6. Kết cấu của luận án
4.1.2. Phân tích thực trạng biến động GDP, CPI và tỷ giá ở Việt Nam
Các nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế và nhiều nhà nghiên cứu độc lập… đã chứng minh rằng nhân tố kinh tế vĩ mô là một trong nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến sự cân đối thu chi BHTN ở nhiều quốc gia trên thế giới (theo các tài liệu [20], [36], [42]). Ở các quốc gia khác nhau, thì sự lựa chọn chỉ số kinh tế vĩ mô (trong nghiên cứu ảnh hƣởng đến biến động chi BHTN) để phản ánh đặc trƣng của nền kinh tế là khác nhau. Khi nghiên cứu ở Việt Nam, các chuyên gia đến từ Ngân hàng thế giới (Ousmane Dione, 2018) nhận xét rằng tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian qua là khả quan với 3 chỉ tiêu cơ bản: "…Cho dù bối cảnh toàn cầu có nhiều thách thức, Việt Nam tiếp tục đạt tăng trưởng vững, song song với lạm phát ở mức vừa phải và tỷ giá tương đối ổn định…". Cũng đồng tình với ý kiến trên, các nghiên cứu của Quỹ tiền tệ quốc tế cho rằng chỉ số GDP, CPI và tỷ lệ thất nghiệp là 3 yếu tố trọng tâm trong duy trì phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam [(Anja Baum (FAD), David Corvino (APD) và Mitsuru Katagiri (MCM), 2018]. Chuyên gia IMF cho rằng biện pháp điều tiết biến động tỷ giá VNĐ/USD trong một chừng mực có thể chấp nhận đƣợc nhƣ là một dạng lạm phát trong mua bán ngoại thƣơng, sẽ góp phần thu hút vốn đầu tƣ FDI, khuyến khích xuất khẩu và kích thích tăng trƣởng kinh tế Việt Nam. Dựa trên những nhận định "tin cậy và có cơ sở khoa học" này và các công trình nghiên cứu ở Việt Nam, nghiên cứu sinh tổng hợp lại 3 chỉ số kinh tế vĩ mô gồm: GDP, CPI và tỷ giá hối đoái VNĐ/USD trong nghiên cứu sự ảnh hƣởng của nhân tố kinh tế vĩ mô tới chi BHTN (Nghiên cứu của TS Phạm Đình Thành trƣớc đó chỉ sử dụng chỉ số CPI; PGS TS Nguyễn Ái Đoàn sử dụng chỉ số GDP).
Trong giai đoạn từ Q1/2009 đến Q4/2019, thực trạng biến động của một vài chỉ số kinh tế vĩ mô ở Việt Nam (gồm GDP, CPI và tỷ giá hối đoái VNĐ/USD) nhƣ sau:
108