Phát triển và phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu LV_sua (Trang 45)

7. Kết cấu của luận văn

1.5. Phát triển và phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện

1.5.1. Khái niệm về phát triển và phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện

* Phát triển:

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “Phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong,… nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập”.

Như vậy, có thể hiểu phát triển là sự tăng trưởng gắn liền với sự hoàn thiện về cơ cấu và nâng cao về chất lượng. Phát triển là sự tăng lên về quy mô, khối lượng của sự vật, hiện tượng, nhưng đồng thời làm thay đổi về cấu trúc (thay đổi về chất) của sự vật, hiện tượng đó. Phát triển là quá trình biến đổi của sự vật, hiện tượng. Nói cách khác, phát triển là tất cả các hoạt động tìm kiếm nhằm tạo ra cái mới, có thể làm tăng về số lượng, làm cho tốt hơn về chất lượng hoặc cả hai.

* Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện thể hiện quá trình thay đổi (tăng lên) về số lượng tham gia, chất lượng bảo hiểm ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó, sự thay đổi về cơ cấu đối tượng tham gia... Qua đó, có thể hiểu rằng, sự phát triển BHXH tự nguyện trước hết là sự gia tăng về số lượng người tham gia bảo hiểm, cơ cấu đối tượng được mở rộng, đối tượng tham gia bảo hiểm ở nhiều tầng lớp lao động, ngành nghề khác nhau. Đồng thời là sự gia tăng chất lượng dịch vụ BHXH tự nguyện và cải thiện các chính sách BHXH tự nguyện thống nhất trên phạm vi từng địa bàn, từng khu vực cho đến phạm vi toàn quốc.

Với khái niệm phát triển nêu trên, có thể hiểu phát triển BHXH tự nguyện theo cả hai chiều: chiều rộng và chiều sâu. Theo chiều rộng, phát triển BHXH tự nguyện là việc mở rộng độ “bao phủ“, nghĩa là mở rộng các loại đối tượng tham gia BHXH, có thể từ nhóm lao động nông nghiệp, nông dân, đến lao động tiểu thủ công nghiệp, lao động tự do,…. Phát triển theo chiều rộng bao gồm cả việc mở rộng các chế độ BHXH, trước hết là chế độ hưu trí, tiếp đến, khi có điều kiện (kho

thay đổi cơ chế chính sách và khả năng tham gia của NLĐ) có thể là các chế độ khác, như chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, chế độ bảo hiểm thất nghiệp,... Phát triển theo chiều rộng thường gắn với phát triển về quy mô và cơ cấu. Theo chiều sâu, phát triển BHXH tự nguyện là việc nâng dần các mức đóng góp, tương ứng là nâng dần các mức thụ hưởng BHXH, theo sự phát triển KT-XH của đất nước và chất lượng cuộc sống của dân cư. Trước mắt mức đóng góp có thể dựa trên mức lương tối thiểu chung của xã hội, tiến dần lên là mức lương trung bình của xã hội và tiếp theo có thể là dựa trên mức thu nhập thực tế của người lao động (khi đã đủ lớn). Phát triển theo chiều sâu còn bao gồm cả nâng cao chất lượng dịch vụ BHXH tự nguyện của các cơ quan BHXH các cấp. Phát triển BHXH theo chiều sâu thường gắn với phát triển về chất lượng.

1.5.2. Nội dung phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện

Với cách tiếp cận về khái niệm phát triển nêu trên, nội dung phát triển BHXH tự nguyện bao gồm:

* Phát triển về số lượng: Trên cơ sở phân tích nhu cầu (qua khảo sát thực tế) của các nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, có thể hướng đến: (i) mở rộng nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đối với những người chưa từng tham gia BHXH; (ii) gia tăng số lượng người thuộc các nhóm đã tham gia BHXH tự nguyện. Đối với nhóm (i), như đã phân tích ở trên, có thể lựa chọn những đối tượng có thu nhập tương đối ổn định và phát triển trong một số năm. Ví dụ: có thể mở rộng đối với nhóm người làm việc trong khu vực tiểu thủ công nghiệp; lao động độc lập nhưng khá ổn định ở thành thị, như: người làm nghề xe ôm, lái taxi, thợ cắt tóc, thợ làm đẹp, thợ làm móng tay… Đối với nhóm (ii) cần tăng cường tuyên truyền, đồng thời tổ chức khảo sát để mở rộng độ bao phủ của nhóm như mở rộng đối với nông dân, lao động trong các trang trại, các cơ sở sản xuất cá thể nhỏ lẻ.

* Phát triển về chất lượng: Thông qua khảo sát để đánh giá khả năng tham gia BHXH TN của các nhóm đối tượng, chủ yếu là đánh giá mức thu nhập hiện tại mà mức độ tăng trưởng (thay đổi) thu nhập trong một số năm gần đây. Từ những thông tin này tiến hành phân tổ để tác động đến các nhóm có thu nhập trên trung

bình và thu nhập cao, triển khai trước hoặc xây dựng mức phí BHXH cao. Đối với nhóm thu nhập chưa cao (nhưng cao hơn mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định), lựa chọn những nhóm có nhu cầu cao nhất (so với nhóm) để đề xuất mức phí phù hợp. Phân nhóm đối tượng, vừa đa dạng hóa đối tượng vừa nâng cao chất lượng tham gia BHXH. Tương đương với các mức phí áp dụng cho các nhóm đối tượng, sẽ có các mức hưởng BHXH phù hợp và điều này tạo cho hệ thống BHXH tự nguyện phát triển bền vững (phát triển về chất).

* Phát triển về cơ cấu: Là sự tổ hợp của phát triển về số lượng và phát triển về chất lượng nêu trên, thông qua việc phân nhóm đối tượng và phân nhóm mức đóng, mức thụ hưởng BHXH tự nguyện.

* Phát triển về cơ chế chính sách: Là sự phát triển phù hợp với năng lực quản lý của các cơ quan BHXH và phù hợp với định hướng phát triển KT-XH chung của đất nước và của từng địa phương. Như vậy, về cơ chế chính sách có thể có cơ chế chính sách chung, có tính phổ quát, áp dụng trong phạm vi cả nước.

Ví dụ về định hướng chính sách, nguyên tắc chung của BHXH tự nguyện, xây dựng và quy định khung các chế độ BHXH; lộ trình thực hiện việc mở rộng độ “bao phủ” của chính sách. Có những chính sách căn cứ từ thực tiễn (kinh tế - xã hội, nhu cầu, tính đặc thù các nhóm đối tượng) của từng địa phương để lựa chọn; (i) Việc mở rộng quy mô cho nhóm đối tượng nào trước, nhóm đối tượng nào sau; (ii) Lựa chọn mức đóng và phương thức đóng - hưởng, trên cơ sở khung mức chung của nhà nước.

1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển BHXH tự nguyện

1.6.1. Nhân tố chính trị và luật pháp

Các yếu tố thuộc môi trường chính trị và luật pháp tác động mạnh đến việc hình thành và khai thác cơ hội phát triển BHXH tự nguyện và thực hiện mục tiêu của cơ quan BHXH. Ổn định chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động ASXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng. Hệ thống pháp luật BHXH hoàn thiện, minh bạch và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho BHXH tự nguyện với các loại hình bảo hiểm thương mại khác. Nếu

chính sách BHXH tự nguyện đảm bảo phù hợp với quyền lợi chính đáng và khả năng kinh tế của người dân một cách nhất quán, lâu dài thì họ sẽ tự nguyện tham gia với tinh thần phấn khởi, hồ hởi và ngược lại, sẽ không hoặc có tham gia BHXH tự nguyện nhưng trong tâm tư vẫn hoài nghi, lo lắng và cầm chừng.

Vai trò quản lý của Nhà nước về BHXH tự nguyện là rất quan trọng, thể hiện ở chỗ Nhà nước tạo ra khung chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện, đây là một nhân tố quan trọng trong triển khai chính sách BHXH tự nguyện. Trong đó quy định đối tượng, mức đóng, tỷ lệ đóng, thời gian tham gia với mức hưởng và các chính sách khuyến khích, ưu đãi cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện có ảnh hưởng rất lớn tới việc tham gia BHXH. Nếu chính sách pháp luật quy định theo hướng thuận lợi và có hỗ trợ kinh phí cho một số nhóm đối tượng nhằm khuyến khích phát triển số đông người tham gia và đảm bảo được lợi ích của họ thì sẽ có đông người tham gia; còn chính sách, pháp luật quy định theo hướng chặt chẽ, kèm theo các quy định có tính chất, điều kiện bắt buộc phải thỏa mãn một số điều kiện nào đó mới được tham gia hoặc được hưởng hay tham gia không đem lại lợi ích mong muốn thì sẽ làm cản trở việc tham gia của nhiều người khi họ có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện nhưng lại không thỏa mãn được các điều kiện quy định của pháp luật.

Thủ tục tham gia BHXH tự nguyện có vai trò rất quan trọng trong việc thực thi chính sách, thủ tục tham gia thuận tiện hay phức tạp sẽ ảnh hưởng lớn đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, thủ tục tham gia BHXH tự nguyện hiện nay thuận tiện nhất cho người tham gia, người lao động làm việc ở bất cứ nơi nào cũng có thể tham gia BHXH tự nguyện và không ảnh hưởng đến quá trình liên tục của họ.

Mục tiêu Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội là: (i) Phấn đấu đến năm 2021, đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động

trong độ tuổi; có khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; (ii) Phấn đấu đến năm 2025 đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội.[2]

Tuy nhiên, trải qua hơn 10 năm triển khai thực hiện, tính đến hết 31/12/2019 đã có 6.299 người tham gia. Trong khi đó LLLĐ trong độ tuổi của tỉnh Vĩnh phúc lớn (khoảng 647.421 người); bình quân mỗi năm số người đủ độ tuổi lao động tăng khoảng 10 nghìn người. Như vậy số người tham gia BHXH tự nguyện của Vĩnh Phúc còn rất thấp so với tiềm năng. [7]

Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống chính sách BHXH, trong đó có chính sách BHXH tự nguyện để củng cố niềm tin, thu hút NLĐ tham gia là giải pháp căn cơ. Đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp hướng tới mục tiêu mở rộng diện bao phủ BHXH bao gồm việc rà soát, kiến nghị điều chỉnh một số chính sách BHXH tự nguyện theo hướng linh hoạt, hấp dẫn hơn như: Rút ngắn thời gian đóng, tăng thêm chế độ phúc lợi được hưởng, bổ sung thêm các gói BHXH tự nguyện ngắn hạn và linh hoạt hỗ trợ đối tượng thai sản, ốm đau và trợ cấp gia đình, trẻ em để thu hút NLĐ trong khu vực phi chính thức tham gia BHXH.

1.6.2. Nhân tố kinh tế

Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến sức mua, sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng của người lao động hay xu hướng phát triển của các ngành hàng, các yếu tố kinh tế bao gồm: (i) Hoạt động ngoại thương: Xu hướng đóng mở của nền kinh tế có ảnh hưởng các cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh,các điều kiện canh tranh,khả năng sử dụng ưu thế quốc gia về công nghệ, nguồn vốn. (ii) Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập, tích luỹ, tiêu dùng, kích thích hoặc kìm hãm đầu tư ...(iii) Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế ảnh hưởng dến vị trí vai trò và xu hướng phát triển của các ngành kinh tế kéo theo sự thay đổi chiều hướng

phát triển của doanh nghiệp. (iv) Tôc độ tăng trưởng kinh tế: Thể hiện xu hướng phát triển chung của nền kinh tế liên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Trong triển khai thực hiện BHXH tự nguyện, thực tiễn đã chứng minh rằng: mặc dù người lao động hiểu biết vai trò, tầm quan trọng và lợi ích to lớn của việc tham gia BHXH tự nguyện nhưng do điều kiện kinh tế còn hạn hẹp, nhu cầu tối thiểu chưa đảm bảo, trong khi đó để được hưởng quyền lợi thì việc tham gia

BHXH cần phải thực hiện trong thời gian nhất định (đủ 20 năm đóng BHXH).

vậy, người lao động đã bỏ qua cơ hội này để lựa chọn một cơ hội khác cấp bách hơn. Vấn đề này cho thấy yếu tố về kinh tế có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu, khả năng tham gia của người lao động.

Chính sách BHXH tự nguyện của Việt Nam đã có hỗ trợ từ Nhà nước cho người tham gia BHXH tự nguyện theo tỷ lệ phần trăm trên mức thu nhập chuẩn nghèo khu vực nông thôn (hiện nay là 700.000 đồng). Tuy nhiên, mức hỗ trợ còn thấp chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của người lao động. Do vậy, tâm lý người lao động thuộc nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chưa thực sự “mặn mà” với chính sách này. Vì vậy, muốn phát triển BHXH tự nguyện Nhà nước cần phải nghiên cứu các gói hỗ trợ đa dạng đáp ứng theo từng mức thu nhập của người lao động.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, nhất là từ khi tái lập tỉnh đến nay, bằng sự nỗ lực cố gắng cao của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân trong tỉnh, Vĩnh Phúc đã giành được kết quả toàn diện trong phát triển KT-XH. Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các giai đoạn luôn đạt ở mức cao; đặc biệt có năm tăng trưởng kinh tế đạt trên 20%; bình quân giai đoạn 1997- 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 14,9%/năm. GRDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) liên tục tăng, năm 1997 mới chỉ đạt 48% bình quân chung của cả nước, đến năm 2019, GRDP bình quân đầu người đạt 102 triệu

nhân tố tích cực cho công tác phát triển BHXH tự nguyện tại Vĩnh Phúc trong những năm qua và những năm tiếp theo.

1.6.3. Các nhân tố văn hoá xã hội

Các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng lớn tới hình thành tâm lí, thị hiếu của người lao động. Thông qua yếu tố này cho phép các các cơ quan BHXH hiểu biết ở mức độ khác nhau về đối tượng phục vụ qua đó lưạ chọn các phương thức triển khai BHXH tự cho phù hợp với tập tục, văn hóa của từng địa phương.

Trong triển khai BHXH tự nguyện, thu nhập có ảnh hưởng đến sự lựa chọn mức tham gia BHXH tự nguyện. Trong khi đó, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội tác động đến quan điểm và cách thức xử sự trong quá trình tham gia BHXH tự nguyện. Các yếu tố về dân tộc, nền văn hoá phản ánh quan điểm và cách thức tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH tự nguyện, điều đó vừa yêu cầu đáp ứng tính riêng biệt vừa tạo cơ hội, đa dạng hoá khả năng đáp ứng nhu cầu của cơ quan BHXH các cấp.

Ảnh hưởng xã hội: Là những tác động từ các đối tượng xung quanh NLĐ tới quyết định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ. Bao gồm quan điểm của người thân, bạn bè, hàng xóm,…khi NLĐ tham gia BHXH tự nguyện và có ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ.

1.6.4. Nhân tố kỹ thuật công nghệ

Khoa học và công nghệ với sự ra đời của nhiều công nghệ mới đã làm cho nền kinh tế phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, tức là tăng trưởng kinh tế đạt được dựa trên việc nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất.

Một phần của tài liệu LV_sua (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w