7. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
2.2.1.1. Công tác tham mưu ban hành văn bản
Những năm qua, công tác triển khai chính sách pháp luật về BHXH nói chung và phát triển BHXH tự nguyện nói riêng luôn được các cấp ủy, chính quyền
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao. UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật BHXH; tăng cường tác thanh, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách BHXH tại các đơn vị; hoàn thành việc cấp mã số định danh cá nhân, trả sổ BHXH cho người lao động, giúp họ chủ động nắm bắt thông tin về quá trình đóng, hưởng của bản thân, đảm bảo công khai, minh bạch…
Năm 2017 -2019, BHXH tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành 14 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về công tác BHXH, 12 văn bản phối hợp và 17 văn bản triển khai thực hiện. Nội dung văn bản tập trung vào chỉ đạo chính quyền địa phương cũng như các Hội, đoàn thể tổ chức triển khai chính sách BHXH tự nguyện tới từng thôn xóm, tổ dân phố, từng cá nhân đoàn viên, hội viên. Trong đó bao gồm các văn bản quan trọng sau:
+ Văn bản số 7030/UBND-VX1 ngày 11/9/2017 về việc triển khai cấp mã số BHXH cho người tham gia BHXH, BHYT, trong đó UBND tỉnh đã chỉ đạo, yêu cầu các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành, thị, các đơn vị sử dụng lao động và cơ quan Bưu điện phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH nghiêm túc tổ chức thực hiện việc cấp mã số BHXH đồng bộ, chính xác.
+ Chương trình hành động số 62-CTr/TU ngày ngày 31/8/2018 của Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương bảy, khóa XII về cải cách chính sách BHXH; Tại Chương trình hành động này Tỉnh ủy đã yêu cầu UBND tỉnh thực hiện giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH cho các địa phương và đáng giá kết quả thực hiện của từng địa phương để làm căn cứ xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ; đồng thời xác định nhiệm vụ của tỉnh và các cấp, các ngành trong tỉnh là phải xây dựng cơ chế, chính sách và huy động các nguồn lực để hỗ trợ đối với người dân tham gia BHXH tự nguyện.
+ Kế hoạch số 9211/KH-UBND ngày 21/11/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình hành động 62-CTr/TU ngày 31/8/2018 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 28- NQ/TW về cải cách chính sách Bảo hiểm xã
hội. Theo đó, tại Kế hoạch số 9211/KH-UBND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương nắm vững quan điểm, mục tiêu cải cách chính sách BHXH; tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu cải cách chính sách BHXH mà Nghị quyết số 28-NQ/TW đề ra. Một trong những nội dung quan trọng của giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về BHXH đã đặt ra là: “căn cứ vào tình hình thực tế cua tỉnh, đề xuất chính sách hỗ trợ lao động Vĩnh Phúc tham gia BHXH tự nguyện cho phù hợp với quy định của pháp luật để tăng nhanh và duy trì ổn định số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện”
+ Công văn số 2960-CV/TU ngày 29/10/2019 của Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT.
+ Công văn số 2621/QĐ-UBND ngày 24/10/2019 của UBND tỉnh về thành lập Ban chỉ đạo BHXH, BHTN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
Các văn bản phối hợp chủ yếu là các văn bản triển khai phối hợp với các cơ quan báo chí địa phương, các Hội đoàn thể trong tỉnh (Mặt trận tổ quốc tỉnh, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Liên minh hợp tác xã, Đoàn Thanh niên,..) để tổ chức các cuộc tuyên truyền đối với nhóm đối tượng lao động nông nghiệp, nông thôn, lao động nữ làm việc trong các ngành nghề không có quan hệ lao động (nội trợ, giúp việc, lao động tự do,…) và tranh thủ vai trò và sự tín nhiệm đối với các tổ chức này để vận động họ tham gia BHXH tự nguyện. Bên cạnh đó, BHXH tỉnh thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện công tác BHXH, BHYT trên địa bàn hàng tháng gửi Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Đồng thời, xây dựng nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với BHXH các huyện, thành phố. Kết quả 9/9 huyện, thành phố đều kịp thời ban hành đầy đủ các văn bản chỉ đạo triển khai công tác thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp trên địa bàn. [7]
Bảng 2 2: Các văn bản tham mưu, phối hợp, chỉ đạo, phối hợp về BHXH giai đoạn 2017-2019
STT Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng
1 Văn bản tham mưu 2 5 7 14
2 Văn bản phối hợp 4 4 4 12
3 Văn bản triển khai thực hiện 4 6 7 17
Cộng 10 15 18 43
Nguồn: BHXH tỉnh Vĩnh Phúc
Tóm lại, trong quá trình triển khai BHXH tự nguyện, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc đã tích cực, chủ động trong công tác tham mưu, phối hợp và đã nhận được sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ của UBND tỉnh, các huyện, thành phố cũng như các ngành, cơ quan, các cấp đoàn thể trong tổ chức triển khai công tác BHXH tự nguyện.
2.2.1.2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH tỉnh trong thực hiện BHXH tự nguyện.
Trong những năm qua, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc đã tích cực chỉ đạo công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng với nhiều giải pháp như: đã giao chỉ tiêu cho các đơn vị trực thuộc và đôn đốc thực hiện chỉ tiêu được giao; phát động nhiều đợt thi đua (thi đua năm, thi đua quý và thi đua tháng); nâng cao chất lượng phục vụ người tham gia; thực hiện quyết liệt cải cách hành chính trong tổ chức chính sách BHXH tự nguyện; mở rộng và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động mạng lưới thu BHXH tự nguyện [8]. Cụ thể là:
* Công tác cải cách hành chính:
Thời gian qua, BHXH tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện theo hướng đơn giản, thuận lợi, phục vụ chi trả BHXH nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo quyền lợi người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH; thường xuyên rà soát đơn giản hóa quy trình tham gia BHXH tự nguyện theo hướng thuận tiện cho người tham gia, cắt giảm thành phần hồ sơ đối với lĩnh vực kê khai, tham gia BHXH tự nguyện; rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ tham gia BHXH tự nguyện xuống còn tối đa 7 ngày
đăng ký tham gia BHXH, cấp sổ BHXH. Hiện nay, mỗi người tham gia đã được cấp một mã số BHXH và được theo dõi đầy đủ cả quá trình trên phần mềm quản lý đối tượng của cơ quan BHXH; đồng thời, mỗi người tham gia đều có thể tra cứu, theo dõi, giám sát quá trình tham gia của mình một cách công khai, minh bạch.
* Phát triển, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới đại lý thu BHXH tự nguyện.
Trước đây, công tác phát triển BHXH tự nguyện do hệ thống đại lý thu của xã, phường, thị trấn thực hiện. Mỗi xã, phường, thị trấn được tổ chức 01 đại lý thu BHXH tự nguyện với số nhân viên đại lý từ 1-2 người. Với mục tiêu đặt ra phải phát triển nhanh đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, từ năm 2015, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức thêm hệ thống đại lý thu của Bưu điện. Do vậy, hiện nay trên địa bàn Vĩnh Phúc có 2 hệ thống đại lý thu chính, đó là hệ thống Đại lý thu Bưu điện và hệ thống các Đại lý thu xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, còn có hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã thực hiện tuyên truyền, triển khai chính sách BHXH tự nguyện. Trong đó: Đại lý Bưu điện có 142 điểm thu tại các điểm Bưu điện văn hóa xã với 183 người làm đại lý thu; Đại lý thu xã, phường có 136 điểm thu tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn với 150 người làm đại lý. Hàng năm, đã xây dựng kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và giao chỉ tiêu phát triển cho từng đại lý thu BHXH tự nguyện, gắn trách nhiệm các đại lý trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện [8].
Bảng 2 3: Các loại hình Đại lý thu BHXH tự nguyện giai đoạn 2017-2019
STT Nội dung
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Ghi chú Số lượng đại lý thu Số điểm thu Số lượng nhân viên Đại lý Số lượng đại lý thu Số điểm thu Số lượng nhân viên Đại lý Số lượng đại lý thu Số điểm thu Số lượng nhân viên Đại lý 1 UBND xã, phường, thị trấn 137 149 149 137 143 150 136 142 150 2 Tổ chức kinh tế 9 131 183 9 131 183 9 142 183 3 Tổ chức Chính trị - Xã hội 8 76 79 12 92 96 Cộng 146 280 332 154 350 412 157 376 429
BHXH tỉnh luôn xác định yếu tố con người luôn là trung tâm của mọi thành công. Vì vậy, việc nâng cao cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành BHXH luôn quan tâm chú trọng. Chất lượng đội ngũ cán bộ trẻ đều được tuyển chọn thông qua thi tuyển và thẩm định kỹ lưỡng các điều kiện về năng lực, kinh nghiệm theo đúng quy định của BHXH Việt Nam. Trong quá trình làm việc, đội ngũ cán bộ đều được bồi dưỡng qua thực tiễn, hàng năm được quan tâm cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo chương trình của BHXH Việt Nam, của tỉnh Vĩnh Phúc hoặc các kỹ năng theo từng vị trí việc làm, trong đó đặc biệt chú trọng những cán bộ làm chuyên trách về BHXH tự nguyện và cán bộ làm công tác thông tin truyền thông. Theo báo cáo cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của BHXH tỉnh Vĩnh Phúc (2019) thì đội ngũ cán bộ, viên chức làm công tác quản lý thu, phát triển BHXH trên địa bàn tỉnh gồm số cán bộ, viên chức làm việc trực tiếp tại phòng Thu BHXH tỉnh, phòng Khai thác - Thu nợ và số cán bộ, viên chức làm công tác thu, phát triển đối tượng BHXH tại BHXH huyện, thành phố. Số cán bộ, viên chức làm công tác này trong những năm qua có sự tăng lên đáng kể, năm 2017 là 39 người, đến năm 2019 tăng lên 69 người, bình quân tăng 25,6%/năm; tổng số cán bộ thu chiếm 25,27% so với tổng số cán bộ, viên chức. Điều đó chứng tỏ, trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của ngành BHXH tỉnh Vĩnh Phúc, công tác thu, phát triển BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói chung được hết sức quan tâm và đảm bảo nguồn nhân lực để tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt, đối ngũ cán bộ làm công tác này thường xuyên được quan tâm,, cử đi đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ. Từ năm 2017 đến nay, BHXH tỉnh đã cử hàng trăm lượt cán bộ đi học tập nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, trong đó có 73 lượt cán bộ tham gia học tập các lớp nâng cao kỹ năng thông tin, truyền thông, nâng cao chuyên môn về chính sách BHXH tự nguyện.
2.2.2. Công tác tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện
2.2.2.1. Công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
Là một tỉnh ở trung du Bắc bộ, với dân số trên 1,154 triệu người, dân cư chủ yếu sinh sống ở khu vực nông thôn, khoảng 859.636 người chiếm trên 74,44% dân
số. Theo Cục Thống kê Vĩnh Phúc, trong số lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tại Vĩnh Phúc đang làm việc hàng năm (chiếm 55,19% dân số) , thì số lao động khu vực nông thôn là 487.405 người, chiếm 76,3% lực lượng lao động trong độ tuổi, chủ yếu là lao động giản đơn ở khu vực nông nghiệp hoặc lao động theo thời thời vụ, thu nhập không ổn định; lao động khu vực thành thị là 149.523 người (chiếm 23,7% lực lượng lao động trong độ tuổi). [15]
Biểu 2 1: Cơ cấu LLLĐ theo khu vực thành thị, nông thôn năm 2019
Đây là nhóm đối tượng tiềm năng tham gia BHXH tự nguyện, vì vậy BHXH tỉnh Vĩnh phúc cần có chiến lược cho sự phát triển đối tượng lao động theo từng giai đoạn, phù hợp với thu nhập, văn hóa, tập quán của từng nhóm đối tượng.
Trong những năm qua, công tác triển khai BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng tại tỉnh Vĩnh Phúc đã có những chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả khả quan, góp phần phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, chính sách BHXH tự nguyện có số lượng người tham gia ngày càng tăng. Theo báo cáo về thực hiện công tác bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm (từ 2008-2019) được tổng hợp ở bảng 2.4 cho thấy số đối tượng tham gia BHXH gia tăng hàng năm; trong đó số người tham gia BHXH tự nguyện năm 2019 tăng 65,6 lần so với năm 2008 (thời điểm bắt đầu thực hiện BHXH tự nguyện theo Luật BHXH năm 2006). Cụ thể năm 2006, cả tỉnh mới 96 người tham gia. Nhưng chỉ sau một năm, với việc tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về BHXH tự nguyện đã đưa đến những chuyển biến tích
người tham gia BHXH TN năm 2009 là 384 người. Số người tham gia BHXH tự nguyện tiếp tục tăng nhanh trong các năm sau đó, đến hết năm 2019 con số này tăng lên 6.299 người, chiếm khoảng 1,42% tổng số đối tượng thuộc diện phải tham gia (Bảng 2.4).
Bảng 2 4: Đối tượng tham gia BHXH giai đoạn 2008-2019
STT dungNội
Số người tham gia Năm
2008 2009Năm Năm2010 Năm2011 Năm2012 Năm2013 Năm2014 Năm2015 Năm2016 Năm2017 Năm2018 Năm2019
1 BHXH bắt buộc 79,920 85,548 92,860 97,010 106,001 114,552 122,425 132,805 156,311 173,328 195,143 206,852 2 BHXH tự nguyện 9 6 38 4 7 05 1,1 18 2,7 88 3,1 96 3,6 95 4,0 48 4,2 84 3,9 37 2,71 6 6,2 99 Tổng cộng 80,016 85,932 93,565 98,128 108,789 117,748 126,120 136,853 160,595 177,265 197,859 213,151 Nguồn: BHXH tỉnh Vĩnh Phúc
Mặc dù, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại Vĩnh Phúc tăng hàng năm nhưng tốc độ tăng chậm và không ổn định, có những thời điểm giảm nhẹ. Năm 2017, số người tham gia BHXH tự nguyện giảm 311 người, đạt 91,9% so với năm 2016; năm 2018 số tham gia BHXH tự nguyện giảm chỉ bằng 68,9% so với năm 2017; nguyên nhân chính là do một số đối tượng cán bộ không chuyên trách cấp xã đang thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được chuyển sang đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo Luật BHXH sửa đổi năm 2014. Đến năm 2019, công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đã có sự khởi sắc và gia tăng quan trọng, cụ thể là tăng 3.583 người, tương ứng tăng 2,32 lần so với năm 2018 (Bảng 2.5). Tuy nhiên, tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện vẫn còn thấp so với tổng số đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện.
Bảng 2 5: Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện giai đoạn 2017 - 2019
Chỉ tiêu thống kê
Năm
2017 2018 2019
Số đối tượng tham gia 3.937 2.716 6.299
Tỷ lệ % tăng trưởng so với năm trước liền kề 91,9% 68,9% 231,9%
Theo Báo cáo của BHXH tỉnh Vĩnh Phúc về phân tích kết quả đạt được năm 2019 cho thấy, BHXH tỉnh đã quan tâm chú trọng công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm năm 2019. Theo đó, ngay từ đầu năm, BHXH tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp tăng nhanh đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
+ Chủ động, tích cực tham mưu, báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các