Lộ trình phát triển BHXH tự nguyện

Một phần của tài liệu LV_sua (Trang 112 - 132)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Lộ trình phát triển BHXH tự nguyện

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đạt chỉ tiêu bình quân chung cả nước khoảng 45% lực lượng lao động tham gia BHXH. Căn cứ các nhóm giải pháp trên, lộ trình phát triển BHXH tự nguyện giai đoạn 2020-2025, dựa trên các chỉ tiêu cụ thể sau:

Bảng 3 1: Lộ trình phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn

tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025

Số T T Tên thành phố/thị xã/huyện Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện Số đã tham gia BHXH tự nguyệ n

Chỉ tiêu phát triển (tỷ lệ %/số LĐ)

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024 Năm 2025

Số

người lệ %Tỷ ngườiSố Tỷ lệ% ngườiSố lệ %Tỷ ngườiSố lệ %Tỷ ngườiSố Tỷ lệ% ngườiSố Tỷ lệ%

2. Tp Vĩnh

Yên 20.257 543 1.087 3,59 1.305 4,31 1.434 4,74 1.577 5,21 1.735 5,73 2.082 6,88 3. Tp Phúc Yên 31.232 989

1.083 3,47 1.354 4,34 1.445 4,63 1.590 5,09 1.749 5,6 2.099 6,72

5. H.Lập Thạch 50.633 534 1.046 2,07 1.339 2,64 1.741 3,44 2.089 4,13 2.507 4,95 3.008 5,94 6. H.Sông Lô 54.053 1.000 1.112 2,06 1.423 2,63 1.850 3,42 2.220 4,11 2.664 4,93 3.197 5,91 7. H.Tam Đảo 45.420 290 578 2,23 892 3,45 1.026 3,97 1.231 4,76 1.477 5,71 1.551 6,0 8. H. Tam Dương 71.117 739 901 1,47 1.153 1,89 1.557 2,55 2.024 3,31 2.530 4,14 3.095 5,06 9. H.Vĩnh Tường 63.420 857 1.150 1,81 1.472 2,32 1.914 3,02 2.297 3,62 2.857 4,5 3.478 5,48 10. H. Yên Lạc 41.250 750 1.108 1,81 1.385 2,26 1.830 2,99 2.237 3,65 2.685 4,38 3.335 5,44 Tổng cộng 434.270 6.299 9.136 2,1 11.694 2,69 14.618 3,37 17.541 4,04 21.049 4,85 25.259 5,82

Với các nhóm giải pháp như trên, BHXH Vĩnh Phúc phấn đấu đến năm 2021 số người tham gia BHXH tự nguyện đạt khoảng 2,69% và đến năm 2025, số người tham gia BHXH tự nguyện đạt khoảng 5,82% số đối tượng thuộc diện phải tham gia BHXH.

TIỂU KẾT CHƯƠNG III

Từ những luận cứ khoa học trong Chương 1 và Chương 2; Chương 3 đã xây dựng giải pháp để phát triển BHXH tự nguyện tại tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020- 2025. Các nhóm giải pháp cụ thể như sau:

- Nhóm giải pháp về công tác tổ chức thực hiện: Để đạt được các mục tiêu trên, luận văn đã xây dựng các nhóm giải pháp tổng thể nhằm tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền trong triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách BHXH nói chung và chính sách BHXH tự nguyện nói riêng.

- Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách: Cần có các chính sách hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Luật BHXH cũng cần đổi mới và có các quy định phù hợp với thực tiễn trên cơ sở điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách Nhà nước trong từng thời kỳ, cần xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện cho phù hợp.

- Nhóm giải pháp về truyền thông: Tiếp tục đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện, trong đó nâng cao chất lượng nội dung, hình thức tuyên truyền về BHXH tự nguyện phù hợp với thực tiễn.

- Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng hệ thống đại lý thu BHXH tự nguyện: Nâng cao chất lượng công tác phối hợp với các cấp, các ngành về tổ chức thực hiện hệ thống Đại lý thu BHXH tự nguyện, phát triển mạng lưới Đại lý thu, đầu tư cơ sở vật chất, trang bị và nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ thu cho nhân viên Đại lý thu.

- Nhóm giải pháp về ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng ứng

dụng CNTT trong thực hiện BHXH tự nguyện và nhóm giải pháp tăng cường quản

lý quỹ BHXH tự nguyện, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện.

Các giải pháp được xây dựng trên cơ sở thực tiễn triển khai công tác BHXH tự nguyện tại tỉnh Vĩnh Phúc nên mang tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại tỉnh Vĩnh Phúc, nếu được ứng dụng triển khai thực hiện sẽ góp phần hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 có khoảng 45% lực lượng lao động tham gia

BHXH, phấn đấu đạt mục tiêu Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành

KẾT LUẬN

Đề tài: “Giải pháp phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh

Vĩnh Phúc” với mục tiêu chính, là xây dựng giải pháp phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025. Đề tài sử dụng phương pháp luận nghiên cứu mô tả không có thực nghiệm. Với phương pháp tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn, dựa trên kỹ thuật “nghiên cứu định lượng” kết hợp với “nghiên cứu định tính”, Đề tài đã tập trung giải quyết được một số nội dung quan trọng sau:

Một là, Đề tài đã làm rõ thêm lý luận về BHXH tự nguyện, phát triển BHXH tự nguyện và một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác phát triển bền vững đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Hai là, Đề tài đã mô tả trung thực về thực trạng phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2019, trong đó:

+ Số người tham gia BHXH tự nguyện tại Vĩnh Phúc có tốc độ phát triển không đều (năm 2018 giảm do đối tượng không chuyên trách cấp xã chuyển sang đối tượng BHXH bắt buộc). Số thu BHXH tự nguyện có sự gia tăng, năm sau cao hơn trước.

+ Từ khi triển khai chính sách hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện, số lượng người tham gia đã có chuyển biến tích cực.

Ba là, công tác BHXH tự nguyện luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự phối hợp của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong tỉnh. Sự quyết tâm phấn đấu của ngành BHXH với các giải pháp trong tổ chức chính sách BHXH, đã nhận được sự ủng hộ tích cực và đồng thuận cao của người dân trong chủ trương cải cách chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước.

Bốn là, hoạt động của hệ thống đại lý thu đã góp phần cùng cơ quan BHXH tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền, phát triển các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh. Các đại lý đã có nhiều cố gắng, tích cực bám sát địa bàn, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BHXH, tuân

thủ đúng quy định pháp luật trong công tác thu, quyết toán với BHXH huyện, thành phố, đảm bảo không để xảy ra thất thoát…

Năm là, kết quả khảo sát cho thấy:

+ Mục đích tham gia BHXH tự nguyện: có 51% ý kiến cho biết mục đích tham gia BHXH chính là để “Được hưởng lương hưu, chế độ tuất” và 37,1% mong muốn “Được KCB BHYT” và chỉ có 11,9% là muốn chia sẻ rủi ro cho cộng đồng.

+ Mức lương hưu: khi tham gia BHXH tự nguyện, có 60,2% cho biết với mức lương hưu hiện nay là tạm đủ sống và chính sách BHXH là “Rất hữu ích” chiếm 56,9% số ý kiến trả lời và 35% đánh giá là “Bình thường”, đặc biệt còn 8,1% cho biết chính sách BHXH tự nguyện cần được tiếp tục cải cách để tăng tính hấp dẫn của chính sách BHXH tự nguyện, làm cho chính sách BHXH tự nguyện thực sự là cứu cánh cho người lao động sau khi nghỉ hưu.

+ Về mức đóng BHXH tự nguyện: có 65,5% ý kiến cho biết mức đóng BHXH tự nguyện hiện nay ở mức trung bình chiếm tỷ lệ % cao nhất. Chỉ có 17,4% số người cho rằng mức đóng BHXH tự nguyện hiện nay là cao so với thu nhập của người tham gia.

Sáu là, trên cơ sở những lý luận và những luận cứ khoa học tìm ra của Luân văn, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn Vĩnh phúc giai đoạn 2020-2025, bao gồm các nhóm giải pháp về công tác tổ chức thực hiện, nhóm giải pháp về chính sách, nhóm giải pháp về truyền thông,

giải pháp về âng cao chất lượng hệ thống đại lý thu BHXH tự nguyện và nâng cao

chất lượng ứng dụng CNTT trong thực hiện BHXH tự nguyện cũng như tăng

cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện.

Chính sách BHXH đã góp phần to lớn vào việc ổn định đời sống cho NLĐ khi họ tham gia và thụ hưởng BHXH; góp phần ổn định chính trị - xã hội của đất nước. BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà NLĐ tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng BHXH.

KHUYẾN NGHỊ

1. Với Quốc hội và Chính phủ

- Hoàn thiện các quy định của pháp luật về BHXH tự nguyện, sớm sửa đổi,

bổ sung một số điều còn bất cập trong Luật BHXH năm 2014, nhằm tạo sự bình đẳng giữa 2 loại hình BHXH bắt buộc và tự nguyện, cụ thể:

- Về mức lương hưu hằng tháng, trong Điều 74 về mức lương hưu hằng tháng cho người lao động tham gia BHXH tự nguyện, không có quy định mức lương hưu tối thiểu hằng tháng. Vì vậy, nên bổ sung quy định: “Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn”.

- Đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH tự nguyện, đề nghị bổ sung quy định trợ cấp tuất hằng tháng cho BHXH tự nguyện để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia và tạo sự bình đẳng giữa 2 loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.

- Bổ sung thêm các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp đối với loại hình BHXH tự nguyện, để đảm bảo quyền lợi và hấp dẫn người tham gia.

- Tiếp tục có chính sách nâng mức hỗ trợ kinh phí tham gia BHXH tự nguyện cho những nhóm lao động có thu nhập thấp, không ổn định.

2. Với Ủy ban nhân dân tỉnh

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện nhằm đảm bảo phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo các mục tiêu của Nghị quyết số 28-NQ/TW;

- Xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định;

- Đề xuất chính sách hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện từ Ngân sách tỉnh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.

3. Với cơ quan Bảo hiểm xã hội

- BHXH Việt Nam tích cực chủ động đề xuất với cấp có thẩm quyền việc nghiên cứu kiến nghị Quốc Hội sửa đổi Luật BHXH nhằm giải quyết kịp thời những vướng mắc trong thực tiễn nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai BHXH tự nguyện.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện, nâng cao chất lượng hệ thống truyền thông của BHXH Việt Nam. Đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng cho đội ngũ tuyên truyền viên của BHXH.

- Cải cách triệt để các thủ tục hành chính không cần thiết, tạo thuận lợi cho người dân tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH nguyện;

3.2. Với BHXH tỉnh Vĩnh Phúc

- Nghiên cứu kiến nghị với BHXH Việt Nam tiếp tục hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách về BHXH tự nguyện, đặc biệt là chính sách hỗ trợ tham gia BHXH tự nguyện cho một số nhóm đối tượng;

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận với BHXH tự nguyện với phương châm phục vụ là “người dân là trung tâm”, người tham gia BHXH là “thượng đế”; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức thực hiện;

- Tiếp tục nâng cao “chất lượng tuyển chọn Đại lý thu”. Có chính sách đãi ngộ, động viên khen thưởng kịp thời những đại lý thu có thành tích.

- Tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa hình thức tuyên truyền về chính sách và pháp luật của BHXH tự nguyên, tập trung nâng cao hình thức tuyên truyền qua hệ thống đài phát thanh của các huyện/thành phố và các phường, xã./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2012), Nghị quyết số 15- NQ/TW

của Hội nghị lần thứ năm về việc ban hành Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012- 2020, ngày 01/6/2012.

2. Ban chấp hành TW Đảng (2018), Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của

Ban Chấp hành Trung ương Đảng về cải cách chính sách BHXH

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2019), Kết quả công tác năm 2019 và phương

hướng nhiệm vụ năm 2020, Hà Nội.

4. BHXH Việt Nam (2016) Quyết định 1599/QĐ-BHXH ngày 28/10/2016 ban

hành quy định hoạt động đại lý thu BHXH, BHYT;

5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tạp chí của BHXH Việt Nam từ năm 2008 đến năm

2019;

6. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thông tin khoa học BHXH năm 2018, 2019.

7. Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc (2016; 2017; 2018; 2019), Báo cáo Tổng kết

công tác năm từ 2016 đến năm 2019 của BHXH tỉnh Vĩnh Phúc;

8. Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc (2016; 2017; 2018; 2019), Báo cáo kết quả

thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện các năm từ năm 2016 đến năm 2019.

9. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết số 21- NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020, ngày 22/11/2012.

10. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2016), Thông tư số 01/2016/TT- BLĐTBXH ngày 18/02/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện;

11. Castel P. (2005), Voluntary Defined Benefit Pension System Willingness to

Paticipate the Case of Vietnam, từ

http://www.umdcipe.org/conferences/policy_exchanges/conf_papers/Papers/23 81.pdf.

12. Chính Phủ (2015), Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, quy định chi tiết một số

điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, Chính phủ ban hành ngày 29/12/2015.

13. Chính phủ (2015), Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính

phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội tự nguyện;

14. Chính phủ (2018), Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội

15. Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2015). Niên giám thống kê 2019. NXB Thống

kê, Hà Nội

16. Đào Thị Hải Nguyệt (2007), Mô hình thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện ở

một số nước trên thế giới và những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam, đề tài cấp Bộ năm 2007.

17. Đỗ Thị Xuân Phương (2010), Đánh giá 3 năm triển khai Luật BHXH, Đề tài

khoa học, cơ quan BHXH Việt Nam, Hà Nội.

18.Hoài Sơn (2013), Khu vực phi chính thức ở các nước đang phát triển, Tạp chí

Khoa học xã hội Việt Nam, Số 10 (71) – 2013;

19. ILO (1999), “Social Security in the world”, ISBN 92-2-110736-1.

20. Kiều Văn Minh (2003), Giải pháp mở rộng đối tượng lao động tham gia bảo

hiểm xã hội khu vực kinh tế tư nhân theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, đề tài cấp Bộ năm 2003

21. Lê Thị Hoài Thu (2008), Nghiên cứu Pháp luật an sinh xã hội của một số nước

trên thế giới

22. Lê Thị Quế (2012), Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội tự

nguyện ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2012.

23. Landis MacKellar (2009), Pension Systems for the Informal Sector in Asia, từ

http://siteresources.worldbank.org/SOCIALPROTECTION/Resources/SPDiscu ssion-papers/Pensions-DP/0903.pdf

Một phần của tài liệu LV_sua (Trang 112 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w