7. Kết cấu của luận văn
2.1. Khái quát kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Tỉnh Vĩnh phúc được thành lập năm 1950 trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Yên và tỉnh Phúc Yên. Năm 1968, tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ sáp nhập lại thành tỉnh Vĩnh Phú. Sau 29 năm hợp nhất, thực hiện Nghị quyết Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập và chính thức hoạt động từ ngày 1/1/1997. Tỉnh có diện tích 1.231 km2, dân số trên 1,1 triệu người. Có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 2 thành phố. Hiện nay, tỉnh có 136 xã, phường, thị trấn. Với vị trí địa lý thuận lợi, là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng lan toả của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh; gần sân bay quốc tế Nội Bài; tiếp giáp với 4 tỉnh, thành phố: phía bắc giáp hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, đường ranh giới là dãy núi Tam Đảo, Sáng Sơn; phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên là Sông Lô; phía nam giáp Hà Nội, ranh giới tự nhiên là sông Hồng; phía đông giáp hai huyện Sóc Sơn, Đông Anh - Hà Nội. Vĩnh Phúc nằm trên tuyến quốc lộ số 2, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội - Lào Cai; là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng 46 không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt với Thủ đô Hà Nội.
Bảng 2.1: Tình hình dân số và lao động của tỉnh Vĩnh Phúc
Đơn vị tính: Nghìn người ; % Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2019 so với năm 2018 Dân số trung bình 1,123,140 1,138,370 1.154.836 101,45
Năm 2017 Năm 2018
Năm 2019
Năm 2019 so với năm 2018
Nữ 567.747 574.649 579.376 100,82
Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị 261.692 285.162 295.200 103,52
Nông thôn 861.448 853.208 859.636 100,75
Lực lượng lao động ( từ
15 tuổi trở lên) 629.836 636.134 647.421 101,77
Phân theo giới tính
Nam 311.917 309.621 318.571 102.89
Nữ 317,919 326.513 328,850 100,71
Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị 130,852 146.199 153.448 104,95
Nông thôn 498,984 489.935 493.973 100,82
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân
theo thành phần kinh tế 620.171 625.670 636.928 101.8
Khu vực Nhà nước 50.276 38.371 37.557 97.88
Khu vực ngoài Nhà nước 473.024 476.616 483.271 101.40
Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài 96.871 110.683 116.100 104.89
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân
theo thành thị nông thôn 620.171 625.670 636.928 101,8
Thành thị 127.715 142.956 149.523 104,59
Nông thôn 492.456 482.714 487.405 100,97
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân
theo giới tính 620.171 625.670 636.928 101,8
Nam 305.414 303.455 312.588 103,01
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
Về lực lượng lao động: Theo số liệu của Cục Thông kê tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến hết năm 2019 toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 647.421 người trong độ tuổi lao động từ độ tuổi từ 15 tuổi trở lên), chiếm 56,06% dân số. Trong đó: phân theo giới tính, tỷ lệ nam nữ giữ ổn định qua các năm, lao động nam chiếm 49,21% (tỷ lệ nữ chiếm 50,79%). Theo khu vực, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn chiếm 76,3%, thành thị 23,7%.
Lực lượng lao động đang làm việc hàng năm là 636.928 người, bao gồm: 5,9% làm việc trong khu vực Nhà nước (37.557 người), 75,87% làm việc trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước (483.271 người) và 18,23% làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (116.100 người). Lao động ở khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 75,87% trong tổng số lao động đang làm việc. So sánh năm 2017 với năm 2019 thì lao động ở khu vực này có tăng 2,17%, do một phần lao động chuyển từ khu vực kinh tế Nhà nước sang (khu vực Nhà nước giảm 25,3%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2019 tăng 19,85% so với năm 2017.
Tỷ lệ tham gia LLLĐ chung đạt 55,15% dân số, tỷ lệ này của khu vực nông thôn cao hơn so với của khu vực thành thị (56,7% so với 50,65%); tỷ lệ nữ tham gia vào LLLĐ cao hơn nam giới (55,98% so với 54,32%). Lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 25,1%, trong đó tỷ lệ lao động nam đã qua đào tạo là 28,4%, tỷ lệ lao động nữ đã qua đào tạo là 21,8%. Số lượng lao động tự tạo việc làm và lao động gia đình chiếm tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động (chiếm 45,44% lực lượng lao động). [15]
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, nhất là từ khi tái lập tỉnh đến nay, Vĩnh Phúc đã giành được kết quả toàn diện trong phát triển KT-XH. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 8,2%, vượt mục tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra. Trong đó, ngành công nghiệp - xây dựng tăng trưởng 13,11%; Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 2,77%; các ngành
dịch vụ tăng trưởng 6,8%. Quy mô GRDP của tỉnh đạt 118,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2%, tăng 11 nghìn tỷ đồng so với năm 2018. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp từ 8,18% năm 2018 còn 7,37% năm 2019 và tăng khu vực công nghiệp - xây dựng từ 61,15 lên 62,41%. Khu vực dịch vụ giảm từ 30,66 còn 30,22%. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh đạt 102 triệu đồng/người/năm, cao gấp 1,6 lần so với bình quân cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay chỉ là 1,47%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 4,7% của cả nước. Toàn tỉnh có 112/112 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Kết quả thu hút đầu tư của tỉnh năm 2019 có nhiều khởi sắc, tăng cao so với năm trước. Thu hút vốn đầu tư FDI và DDI vượt xa mục tiêu đề ra, với 115 dự án FDI được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn, tổng vốn đăng ký 670 triệu USD, tăng 34% kế hoạch và tăng 27,2% so với năm 2018; 48 dự án DDI, tổng vốn đăng ký 13,55 nghìn tỷ đồng, cao gấp 4,5 lần kế hoạch, tăng 54% so với năm 2018. Số doanh nghiệp được thành lập mới trên địa bàn tỉnh năm 2019 đạt 1.160 doanh nghiệp với số vốn đăng ký hơn 7.793 tỷ đồng, tăng 9,4% về số doanh nghiệp và tăng 14,8% về số vốn đăng ký so với năm 2018. Trong năm 2019, có 195 doanh nghiệp sau thời gian đăng ký tạm ngừng hoạt động đã quay trở lại sản xuất, kinh doanh và có 394 doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể, tạm ngừng hoạt động. Tính đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 10.693 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với số vốn đăng ký hơn 119 nghìn tỷ đồng, trong đó có 7.792 doanh nghiệp thực tế hoạt động. [41]
Năm 2019, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành và ngành thuế chủ động thực hiện có hiệu quả các giải pháp điều hành thu ngân sách nhà nước; tích cực đôn đốc, khai thác các nguồn thu trên tất cả các lĩnh vực; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, trốn thuế, nợ thuế do vậy hầu hết các khoản thu khác đều đạt hoặc vượt dự toán. Tính đến ngày 31/12/2019, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 34.946 tỷ đồng, đạt 125,72% so với dự toán, đây là mức thu ngân sách cao nhất trong những năm gần đây của tỉnh Vĩnh Phúc. Các lĩnh vực
văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển. Toàn tỉnh giải quyết việc làm mới cho 24.433 lao động.
Những kết quả nổi bật trong phát triển KT-XH của tỉnh năm 2019 là tiền đề quan trọng để tỉnh tiếp tục đề ra những giải pháp quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2020 và những năm tiếp theo, trọng tâm là đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; tập trung giải phóng mặt bằng; đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội và nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh Vĩnh Phúc. [38]
Theo thống kê, hiện Vĩnh Phúc có khoảng 213.151 người tham gia BHXH (gồm cả bắt buộc và tự nguyện), chiếm 32,5% lực lượng lao động. Như vậy, còn khoảng 434.270 người (tương đương 52,55%) đang trong độ tuổi lao động chưa được tham gia BHXH. Đây là tiềm năng lớn cho việc phát triển đối tượng tham gia
BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. [7]
2.1.3. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVI đã xác định
mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2020, cơ bản hoàn thành hạ tầng khung đô thị tiến
tới trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI". Để thực
hiện mục tiêu đó, tỉnh đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới như sau:
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng tăng trưởng; phát triển
nhanh, bền vững; tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; cơ cấu lại nền
kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp
để công nghiệp tiếp tục là động lực cho sự phát triển của tỉnh. Tập trung phát triển các ngành dịch vụ, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông thôn. Phát triển doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh. Đẩy mạnh xúc tiến và thu hút đầu tư.
- Khai thác và phát huy lợi thế, thế mạnh của các ngành, lĩnh vực, các vùng, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao; ưu tiên phát triển nông nghiệp, nông thôn, lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng; đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng các lĩnh vực dịch vụ. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá.
- Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế. Đồng thời, tạo mọi điều
kiện thuận lợi để phát triển mạnh khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Có chính sách, cơ chế để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hợp tác và hợp tác xã.
- Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước;
xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tập trung làm tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, để thu hút đầu tư.
- Tiếp tục quan tâm đẩy mạnh giải quyết việc làm. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Đặc biệt, chú trọng đào tạo nhân lực có trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề; đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn để thực hiện việc phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế,
chăm sóc sức khỏe nhân dân và thể dục thể thao. Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công. Tăng cường nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng chuyển giao khoa học và công nghệ.
- Tiếp tục đảm bảo trật tự an toàn xã hội, kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an
ninh với phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, giữ vững sự ổn định để tập trung phát triển kinh tế, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. [40]
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
2.2.1.1. Công tác tham mưu ban hành văn bản
Những năm qua, công tác triển khai chính sách pháp luật về BHXH nói chung và phát triển BHXH tự nguyện nói riêng luôn được các cấp ủy, chính quyền
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao. UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật BHXH; tăng cường tác thanh, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách BHXH tại các đơn vị; hoàn thành việc cấp mã số định danh cá nhân, trả sổ BHXH cho người lao động, giúp họ chủ động nắm bắt thông tin về quá trình đóng, hưởng của bản thân, đảm bảo công khai, minh bạch…
Năm 2017 -2019, BHXH tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành 14 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về công tác BHXH, 12 văn bản phối hợp và 17 văn bản triển khai thực hiện. Nội dung văn bản tập trung vào chỉ đạo chính quyền địa phương cũng như các Hội, đoàn thể tổ chức triển khai chính sách BHXH tự nguyện tới từng thôn xóm, tổ dân phố, từng cá nhân đoàn viên, hội viên. Trong đó bao gồm các văn bản quan trọng sau:
+ Văn bản số 7030/UBND-VX1 ngày 11/9/2017 về việc triển khai cấp mã số BHXH cho người tham gia BHXH, BHYT, trong đó UBND tỉnh đã chỉ đạo, yêu cầu các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành, thị, các đơn vị sử dụng lao động và cơ quan Bưu điện phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH nghiêm túc tổ chức thực hiện việc cấp mã số BHXH đồng bộ, chính xác.
+ Chương trình hành động số 62-CTr/TU ngày ngày 31/8/2018 của Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương bảy, khóa XII về cải cách chính sách BHXH; Tại Chương trình hành động này Tỉnh ủy đã yêu cầu UBND tỉnh thực hiện giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH cho các địa phương và đáng giá kết quả thực hiện của từng địa phương để làm căn cứ xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ; đồng thời xác định nhiệm vụ của tỉnh và các cấp, các ngành trong tỉnh là phải xây dựng cơ chế, chính sách và huy động các nguồn lực để hỗ trợ đối với người dân tham gia BHXH tự nguyện.
+ Kế hoạch số 9211/KH-UBND ngày 21/11/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình hành động 62-CTr/TU ngày 31/8/2018 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 28- NQ/TW về cải cách chính sách Bảo hiểm xã
hội. Theo đó, tại Kế hoạch số 9211/KH-UBND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương nắm vững quan điểm, mục tiêu cải cách chính sách BHXH; tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu cải cách chính sách BHXH mà Nghị quyết số 28-NQ/TW đề ra. Một trong những nội dung quan trọng của giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về BHXH đã đặt ra là: “căn cứ vào tình hình thực tế cua tỉnh, đề xuất chính sách hỗ trợ lao động Vĩnh Phúc tham gia BHXH tự nguyện cho phù hợp với quy định của pháp luật để tăng nhanh và duy trì ổn định số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện”
+ Công văn số 2960-CV/TU ngày 29/10/2019 của Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT.
+ Công văn số 2621/QĐ-UBND ngày 24/10/2019 của UBND tỉnh về thành lập Ban chỉ đạo BHXH, BHTN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
Các văn bản phối hợp chủ yếu là các văn bản triển khai phối hợp với các cơ quan báo chí địa phương, các Hội đoàn thể trong tỉnh (Mặt trận tổ quốc tỉnh, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Liên minh hợp tác xã, Đoàn Thanh niên,..) để tổ chức các cuộc tuyên truyền đối với nhóm đối tượng lao động nông nghiệp, nông thôn, lao động nữ làm việc trong các ngành nghề không có quan hệ lao động (nội trợ, giúp