Nhân tố kỹ thuật công nghệ

Một phần của tài liệu LV_sua (Trang 51)

7. Kết cấu của luận văn

1.6.4. Nhân tố kỹ thuật công nghệ

Khoa học và công nghệ với sự ra đời của nhiều công nghệ mới đã làm cho nền kinh tế phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, tức là tăng trưởng kinh tế đạt được dựa trên việc nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất.

Thực tiễn cho thấy nhân tố kỹ thuật, công nghệ ngày nay có ảnh hưởng lớn đến kết quả triển khai thực hiện chính sách BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng. Những luận cứ khoa học phù hợp với lý luận và thực tiễn đã tạo cơ sở thuyết phục các cơ quan quản lý nhà nước ban hành các định hướng phát triển cho BHXH Việt Nam; góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện mô hình, cơ cấu tổ chức, quản lý, đào tạo nhân lực của ngành BHXH; cải tiến, hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, giảm bớt các thủ tục, hồ sơ, giấy tờ nhằm tạo điều kiện thuận lợi

cho các tổ chức, cá nhân tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng.

Việc ứng dụng thành công những thành tựu KHCN đã góp phần tăng nhanh số người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; tăng nhanh số thu và giải quyết chế độ cho NLĐ; các quy trình nghiệp vụ cũng như quản lý tiến độ giải quyết hồ sơ qua hình thức giao dịch điện tử và các dịch vụ công ích đã giúp các đơn vị, doanh nghiệp và NLĐ giảm bớt chi phí, thời gian do phải đi lại, chờ đợi theo hình thức giao dịch trực tiếp.

Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp quy luật mà nhiều nước trên thế giới đã từng trải qua và thực hiện thành công BHXH tự nguyện. Nếu KHCN được chú trọng, quan tâm một cách hợp lý, thì chắc chắn những bất cập, hạn chế về chế độ chính sách BHXH tự nguyện sẽ dần được khắc phục, tiến tới hoàn thiện và phát triển trong tương lai, bảo đảm ASXH ở nước ta.

1.6.5. Nhân tố thuộc về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

Thực tế hơn 10 năm triển khai chính sách BHXH tự nguyện cho thấy các nhân tố thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện có ảnh hưởng quyết định đến kết quả phát triển BHXH tự nguyện, trong đó:

- Thu nhập của NLĐ: Tăng trưởng kinh tế của đất nước có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ. Khả năng tham gia BHXH tự nguyện là toàn bộ giá trị mà những NLĐ thu nhập được trong quá trình lao động sau khi đã chi dùng cho các nhu cầu của bản thân và gia đình họ.

Để có thể tham gia BHXH tự nguyện, người lao động phải có đầy đủ điều kiện về kinh tế, có thu nhập. Nguồn thu nhập trước hết phải bảo đảm bù đắp đủ các chi phí sản xuất, trang trải các tiêu dùng trong cuộc sống cho cá nhân và gia đình, sau đó sẽ để lại một phần dư ra để tích luỹ. Phần tích luỹ này sẽ được sử dụng để đầu tư thêm cho sản xuất, kinh doanh, thực hiện tái sản xuất mở rộng, phần còn lại của tích luỹ mới dùng để dự phòng cho cuộc sống tương lai của bản thân và trang trải những khi gặp rủi ro xã hội khi bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập thông qua việc tham gia

đóng góp vào các quỹ tiết kiệm, trong đó có quỹ BHXH tự nguyện nhằm đảm bảo cuộc sống cho tương lai khi hết tuổi lao động, về già. Như vậy, thu nhập của người lao động là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện.

- Việc làm của NLĐ: Ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định tham gia BHXH của họ. Đối với lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước… thì việc tham gia BHXH là một điều bắt buộc và đồng thời cũng là quyền lợi mà họ được hưởng. Tuy nhiên, đối với những đối tượng lao động là nông dân, lao động tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh tự do, NLĐ tự tạo việc làm…họ không có cơ hội được tiếp cận với BHXH bắt buộc, thay vào đó họ chỉ có thể tham gia BHXH tự nguyện. Do vậy, khi có việc làm ổn định, thường xuyên sẽ là yếu tố để họ có thể yên tâm tham gia BHXH tự nguyện để chuẩn bị cho tương lai của mình khi sức khỏe không còn đủ để lao động tạo thu nhập cho bản thân và gia đình.

- Nhận thức của NLĐ: Sự hiểu biết của người dân về chính sách BHXH tự nguyện (nghĩa vụ đóng và quyền lợi được hưởng) là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định hành vi có tham gia BHXH tự nguyện hay không tham gia. Người dân có hiểu biết về BHXH tự nguyện thì họ mới biết được là khi tham gia họ phải đóng bao nhiêu tiền một tháng, quyền lợi họ được hưởng những gì và khả năng họ có thể tham gia được hay không.

- Nhận thức ASXH: Nhận thức về ASXH không hoàn toàn là nhận thức về chính sách BHXH tự nguyện. Nhận thức ASXH cho NLĐ cái nhìn rõ ràng hơn về những gì NLĐ nhận được khi tham gia các hình thức ASXH khác nhau.

1.6.6. Các nhân tố chủ quan

Đây là toàn bộ các yếu tố thuộc tiềm năng của cơ quan BHXH các cấp, trong đó việc kiểm soát, sử dụng, khai thác các cơ hội triển khai thực hiện chính sách BHXH tự nguyện là những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến quá trình phát triển bền vững BHXH tự nguyện. Các yếu tố đó bao gồm: khả năng quản lý tài chính, tiềm năng về con người, tài sản vô hình, trình độ tổ chức quản lý, trình độ trang thiết bị công nghệ, cơ sở hạ tầng, sự đúng đắn của các mục tiêu phát triển BHXH tự nguyện và khả năng kiểm soát trong quá trình thực hiện mục tiêu đó.

*Nhân tố về quản lý tài chính:

Nhân tố về quản lý tài chính thể hiện trên tổng số thu BHXH tự nguyện mà cơ quan BHXH thu được thông qua phát triển đối tượng và quản lý đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Khả năng quản lí có hiệu quả các nguồn vốn trong hoạt động thu - chi quỹ BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng. Sức mạnh tài chính thể hiện ở khả năng thu hồi nợ đọng (nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, các tỉ lệ sinh lời từ thu hồi nợ đọng);

* Nhân tố tiềm năng về con người:

Nhân tố này thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm có khả năng đáp ứng cao yêu cầu của công việc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đội ngũ CCVC người lao động của cơ quan BHXH trung thành luôn hướng về sự nghiệp BHXH có khả năng chuyên môn hoá cao, lao động giỏi có khả năng đoàn kết, năng động biết tận dụng và khai thác các cơ hội trong triển khai chính sách BHXH.

* Nhân tố tiềm lực vô hình:

Đây là các nhân tố tạo góp phần tạo nên vị thế của cơ quan BHXH trong thực thi chức năng nhiệm vụ, tiềm lực vô hình thể hiện ở khả năng ảnh hưởng đến sự lựa chọn, chấp nhận và ra quyết định tham gia BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng của người lao động. Tiềm lực vô hình của cơ quan BHXH có thể là hình ảnh uy tín, hay khả năng giao tiếp và uy tín của người lãnh đạo trong các mối quan hệ xã hội …với các cấp lãnh đạo địa phương, Chính phủ trong quá trình triển khai thực hiện chính sách BHXH.

* Vị trí địa lí, cơ sở vật chất của cơ quan BHXH:

Nhân tố này có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình triển khai thực hiện BHXH tự nguyện. Nó cho phép thu hút sự chú ý cuả người lao động, thuận tiện trong cung cấp dịch vụ tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng. Một vị trí thuận lợi, một sơ sở khang trang hiện đại, môi trường sạch sẽ thân thiện sẽ là điểm nhấn quan trong trong nhận thức của người lao động khi đến giao dịch, hoặc tìm hiểu về chính sách BHXH. Đồng

thời, tạo niềm tin cho người lao động quyết định hành vi tham gia để thụ hưởng chính sách BHXH tự nguyện.

* Các chỉ tiêu triển khai chính sách BHXH tự nguyện:

Đây cũng chính là nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển bền vững chính sách BHXH tự nguyện tại mỗi địa phương. Việc xác định chỉ tiêu phát triển và kế hoạch, biện pháp đúng với tiềm năng của đơn vị là bước khởi đầu quan trọng trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện.

Việc các định đúng chỉ tiêu phát triển bền vững chính sách BHXH tự nguyện không chỉ là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức quản lí của đơn vị trong tổ chức thực hiện chính sách và còn là góp phần vào phát triển bền vững hệ thống chính sách ASXH nói chung và chính sách BHXH nói riêng của Đảng và Nhà nước.

* Công tác truyền thông:

Truyền thông chính sách, pháp luật BHXH, BHYT là hoạt động sử dụng các yếu tố của quá trình truyền thông tác động vào nhận thức, nhằm làm thay đổi thái độ, hành vi của người dân để họ hiểu, biết, chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước vì mục tiêu an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là nhân tố chủ quan quan trọng hàng đầu trong triển khai tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của người lao động về chính sách BHXH tự nguyện.

Do đặc điểm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là nông dân, người lao động tự do ở nhiều ngành nghề khác nhau, trình độ nhận thức khác nhau và hầu hết mức thu nhập thấp, hơn nữa lại không ổn định, thiếu điều kiện cơ sở vật chất để nắm bắt và cập nhật thông tin. Chính vì vậy, công tác thông tin tuyên truyền phải đa dạng hoá các hình thức và nội dung truyền thông, đơn giản hoá các vấn đề để người dân dễ hiểu. Công tác thông tin tuyên truyền có vị trí rất quan trọng, nó có tác dụng chi phối, can thiệp, tác động đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội. Đồng thời, đưa chính sách BHXH tự nguyện đến các cấp, các ngành và mọi thành viên trong xã hội nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về mục đích, ý nghĩa chủ trương đường lối của Đảng và chế độ, chính sách của Nhà

nước; từ đó đem lại niềm tin và sự quan tâm hơn của mọi người dân. Với vai trò và sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển BHXH tự nguyện như vậy, công tác thông tin tuyên truyền cần phải có những giải pháp linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Làm sao cho người dân hiểu đúng hiểu đủ, nắm bắt một cách dễ dàng nhất ý nghĩa và tính nhân văn của các chế độ, chính sách BHXH tự nguyện dẫn đến tự giác và nhận thức được tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, để đem lại số lượng người tham gia BHXH tự nguyện ngày một đông hơn.

* Một số nhân tố khác:

Một số nhân tố chủ quan trong triển khai thực hiện chính sách BHXH tự nguyện cũng có những tác động không nhỏ đến kết quả của chính sách BHXH tự nguyện tại Vĩnh Phúc, trong đó công tác phối hợp của các sở, ban, ngành, đoàn thể như cơ quan Thuế, Ban Quản lý các Khu công nghiệp…trong phát triển đối tượng tham gia BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riên tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hội viên các tổ chức Đoàn thể cũng là nhân tố có ảnh hưởng đến sự phát triển BHXH tự nguyện. Chính sách khen thưởng, xử phạt nghiêm minh, kịp thời nhằm khuyến khích việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cũng là một nhân tố có những ảnh hưởng nhất định đến phát triển BHXH tự nguyện.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chính sách bảo hiểm xã hội đã góp phần to lớn vào việc ổn định đời sống cho NLĐ thụ hưởng bảo hiểm xã hội; góp phần ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội. Phát triển BHXH tự nguyện thể hiện quá trình thay đổi về số lượng tham gia, chất lượng bảo hiểm ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó, sự thay đổi về cơ cấu đối tượng tham gia, đối tượng hưởng chế độ, chính sách BHXH tự nguyện, thường đạt mức độ cao hơn về lượng và chất, phù hợp hơn về cơ cấu.

Vì vậy, để phát triển BHXH tự nguyện cần phải nghiên cứu và nhận diện chính xác các nhân tố ảnh hưởng, đó là:

- Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến phát triển BHXH tự nguyện, gồm: Nhân tố chính trị và luật pháp; Nhân tố kinh tế; Các nhân tố văn hoá xã hội; Nhân tố kỹ thuật công nghệ; Nhân tố thuộc về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

- Các nhân tố chủ quan: Nhân tố về quản lý tài chính; Nhân tố tiềm năng về

con người; nhân tố tiềm năng vô hình; Vị trí địa lí, cơ sở vật chất của cơ quan

BHXH; Các chỉ tiêu triển khai chính sách BHXH tự nguyện; Công tác truyền thông và một số nhân tố khác.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BHXH TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

2.1. Khái quát kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Tỉnh Vĩnh phúc được thành lập năm 1950 trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Yên và tỉnh Phúc Yên. Năm 1968, tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ sáp nhập lại thành tỉnh Vĩnh Phú. Sau 29 năm hợp nhất, thực hiện Nghị quyết Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập và chính thức hoạt động từ ngày 1/1/1997. Tỉnh có diện tích 1.231 km2, dân số trên 1,1 triệu người. Có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 2 thành phố. Hiện nay, tỉnh có 136 xã, phường, thị trấn. Với vị trí địa lý thuận lợi, là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng lan toả của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh; gần sân bay quốc tế Nội Bài; tiếp giáp với 4 tỉnh, thành phố: phía bắc giáp hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, đường ranh giới là dãy núi Tam Đảo, Sáng Sơn; phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên là Sông Lô; phía nam giáp Hà Nội, ranh giới tự nhiên là sông Hồng; phía đông giáp hai huyện Sóc Sơn, Đông Anh - Hà Nội. Vĩnh Phúc nằm trên tuyến quốc lộ số 2, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội - Lào Cai; là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng 46 không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt với Thủ đô Hà Nội.

Bảng 2.1: Tình hình dân số và lao động của tỉnh Vĩnh Phúc

Đơn vị tính: Nghìn người ; % Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2019 so với năm 2018 Dân số trung bình 1,123,140 1,138,370 1.154.836 101,45

Năm 2017 Năm 2018

Năm 2019

Năm 2019 so với năm 2018

Nữ 567.747 574.649 579.376 100,82

Phân theo thành thị, nông thôn

Thành thị 261.692 285.162 295.200 103,52

Nông thôn 861.448 853.208 859.636 100,75

Lực lượng lao động ( từ

15 tuổi trở lên) 629.836 636.134 647.421 101,77

Phân theo giới tính

Nam 311.917 309.621 318.571 102.89

Nữ 317,919 326.513 328,850 100,71

Phân theo thành thị, nông thôn

Thành thị 130,852 146.199 153.448 104,95

Nông thôn 498,984 489.935 493.973 100,82

Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân

theo thành phần kinh tế 620.171 625.670 636.928 101.8

Khu vực Nhà nước 50.276 38.371 37.557 97.88

Khu vực ngoài Nhà nước 473.024 476.616 483.271 101.40

Một phần của tài liệu LV_sua (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w