6. Kết cấu của luận án
2.2.1.2 Khái niệm chi bảo hiểm thất nghiệp
Dƣới góc độ pháp luật quy định về chi BHTN thì chi BHTN là một nghĩa vụ bắt buộc của quỹ BHTN trƣớc quyền lợi của ngƣời tham gia chính sách BHTN: …"khoản chi BHTN là sự cam kết hỗ trợ tài chính từ phía quỹ BHTN trong một khoảng thời hạn nhất định dành cho người lao động bị thất nghiệp…". (Trích: Giải thích thuật ngữ về BHTN của bang Louisiana, Mỹ). Trƣớc khi có chính sách BHTN, thì chủ doanh nghiệp thƣờng chịu trách nhiệm bù đắp tổn thất thu nhập cho ngƣời thất nghiệp không tự nguyện (trách nhiệm tự giác), dƣới dạng các khoản chi tiền hỗ trợ hoặc bù đắp chi phí chuyển đổi công việc mới. Tuy nhiên, không phải ngƣời chủ doanh nghiệp nào cũng tự giác thực hiện. Chính vì vậy, việc luật hóa thành chính sách BHTN đã thể hiện trách nhiệm cao nhất đối với tất cả các chủ thể trong xã hội (đặc biệt là đối với chủ doanh nghiệp).
55
Dƣới góc độ tài chính trong quy định về chi BHTN thì: …"khoản chi BHTN phản ánh quyền lợi của người thất nghiệp và dựa trên mức độ tham gia đóng góp như: mức thu nhập đóng góp và thời gian đóng góp"… (nguồn: [45]). Quan điểm này nhấn mạnh tới yếu tố giá trị của khoản chi BHTN đƣợc tính toán và xác định dựa trên 2 yếu tố: (1) thu nhập đƣợc tính BHTN; (2) thời gian tham gia đóng góp quỹ BHTN. Theo nhƣ giải thích của Xavier thì khoản chi BHTN là loại chi phí chủ yếu và bắt buộc của quỹ BHTN, nhằm bù đắp thu nhập bị mất đi do rủi ro thất nghiệp. Tuy nhiên, mức đóng góp và thời gian hƣởng đóng góp vào quỹ BHTN của các cá nhân là khác nhau nên việc phân phối lại (khoản chi BHTN) cho từng cá nhân là khác nhau.
Xuất phát từ quyền lợi của ngƣời hƣởng chính sách thất nghiệp, Wayne Vroman (2005) cho rằng: …"khoản chi BHTN là phải đảm bảo mục tiêu bảo vệ lợi ích của người lao động như: thu nhập, bảo hiểm sức khỏe và tạo cơ hội tái hòa nhập thị trường lao động"… (nguồn: [44]). Nhà nghiên cứu Wayne chỉ ra rằng khoản chi bằng tiền mặt (cash) mới chỉ phản ánh phần bù đắp tổn thất thu nhập (đây là phần chi chủ yếu của quỹ BHTN). Ngoài khoản chi trực tiếp này, thì chi BHTN bao gồm cả thanh toán các quyền lợi khác của ngƣời lao động nhƣ: chi trả bảo hiểm sức khỏe, chi đào tạo lại nghề, chi môi giới việc làm… Bên cạnh đó, khoản chi phí hành chính trong quản lý quỹ BHTN cũng đƣợc coi là một khoản chi bắt buộc và cố định trong tổ chức tài chính quỹ BHTN.
Tóm lại, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra những lý luận khác nhau về giải thích thuật ngữ chi BHTN, tuy nhiên có thể tóm gọn về thuật ngữ chi BHTN ở những vấn đề sau: "Chi bảo hiểm thất nghiệp là một khoản chi bắt buộc theo luật (mức chi và thời hạn chi) nhằm bảo vệ lợi ích của người tham gia quỹ BHTN, bao gồm: các khoản chi nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động và khoản chi quản lý vận hành quỹ BHTN".
* Phân loại chi bảo hiểm thất nghiệp
Khoản chi từ quỹ BHTN cho mỗi cá nhân, ở mỗi quốc gia có quy định khác nhau. Nhƣng nhìn chung, số tiền chi trả cho một ngƣời phụ thuộc vào mức thu nhập (khi đóng góp) và thời gian đóng góp (Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan,
56 Pháp, Mỹ...). Trong đó, khoản chi BHTN dành cho mỗi cá nhân có thể dàn đều theo 2 hƣớng:
- Nhận mức chi trả từng đợt cao (r) và thời gian chi trả ngắn (t). - Nhận mức chi trả từng đợt thấp (r) và thời gian chi trả kéo dài (t).
Hay: Tổng khoản thu nhập đƣợc quỹ BHTN chi trả = Mức lƣơng BQ x Tỷ lệ hƣởng BQ x Thời gian hƣởng (2.2) UIB = w x r x t
+ Phân loại chi bảo hiểm theo hình thức chi.
Khoản chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho người thất nghiệp. Mục đích của tất cả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp là chia sẻ thu nhập bị mất của ngƣời lao động thất nghiệp và cho phép ngƣời thất nghiệp duy trì mức chi tiêu cá nhân ở mức hợp lý sau khi bị thất nghiệp. Khoản chi trả trực tiếp bằng tiền cho ngƣời thất nghiệp là khoản chi chiếm phần lớn trong tổng chi BHTN. Khoản chi trả trực tiếp bằng tiền mặt sẽ giúp ngƣời lao động thực hiện quyền tự do quyết định chi tiêu cá nhân / hộ gia đình. Điều này cũng phù hợp với nguyên tắc đóng góp bằng tiền thì nhận chi trả bằng tiền (theo tài liệu [46]).
Tuy nhiên, cũng có quốc gia (Venezuela) cho phép ngƣời thất nghiệp chỉ nhận đƣợc một phần chi thất nghiệp (từ quỹ BHTN) bằng tiền mặt. Phần còn lại, quỹ BHTN sẽ hỗ trợ bằng hàng hóa tiêu dùng thiết yếu dƣới dạng quy đổi tem phiếu để mua hàng hóa tại cơ quan dự trữ quốc gia. Cơ quan phụ trách vấn đề ASXH của Phillipines đã thanh toán cho ngƣời thất nghiệp một phần bằng hàng hóa tiêu dùng khi xảy ra các cơn bão nhiệt đới (do hiện tƣợng Elnino). Ở Indonesia, việc chi trả BHTN một phần bằng hàng hóa – thực phẩm mang lại hiệu quả cao hơn (thiết thực hơn) cho ngƣời thất nghiệp ở khu vực thiệt hại bởi hiện tƣợng sóng thần (Emmanuel Skoufias, 2012). Các nghiên cứu cũng cho thấy thời kỳ khủng hoảng kinh tế với lạm phát cao song hành với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, nên việc chi trả bằng tiền mặt đôi lúc lại không có lợi cho ngƣời thất nghiệp (trong trƣờng hợp lạm phát tăng cao).
+ Phân loại chi bảo hiểm theo mục đích bảo vệ lợi ích của ngƣời thất nghiệp
Ở mỗi quốc gia khác nhau, chính sách BHTN đƣa ra những cam kết bảo vệ lợi ích cho ngƣời lao động khác nhau. "...Ở những nước có nền kinh tế phát triển,
57
quỹ BHTN tích lũy thặng dư lớn, sẽ mạnh tay (nới rộng) chi trả cho nhiều nhu cầu của người lao động. Không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực, y tế, mà còn cả một phần nhu cầu giải trí và giao tiếp xã hội..." (nguồn [46]) Trong khi đó, ở những nƣớc có tích lũy thặng dƣ của quỹ BHTN thấp, mạng lƣới bảo vệ lợi ích cho ngƣời lao động cũng bị giới hạn hơn. Theo ILO, khoản chi gián tiếp của quỹ BHTN cho ngƣời lao động có thể bao gồm các khoản sau:
- Chi thanh toán cho quỹ bảo hiểm y tế (BHYT). Ở nhiều quốc gia, chính sách BHYT đã bao phủ đến hầu hết ngƣời dân nhằm cùng nhau chia sẻ chi phí khám và chữa bệnh. Đóng góp vào quỹ BHYT là nghĩa vụ bắt buộc đối với ngƣời dân ở nhiều quốc gia (trừ một số trƣờng hợp đặc biệt nhƣ ở Việt Nam: trẻ em dƣới 6 tuổi và những đối tƣợng đƣợc nhà nƣớc bảo trợ). Chính vì vậy, ngƣời thất nghiệp vẫn buộc phải đóng BHYT và sự đóng góp vào quỹ BHYT đƣợc thực hiện thông qua quỹ BHTN.
- Chi thanh toán cho chương trình tái hòa nhập thị trường lao động. Giúp đỡ ngƣời thất nghiệp quay lại thị trƣờng việc làm không chỉ mang lại lợi ích cho ngƣời thất nghiệp, mà còn làm giảm gánh nặng tài chính chi trả cho ngƣời thất nghiệp của quỹ BHTN. Bởi nếu ngƣời thất nghiệp quay lại thị trƣờng việc làm càng sớm thì quỹ BHTN sẽ nhận đƣợc thêm khoản đóng góp vào quỹ (tăng thêm tích lũy) và giảm khoản chi ra cho ngƣời thất nghiệp.
Do cơ cấu ngành nghề khác nhau dẫn đến đòi hỏi chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp khác nhau. Kết quả là những ngƣời lao động bị thất nghiệp do thay đổi cơ cấu sẽ khó hòa nhập vào thị trƣờng việc làm. Muốn thích nghi với thị trƣờng việc làm thì ngƣời thất nghiệp cần phải trang bị những kiến thức và kỹ năng mới. Chính vì vậy, quỹ BHTN thực hiện vai trò dẫn dắt lại định hƣớng nghề nghiệp cho ngƣời thất nghiệp thông qua hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, giới thiệu việc làm. Khoản chi từ quỹ BHTN sẽ thanh toán cho các trung tâm hƣớng nghiệp và dạy nghề, giới thiệu việc làm cũng đƣợc xem nhƣ là một khoản đầu tƣ cho ngƣời thất nghiệp nhằm giúp ngƣời thất nghiệp thích ứng với sự đòi hỏi của thị trƣờng việc làm và gián tiếp tái tạo nguồn thu cho quỹ.
58
Trong tổng chi của quỹ BHTN thì chi trả trực tiếp để bảo vệ lợi ích của người lao động luôn chiếm tỷ trọng lớn. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu ban đầu đặt ra cho chính sách BHTN là bảo vệ lợi ích của ngƣời lao động. Tuy nhiên, một chi phí không thể thiếu tổng chi BHTN chính là chi phí vận hành và quản lý quỹ. "...Chi phí vận hành và quản lý quỹ BHTN là tổng hợp các chi phí cho hoạt động giám sát (đảm bảo việc tuân thủ đúng quy định) và điều hành (ra quyết định) quỹ BHTN nhằm đạt được mục tiêu hoạt động đề ra của quỹ..." (nguồn: [1]). Chi phí vận hành và quản lý quỹ BHTN rất đa dạng, nhƣng chủ yếu gồm 3 loại chi phí cơ bản sau: (1) Chi phí nhân viên; (2) Chi phí văn phòng – hành chính; (3) Chi phí khác. Để phù hợp với mạng lƣới bao phủ của quỹ bảo hiểm, các văn phòng của quỹ bảo hiểm đƣợc bố trí ở những khu vực tập trung ngƣời lao động. Ở những quốc gia có hệ thống bảo hiểm xã hội thống nhất (gộp nhiều nhánh bảo hiểm lại với nhau: BHXH, BHYT, BHTN… mô hình Bismarck), chi phí vận hành và quản lý quỹ đƣợc chia sẻ chung. Nhờ đó mà giảm áp lực tài chính chi trả của quỹ BHTN. Các quốc gia thuộc OECD có chi phí vận hành và quản lý quỹ BHTN xấp xỉ 7% tổng chi từ quỹ bảo hiểm trong giai đoạn từ 1985 đến năm 2015 (theo tài liệu [63]). Ở Việt Nam, chi phí vận hành và quản lý quỹ đƣợc giới hạn trong định mức dƣới 2,15% tổng thu dự toán.