6. Kết cấu của luận án
2.1.2.2. Bản chất quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Với cùng mục tiêu hoạt động bảo vệ ngƣời lao động, nhƣng nguyên tắc tổ chức tài chính của quỹ BHTN của các quốc gia đƣợc chia thành 2 mô hình. Trong khi mô hình tổ chức quỹ bảo hiểm Bismarck lại phân phối chi trả trợ cấp theo tỷ lệ (%) đóng góp vào quỹ, thì trong mô hình tổ chức quỹ bảo hiểm Beveridge việc phân phối chi trả và đóng góp lại đƣợc cố định theo giá trị. Trong nghiên cứu luận án này, nghiên cứu sinh tập trung mô tả bản chất quỹ bảo hiểm thất nghiệp (ở Việt Nam) theo mô hình Bismarck.
Quỹ BHTN là một quỹ dự phòng cho phần thu nhập của ngƣời lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những biến cố, rủi ro thất nghiệp. Nguồn thu nhập bị mất đi của ngƣời thất nghiệp sẽ bù đắp hoặc thay thế một phần từ một nguồn quỹ tiền tệ tập trung đƣợc dồn tích lại. Quy định về quản lý quỹ BHTN sẽ chỉ ra trách nhiệm của chủ thể thực hiện tổ chức và điều hành quỹ BHTN. Có nhiều quan điểm khác nhau về tổ chức - vận hành quỹ BHTN. Tuy nhiên, cho dù bất cứ chủ thể nào đảm nhận quản lý quỹ BHTN cũng đều phải tuân thủ các mục tiêu của hoạt động BHTN đặt ra và đảm bảo sự cân đối lâu dài của quỹ BHTN (theo tài liệu [34]).
Thuật ngữ quản lý nói chung nhằm mục đích điều chỉnh hành vi hoạt động của con ngƣời trong tổ chức. Dƣới góc độ cụ thể thì: ..."quản lý quỹ BHTN là quá trình tác động và điều hành của tổ chức vào hoạt động của quỹ bảo hiểm thất nghiệp, sao cho hoạt động này diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời
48
làm cho quỹ BHTN phát huy được tác dụng và phục vụ mục đích mà quỹ BHTN đã đề ra"... (nguồn: [34]).
Bản chất của hoạt động quản lý BHTN đƣợc thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:
- Quản lý BHTN là việc xây dựng và hoàn chỉnh chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Khi nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hóa hoạt động theo cơ chế thị trƣờng, mối quan hệ thuê mƣớn lao động phát triển đến một một chừng mực nào đó thì dễ làm nảy sinh mâu thuẫn và nguy cơ thất nghiệp. Chính vì vậy, việc quản lý quỹ BHTN phải lƣờng trƣớc đƣợc các hiện tƣợng biến động kinh tế - xã hội. Kinh tế càng phát triển thì mối quan hệ lao động càng đa dạng, phức tạp và chính sách quản lý quỹ BHTN càng cần phải hoàn thiện và phù hợp. Vì thế có thể nói cơ sở biến động kinh tế - xã hội là nền tảng của xây dựng và hoàn thiện chính sách BHTN.
- Hoạt động giám sát thực hiện chính sách BHTN là hoạt động chính của quản lý quỹ BHTN. Nội dung hoạt động giám sát trong quản lý quỹ BHTN gồm: (1) Mối quan hệ đóng góp quỹ BHTN; (2) Mối quan hệ chi trả trực tiếp cho ngƣời thất nghiệp; (3) Quản lý nội bộ quỹ BHTN.
- Quản lý quỹ BHTN là thực hiện trách nhiệm công khai thông tin hoạt động quỹ BHTN. Vì quỹ BHTN là một quỹ xã hội đặc thù (mục đích công cộng), cho nên việc công khai thông tin hoạt động quỹ BHTN là một công việc cần thiết để đảm bảo những vấn đề sau: (1) Sự yên tâm của những ngƣời tham gia đóng góp quỹ. Ngƣời đóng góp có thể yên tâm về khả năng nhận đƣợc sự trợ giúp, khi xảy ra biến cố; (2) Sự công bằng trong quản lý chi trả BHTN. Ngƣời đóng góp có thể tin tƣởng vào sự phân phối tài chính quỹ nhƣ: "đóng nhiều – hƣởng nhiều", chi đúng đối tƣợng...; (3) Sự hiệu quả trong quản lý quỹ BHTN. Nguồn tài chính nhàn rỗi của quỹ BHTN đƣợc sử dụng và đầu tƣ hợp lý nhằm gia tăng thêm nguồn thu cho quỹ.