6. Kết cấu của luận án
1.4. Một số kết luận về tổng quan nghiên cứu
Từ những công trình nghiên cứu ở trên thế giới và ở Việt Nam có thể rút ra những kết luận sau:
Thứ nhất,chính sách BHTN cần phải phù hợp với sự thay đổi các điều kiện KT- XH. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi điều kiện kinh tế xã hội ở trên thế giới thay đổi, thì cơ sở xây dựng chính sách BHTN có thể bị tụt hậu và không phù hợp với giả định "nền móng" của chính sách BHTN đặt ra ban đầu [Murray Rubin (1983); Daron Acemoglu và cộng sự, (2003); Monica Townson và cộng sự, (2007); Bouis, R., O. Causa và cộng sự (2012); Torben M. Andersen, (2014); Wayne Vroman và cộng sự (2014)... Nguyễn Mai Phƣơng (2014); Nguyễn Quang Trƣờng (2015), Phạm Đình Thành (2015)…].
Các điều kiện kinh tế xã hội đƣợc nhắc đến xoay quanh sự biến động của tiền lƣơng đóng góp, tiền lƣơng thụ hƣởng, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, tỷ lệ thất nghiệp cơ cấu, thời gian nghỉ thất nghiệp, các hiện tƣợng trục lợi và quản lý "yếu kém" quỹ BHTN… Đây là những vấn đề nổi cộm và cần phải sửa đổi kịp thời nhằm đảm bảo mục tiêu của chính sách BHTN. Trong các điều kiện kinh tế - xã hội, một số nghiên cứu chỉ ra hành vi chủ quan của ngƣời lao động và của ngƣời quản lý quỹ BHTN (theo các tài liệu: [33];[34]…], tuy nhiên một số lại cho rằng các yếu tố thay đổi kinh tế khách quan cũng mới là khiến chính sách BHTN bị tụt hậu và không còn phù hợp (theo các tài liệu: [28],[29]). Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng sự thay đổi hành vi cá nhân và điều kiện kinh tế đều khiến mục tiêu của chính sách BHTN không đạt đƣợc những kỳ vọng đặt ra ban đầu (theo các tài liệu: [13], [36]). Những nghiên cứu này là cơ sở cho các công trình nghiên cứu về dự báo cân đối thu chi quỹ BHTN.
Thứ hai, các nhà nghiên cứu và quản lý quỹ BHTN trên thế giới tập trung vào hai cách tiếp cận về nguyên nhân ảnh hƣởng tới sự cân đối thu chi quỹ BHTN và dự báo. Các phƣơng pháp nghiên cứu về mô hình nhân tố ảnh hƣởng tới sự cân đối thu, chi BHTN (trong công tác dự báo) rất đa dạng. Để dự báo cân đối quỹ BHTN, các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều mô hình khác nhau.Trong đó nổi bật là mô hình ảnh hƣởng trực tiếp (cấu thành thu, chi BHTN) và mô hình ảnh hƣởng của nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu - chi BHTN. Mô hình ảnh hƣởng trực tiếp có ƣu điểm nhƣ: hệ thống phƣơng trình đơn giản, lý luận đơn giản về giả định trung tâm và công tác dự báo dài hạn (theo các tài liệu [3],[4],[5]). Mặt hạn chế của mô hình ảnh hƣởng trực tiếp chính là những sai số lớn trong kết quả dự báo và căn
37 cứ của sự thay đổi giá trị trung tâm (theo tài liệu [17]). Mô hình ảnh hƣởng của nhân tố kinh tế vĩ mô tới sự cân đối thu, chi BHTN đƣợc nhiều công trình nghiên cứu sử dụng gần đây (theo các tài liệu [19], [20]). Cơ sở quan trọng của mô hình này dựa trên lý thuyết kinh tế học hiện đại về mối quan hệ vĩ mô giữa thất nghiệp, lạm phát và tăng trƣởng kinh tế của nhà kinh tế học (Jan Tinbergren,1936; Alban William Phillips, 1957; Arthur Melvin Okun,1962; Lawrence Klein, 1980).
Khi so sánh kết quả việc sử dụng mô hình ảnh hƣởng trực tiếp với mô hình ảnh hƣởng bởi nhân tố kinh tế vĩ mô cho thấy sai số lớn hơn ở mô hình ảnh hƣởng trực tiếp. Một điều đặc biệt trong kết luận của một số công trình nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố kinh tế vĩ mô ở các quốc gia khác nhau về "tính chất thị trƣờng của nền kinh tế" cho ra sự lựa chọn chỉ số kinh tế vĩ mô khác nhau. Nếu nhƣ giả định về tăng trƣởng kinh tế (GDP) ở Việt Nam (hoặc các nƣớc có nền kinh tế chuyển đổi) mang lại ảnh hƣởng tích cực và rõ nét (theo các tài liệu: [28], [31]), thì trong nghiên cứu ở các nƣớc công nghiệp phát triển chỉ số tăng trƣởng kinh tế (GDP) không "chất lƣợng" bằng các chỉ số công nghiệp (IPI), chỉ số chứng khoán, chỉ số thị trƣờng tài chính … (theo các tài liệu: [20], [23], [24], [42]...).
Cuối cùng,phƣơng pháp ƣớc lƣợng kinh tế và mô hình ảnh hƣởng kinh tế vĩ mô đã giúp giải quyết vấn đề gắn kết chính sách BHTN với thực tiễn kinh tế - xã hội. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng phƣơng pháp ƣớc lƣợng kinh tế có thể chứng minh về đối tƣợng và mức độ ảnh hƣởng [Lucas, dành giải thƣởng Nobel năm 1995] trong các giả thiết kinh tế - xã hội. Phƣơng pháp OLS (phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất) đƣợc sử dụng trong giả định về sự ảnh hƣởng của "biến số kinh tế vĩ mô có tính độc lập và ngẫu nhiên" ) (theo các tài liệu: [14], [28], [31]). Nghi ngờ về mối quan hệ tƣơng tác hai chiều trong nghiên cứu của Christopher Sims trong mô hình ảnh hƣởng kinh tế vĩ mô về một mối quan hệ ràng buộc chéo giữa các biến số là hoàn toàn có cơ sở. Điều này đã đƣợc chứng minh trong nghiên cứu ở nhiều quốc gia, chẳng hạn nhƣ: "thất nghiệp là nguyên nhân làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế" và "tăng trưởng kinh tế làm giảm thất nghiệp" hoặc "lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ hai chiều" (nguồn: [57], [58], [59]). Đây chính là cơ sở cho giả định về mối quan hệ nhân quả trong đánh giá sự ảnh hƣởng của nhân tố kinh tế vĩ mô và hình thành phƣơng pháp ƣớc lƣợng kinh tế VAR (phƣơng pháp vectơ tự hồi quy) / VECM (phƣơng pháp vecto hiệu chỉnh sai số). Phƣơng pháp này đã đƣợc nhiều nhà nghiên
38 cứu kinh tế sử dụng trong nghiên cứu mô hình cân đối thu, chi BHTN ở Mỹ, Malaysia, Thái Lan… (theo các tài liệu [19], [22], [23]).
Tóm lại, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay mới chỉ tập trung vào khía cạnh làm rõ vai trò quản lý nhà nƣớc đối với quỹ BHTN. Trong khi đó, nhà quản lý quỹ BHTN lại quan tâm nhiều đến mô hình dự báo thu chi BHTN theo phƣơng pháp trực tiếp. Mô hình dự báo thu chi và cân đối quỹ BHTN ở Việt Nam, do nhà quản lý quỹ BHTN xây dựng cho ra kết quả có sự sai lệch đáng kể. Nhiều nhà nghiên cứu vấn đề thu chi BHTN và cân đối quỹ BHTN trên thế giới hiện nay đã chứng minh về hiệu quả và độ tin cậy của mô hình ảnh hƣởng kinh tế vĩ mô đối với thu chi và cân bằng quỹ BHTN theo phƣơng pháp ảnh hƣởng gián tiếp. Nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển đang sử dụng mô hình ảnh hƣởng kinh tế vĩ mô vào dự báo thu chi và cân đối quỹ BHTN. Để có thể áp dụng mô hình này vào dự báo thu chi và cân đối quỹ BHTN ở Việt Nam thì đòi hỏi 2 vấn đề chính: (1) Xác định những nhân tố trong mô hình dự báo thu chi và cân đối quỹ BHTN cho phù hợp với đặc trƣng của nền kinh tế - xã hội Việt Nam; (2) Lựa chọn phƣơng pháp đánh giá phù hợp và đƣa ra kết quả. Đây chính là nền móng cho công trình nghiên cứu luận án tiến sĩ này với tên đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ TỚI THU-CHI QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CÂN ĐỐI Ở VIỆT NAM.
Tóm tắt nội dung chƣơng 1
Nội dung chƣơng 1 gồm:
Thứ nhất, khái quát nội dung của một vài công trình nghiên cứu trên thế giới.
Thứ hai, làm rõ phƣơng pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam và cơ sở khoảng trống của đề tài tiến sĩ.
Nội dung của chƣơng tiếp theo của luận án sẽ làm sáng tỏ lý luận và sự lựa chọn nhân tố ảnh hƣởng trong mô hình cân đối thu chi BHTN.
39
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU, CHI BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ MÔ HÌNH ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC
NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ
Mỗi một cá nhân, một gia đình là một trong nhiều thành viên của xã hội. Mối quan hệ giữa các cá nhân trong xã hội phản ánh những mối ràng buộc và liên kết chặt chẽ nhƣ những mắt xích quan trọng và tạo nên sự cân bằng ổn định xã hội. Khi mọi cá nhân trong xã hội có việc làm, thì xã hội đó đƣợc duy trì và phát triển do không có mâu thuẫn nội sinh trong xã hội, không tạo ra các tiêu cực, tệ nạn trong xã hội, con ngƣời đƣợc dần hoàn thiện về nhân cách và trí tuệ…Ngƣợc lại khi nền kinh tế không đảm bảo đáp ứng về việc làm và thu nhập tối thiểu cho ngƣời lao động có thể dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội và ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển nhân cách con ngƣời.