Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Anh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thuchi quỹ Bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở Việt Nam (Trang 57 - 59)

6. Kết cấu của luận án

2.1.2.1. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Để đƣa chính sách BHTN đi vào thực tiễn thì công việc tổ chức hoạt động và xây dựng nguyên tắc hoạt động là rất quan trọng. Nhằm phân biệt với tổ chức nhà nƣớc và tổ chức kinh doanh bảo hiểm, nhiều quốc gia sử dụng thuật ngữ "Quỹ bảo hiểm thất nghiệp" / hoặc "Quỹ trợ giúp ngƣời mất việc" / hoặc "Quỹ tài chính của chƣơng trình an sinh cho ngƣời thất nghiệp" để chỉ ra những đặc trƣng riêng của mô hình tổ chức và nguyên tắc hoạt động của mô hình tổ chức xã hội đặc biệt.

Để duy trì sự ổn định và thịnh vƣợng xã hội thì quản lý xã hội là bắt buộc. Hệ thống luật pháp ra đời nhằm thống nhất chung nguyên tắc tổ chức và nguyên tắc hoạt động của mọi thành viên trong xã hội (quy định về quyền và nghĩa vụ). Thuật ngữ "...Tổ chức phản ánh một tập thể cùng hợp sức hoặc cùng đóng góp nguồn lực (tài nguyên và tài chính) nhằm thực hiện mục tiêu đề ra của tổ chức..." (nguồn: [1]). Điều khác biệt trong mục tiêu và tổ chức hoạt động của quỹ BHTN chính là tôn chỉ "trợ giúp tài chính cho những ngƣời thất nghiệp", tài chính độc lập và chịu sự quản lý điều hành nhà nƣớc theo quy định pháp luật (theo tài liệu [1]).

46 Quỹ trợ giúp (Help Funds) [có lịch sử lâu đời ở Thụy Điển (từ thế kỷ 19)] đƣợc các nhóm tổ chức công đoàn thành lập và quản lý nhằm bảo vệ lợi ích cho ngƣời lao động. Theo thời gian, Quỹ trợ giúp đã trải qua nhiều lần sửa đổi điều lệ và tổ chức hoạt động nhằm thích ứng với điều kiện và hoàn cảnh thực tiễn. Tuy nhiên, việc tổ chức và duy trì hoạt động của Quỹ trợ giúp cũng vấp phải những rào cản pháp lý và tổ chức bộ máy quản lý. Điều này khiến mục tiêu đặt ra ban đầu của Quỹ trợ giúp không đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu. Phần lớn nguyên nhân bắt nguồn sự chia rẽ nội bộ của đại diện nghiệp đoàn lao động, kiểm soát cân đối tài chính và công khai tài chính. Hậu quả là vai trò dẫn dắt của nghiệp đoàn lao động (tập hợp các công đoàn) suy giảm. Lần sửa đổi gần đây nhất là vào năm 2002 nhằm tách biệt 2 hoạt động của quỹ trợ giúp: Quỹ BHTN do chính phủ "gián tiếp" quản lý và Quỹ trợ giúp xã hội do chính phủ "trực tiếp" quản lý. Theo quy định của pháp luật BHTN ở Tây Âu thì "... quỹ bảo hiểm thất nghiệp là một quỹ tài chính độc lập, ngoài ngân sách và do sự quản lý điều hành bởi đại diện Hội đồng thành viên (trong nghiệp đoàn lao động và công chức nhà nước) do chính phủ chỉ định, phù hợp với quy định của hệ thống pháp luật nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp..." (nguồn:[40]).

Ở Trung Quốc, để thực hiện chiến lƣợc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế phải gắn liền với ổn định trật tự xã hội, buộc chính phủ Trung Quốc thành lập quỹ "đối phó với tình trạng khẩn cấp". Quỹ Trợ giúp ngƣời thất nghiệp đƣợc tách ra khỏi "Quỹ đối phó với tình trạng khẩn cấp" và hoạt động độc lập dựa trên đạo luật NCSSF năm 2000, "... Quỹ trợ giúp người thất nghiệp là một quỹ tài chính đặc biệt do Nhà nước thành lập và quản lý để đảm bảo cung cấp các nhu cầu cơ bản và đào tạo lại cho các cá nhân trong thời gian họ thất nghiệp...". Tuy nhiên, với sự chia sẻ kinh nghiệm về mô hình quỹ BHTN của ILO và các nhà khoa học – nghiên cứu kinh tế, chính phủ Trung Quốc định hình lại mô hình tổ chức quỹ "trợ giúp ngƣời thất nghiệp" theo mô hình quỹ BHTN: "... Quỹ BHTN được xem như là một quỹ dự trữ quốc gia để nhằm đối phó những bất ổn trên thị trường việc làm và duy trì sự ổn định xã hội..." (nguồn: [41]).

Tổ chức ngân sách nhà nƣớc của Mỹ coi hoạt động hỗ trợ tài chính cho ngƣời lao động bị thất nghiệp là một chƣơng trình an sinh xã hội (program). Theo Luật BHTN số 63 năm 2001 của Mỹ [UIA: Unemployment Insurance Act] thì

47 "...Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là một quĩ tài chính độc lập - tập trung, nằm ngoài ngân sách nhà nước. Quỹ được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của: Người lao động, người sử dụng lao động và sự tài trợ khác..." (Joanne Lee và Karen Needels, 2018).

Tóm lại, quá trình hình thành quỹ BHTN ở nhiều quốc gia có xuất phát điểm và điều kiện thành lập khác nhau. Tuy nhiên những đặc trƣng chung của quỹ BHTN hiện nay chính là "...quỹ tài chính độc lập, được thành lập theo quy định pháp luật và tuân thủ hoạt động theo quy định của nhà nước. Quỹ BHTN thực hiện huy động nguồn lực tài chính từ người lao động, doanh nghiệp và nhà nước nhằm dự phòng cho nguy cơ bất ổn tài chính – xã hội khi người lao động bị đột ngột mất đi nguồn thu nhập thường xuyên từ công việc họ từng đảm nhận..." (nguồn: [42]).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Anh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thuchi quỹ Bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở Việt Nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)