quỹ trở nên "không chắc chắn" và không hoàn toàn là cơ sở tin cậy cho nhà quản lý quỹ BHTN ghi nhận thƣờng xuyên.
+ Thu BHTN từ kết quả hoạt động đầu tư vốn thặng dư nhàn rỗi
Khi nguồn tài chính dự phòng chƣa đƣợc sử dụng thì nhà quản lý quỹ có thể gia tăng giá trị qua các kênh đầu tƣ tài chính. Khoản dự phòng tích lũy phải đảm bảo đƣợc đầu tƣ an toàn và sinh lời cao, có thể thu hồi nhanh chóng (thuận tiện) khi xảy ra nhu cầu chi trả là một nguyên tắc cơ bản trong quản lý quỹ BHTN.
Ở mỗi một quốc gia, quyền sử dụng vốn thặng dƣ tài chính nhàn rỗi cho hoạt động đầu tƣ do chính phủ / hoặc bộ tài chính / thống đốc ngân hàng... quyết định. Để tăng hiệu quả sinh lời và giảm thiểu tối đa rủi ro, vốn thặng dƣ đem đi đầu tƣ mua trái phiếu chính phủ hoặc cổ phiếu ƣu đãi của các tập đoàn thuộc sở hữu nhà nƣớc (Singapore, Trung quốc...). Những khoản đầu tƣ có sự đảm bảo hạn chế rủi ro của nhà nƣớc là một yếu tố bắt buộc nhằm tránh sự đổ vỡ của quỹ.