7. Kết cấu của luận văn
3.2. Giải pháp phát triển BHXH tự nguyện
3.2.1. Nhóm giải pháp về công tác tổ chức thực hiện
Để đạt được các mục tiêu trên, BHXH tỉnh cần tham mưu cho UBND tỉnh Vĩnh Phúc đề ra các nhóm giải pháp tổng thể nhằm tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền trong triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao
nhận thức về chính sách BHXH tự nguyện. Trong đó cần đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực công tác tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách BHXH tự nguyện của cơ quan BHXH các cấp:
- Giải pháp thứ nhất: Giao nhiệm vụ phát triển BHXH tự nguyện cho từng đơn vị địa phương, lấy kết quả hoàn thành các chỉ tiêu phát triển đối tượng BHXH tự nguyện để đánh giá mức độ hoàn thành của từng đơn vị; đưa chỉ tiêu mức độ bao phủ BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
- Giải pháp thứ hai: Giao Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc phối hợp với BHXH tỉnh định hướng và tang cường công tác tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh vào những thời điểm thích hợp để nhiều người dân được tiếp cận và tìm hiểu chính sách BHXH tự nguyện;
- Giải pháp thứ ba: Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân trong việc triển khai tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện;
- Giải pháp thứ tư: Sở lao động – Thương binh và xã hội, BHXH tỉnh là đơn vị đầu mối trong tổ chức thực hiện Kế hoạch số 9211/KH-UBND, trong đó nghiên cứu, tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh triển khai hiệu quả kế hoạch phát triển BHXH tự nguyện. Theo dõi, kịp thời báo cáo những bất cập trong tổ chức thực hiện kế hoạch;
- Giải pháp thứ năm: BHXH cấp huyện, thành phố chủ động tích cực phối hợp chặt chẽ với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các xã, phường, thị trấn điều tra, rà soát, phân loại thứ tự ưu tiên nhóm các đối tượng tiềm năng để xây dựng kế hoạch phát triển.
- Giải pháp thứ sáu: Ban chỉ đạo về thực hiện chính sách BHXH, BHYT của tỉnh là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc triển khai và tổng kết đánh giá kế hoạch phát triển BHXH tự nguyện.
3.2.2. Nhóm giải pháp về chính sách
Để khuyến khích, động viên người tham gia BHXH tự nguyện, UBND tỉnh cần có các chính sách hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng tham gia BHXH tự
nguyện, nhóm đối tượng hoạt động không chuyên trách ở thôn, làng, tổ dân phố, khu phố; nhóm đối tượng là xã viên hợp tác xã, nông dân, người lao động tự tạo việc làm và người tham gia khác như xây dựng nguồn kinh phí bằng cách hỗ trợ người dân tham gia BHXH tự nguyện dựa trên quy định của Luật BHXH, nguồn ngân sách của tỉnh. Hiện nay, có trên 5.800 người lao động là xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, làng, tổ dân phố, khu phố chưa có điều kiện tham gia BHXH tự nguyện. Vì vậy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cần có giải pháp để giúp triển khai thành công BHXH tự nguyện đến nhóm này, đó là:
- Giải pháp 1: Ban hành cơ chế chính sách trong dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh để hỗ trợ cho đối tượng này tham gia BHXH tự nguyện. Trong đó, xây dựng mức hỗ trợ dựa trên theo quy định của Luật BHXH năm 2014 hiện hành người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn, cụ thể: bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo; bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; bằng 10% đối với các đối tượng khác. Căn cứ quy định Luật BHXH 2014, UBND xây dựng cơ chế hỗ trợ từ Ngân sách tỉnh bình đẳng giữa các nhóm, có thể xem xét mức hỗ trợ 20% trên mức lương cơ sở đối với tất cả các nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện hoặc thực hiện mức hỗ trợ bằng với mức hỗ trợ của Nhà nước.
- Giải pháp 2: Nghiên cứu đề nghị UBND tỉnh kiến nghị Nhà nước sửa đổi Luật BHXH nhằm nâng quyền lợi của người tham gia BHXH tự nguyện.
3.2.3. Giải pháp về truyền thông
Tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện được hiệu quả thì yếu tố đầu tiên là tính tự nguyện của người tham gia BHXH. Đây là mục tiêu cao nhất và là nguyên tắc được áp dụng rộng rãi nhất trong quản lý BHXH. Để NLĐ tích cực, tự giác hơn trong việc tham gia BHXH tự nguyện không chỉ cần cung cấp những thông tin về những quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện mà trước hết phải giúp họ hiểu được những ý nghĩa, tính nhân văn sâu sắc, tầm quan trọng và vai trò của BHXH tự
lao động. Phải làm cho họ nhìn thấy được những nguy cơ, thách thức mà họ và những người thân rủi ro có thể gặp phải trong cuộc sống khi không còn khả năng lao động.
Yếu tố truyền thông, một yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Truyền thông rất đa dạng có thể từ các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, truyền hình, nhất là lực lượng Đại lý thu, Đài truyền thanh cấp xã… hoặc thông qua các kênh truyền thông không chính thức như truyền miệng từ người này sang người khác.
Để đạt được mục tiêu phát triển đối tượng tham BHXH tự nguyện, BHXH tỉnh Vĩnh phúc đã đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp như: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong toàn ngành đối với công tác truyền thông BHXH, kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ truyền thông, sự dụng hiệu quả cơ sở vật chất, nguồn lực đầu tư, chủ động, kịp thời nắm bắt thông tin, dư luận, tổ chức hiệu quả truyền thông xã hội, phát huy vai trò, hiệu quả truyền thông của cơ quan báo chí, trang điện tử trong ngành, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của cán bộ, nhân dân.. góp phần thực hiện tốt mục tiêu an sinh xã hội, để chính sách BHXH xứng đáng là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Một số giải pháp chính đó là:
3.2.3.1. Đổi mới nội dung tuyên truyền về BHXH tự nguyện
- Nội dung tuyên truyền phải phù hợp với hình thức tuyên truyền: Để làm được việc này, đội ngũ làm công tác tuyên truyền phải thật sự năng động, tâm huyết và là cầu nối giữa chính sách với người dân. Có như vậy, người dân mới có thể quan tâm, lắng nghe, nhận thức về trách nhiệm của bản thân khi về già và tin cậy chính sách BHXH tự nguyện chỗ dựa vững chắc khi họ không may gặp phải những rủi ro trong cuộc sống hay hết tuổi lao động. Từ đó có thể làm cho họ chuyển biến phần nào tâm lý, cách nghĩ như trước đây là chỉ lo trang trải cho những việc trước mắt hoặc chỉ tích lũy bằng hình thức phổ thông hiện nay.
- Tuyên truyền kiên trì, thường xuyên, liên tục cho đến khi nào đối tượng thực sự hiểu, thay đổi về hành vi và lựa chọn tham gia BHXH tự nguyện: giải pháp này giúp đối tượng nhận thức và thay đổi hành vi về BHXH tự nguyện mà tự giác tham
thủ tục, mức phí, cách đóng phí, quyền lợi hưởng; sự liên thông giữa loại hình BHXH bắt buộc với BHXH tự nguyện; chưa hiểu rõ chính sách BHXH là chính sách lớn của Đảng, của Nhà nước, được Nhà nước bảo hộ, đồng thời NLĐ chưa bao giờ nghĩ rằng mình có thể được gia nhập ngang hàng với những người làm việc trong các cơ quan Nhà nước hay các doanh nghiệp khi về nghỉ hưu. Qua đó, họ an tâm, tự tin hơn nhận thấy giá trị của mình được nâng lên, cảm thấy cuộc sống tuổi già có ý nghĩa vì không phải phụ thuộc nhiều vào con cái. Có như thế, NLĐ mới thấy được tham gia BHXH tự nguyện là việc cần thiết nên làm, là việc làm hoàn toàn đúng đắn và họ sẽ tin cậy vào các quyền lợi mà chính sách BHXH tự nguyện mang lại.
- Mở rộng nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức về chính sách BHXH tự nguyện của mọi tầng lớp người lao động. Khi đông đảo người dân hiểu và nhận thức đầy đủ về tính thiết yếu của chính sách BHXH tự nguyện thì họ sẽ trở thành một kênh tuyên truyền hiệu quả đến tận NLĐ. Bởi chính họ là người biết cách truyền đạt và diễn giải vấn đề gần gũi nhất đến những người thân của họ. Do vậy, việc tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện không chỉ tập trung tuyên truyền cho NLĐ mà cần thiết phải tuyên truyền vào đến mọi tầng lớp nhân dân để họbiết và nhận thức vấn đề, từ đó họ có sự đồng thuận về BHXH tự nguyện để rồi từ chính họ lại tuyên truyền cho những người thân của mình.
3.2.3.2. Đổi mới truyền thông về BHXH tự nguyện trên các phương tiện thông tin đại chúng
Là phương tiện truyền thông chủ lực, thời gian qua, truyền thanh, truyền hình và nhất là báo chí đã thể hiện được vai trò là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị-xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Do vậy các phương tiện truyền thông từ tỉnh đến xã phải xem đây là nhiệm vụ chính trị cần thường xuyên tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện của Nhà nước, đưa ra những con số thống kê tình hình tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ tại những địa phương, xã, phường và từng thôn, từng khu vực. Để chính sách BHXH tự nguyện thực sự đến được với người dân, đặc biệt là ở nông thôn thì cần có một số giải pháp sau:
- Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng những chương trình truyền hình, truyền thanh, hoặc các bài viết tuyên truyền về BHXH tự nguyện; nội dung, hình ảnh phải thật sự thiết thực, ngắn gọn, đầy đủ, chính xác, ngôn từ dễ hiểu gần gũi với người dân, hình thức sinh động, lôi cuốn.
- Giải pháp 2: Xây dựng các tiểu phẩm truyền thông có chất lượng cao về tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện; thường xuyên tổ chức các sự kiện về BHXH tự nguyện, nhất là những nơi có dân cư đông;
- Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng những ấn phẩm tờ rơi tuyên truyền về BHXH tự nguyện, tạo ấn tượng, dễ hiểu và được đặt tại trụ sở thôn, khu phố; mỗi nhà văn hóa, các HTX ở xã, phường, thị trấn, cần phải có dán các ấn phẩm tuyên truyền và nội dung quy định về BHXH tự nguyện để NLĐ, người dân được đọc.
3.2.3.3. Đổi mới hình thức truyền thông tuyên truyền miệng
Từ ngàn đời nay, tuyên truyền bằng miệng luôn có sức mạnh mà không có phương tiện nào có thể sánh được. Đây có lẽ là một trong những hình thức truyền thông lâu đời nhất trên thế giới. Để phát huy sức mạnh to lớn của loại hình này, cơ quan BHXHtỉnh nên chú trọng áp dụng truyền thông thông qua những người cán bộ của hội, đội, đoàn thể mặt trận của thôn, tổ dân phố và đại lý thu BHXH tự nguyện tại địa phương. Thực tế hiện nay, đối với những đối tượng là những NLĐ có trình độ dân trí thấp, mức độ đọc hiểu hạn chế thì bằng cách truyền miệng thường đem lại đạt kết quả cao. Để hình thức tuyên truyền miệng đạt hiệu quả cao cần có một số một giải pháp sau:
Giải pháp 1: Bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền miệng cho đội ngũ cán bộ BHXH tại khu vực tiếp công dân, khu vực “Một cửa”.
Giải pháp 2: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền miệng cho các Đại lý thu BHXH tự nguyện, cán bộ làm công tác Thu của BHXH các huyện, thành phố.
3.2.3.4. Truyền thông theo từng nhóm tổ chức chính trị - xã hội
Hiện nay, trong hệ thống chính trị của Nhà nước ta các tổ chức chính trị có vai trò cực kỳ to lớn. Vì vậy cần xây dựng kế hoạch phát triển kênh truyền thông này nhằm giúp cho việc tiếp cận và cùng chia sẻ những thông tin giữa người cung
cấp và người tiếp nhận, đồng thời có sự phản hồi trực tiếp ngay trong cuộc nói chuyện, mang tính hai chiều; nhất là cần có sự vào cuộc của chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp ở địa phương.
Giải pháp cụ thể đó là: BHXH tỉnh ký kết chương trình phối hợp với Hội nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh về tuyên truyền, vận động NLĐ tham gia BHXH tự nguyện, mỗi ngành chủ động lồng ghép hoạt động của đơn vị mình để tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện phù hợp với từng địa bàn và từng đối tượng.
Tại Vĩnh Phúc, đã đưa hình thức truyền thông nhóm tổ chức chính trị - xã hội áp dụng từ đầu năm 2016, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức truyền thông nhóm tại 6 xã, với Hội Nông dân 10 xã; mỗi điểm tổ chức thu hút từ 150 đến 200 người là cán bộ, hội viên và người dân. Hầu hết số người dân tham dự buổi truyền thông đã có nhận thức đồng thuận hơn với chính sách BHXH tự nguyện. Sau khi hiểu được về chính sách, họ thấy mình được quyền thụ hưởng chính sách ASXH của Đảng và Nhà nước công bằng như bất kỳ một cán bộ, công chức hay NLĐ ở doanh nghiệp nào. Họ thấy số tiền bỏ ra hàng tháng để đóng BHXH tự nguyện hiện nay để thụ hưởng chế độ khi hết tuổi lao động tuy còn hơi cao so với thu nhập và mức sống hiện tại. Họ nhận ra sự nhất quán trong mục tiêu thực hiện BHXH cho mọi NLĐ của Đảng và Nhà nước ta, và nhất là khi họ nhận ra rằng quyền lợi của họ khi tham gia BHXH tự nguyện được hưởng cao hơn khi họ đóng vào quỹ BHXH. Một số đối tượng đã thuộc diện sẵn sàng tham gia và có thể là những người ủng hộ, tuyên truyền chủ trương, chính sách BHXH tự nguyện đến người khác.
Trong điều kiện kinh phí hạn hẹp của ngành, hình thức tuyên truyền này khá phù hợp vì chi phí thực hiện tiết kiệm, dễ tổ chức ở cấp cơ sở và thông tin đến được tới các tổ chức, hội đoàn thể ở địa phương và NLĐ. Thông thường một buổi truyền thông từ 2 giờ đến 3 giờ và diễn ra ở bất kỳ địa điểm nào tại địa phương như: nhà văn hóa thôn, hợp tác xã, hội trường Ủy ban nhân dân xã, trường học, có thể tổ chức ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa.
3.2.4. Giải pháp cho hệ thống đại lý thu BHXH tự nguyện
Cần xây dựng quan điểm phát triển mạng lưới hệ thống đại lý dựa trên các
trưởng thôn, khu vực trưởng là nhân viên đại lý thu BHXH tự nguyện của xã; đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ phụ trách, nhân viên đại lý thu từ BHXH địa phương đến
toàn bộ hệ thống đại lý thu BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh; đồng thời các đại lý
phải được quản lý chặt chẽ để tránh hiện tượng lạm dụng ảnh hưởng xấu đến uy tín ngành BHXH và chính sách ASXH của Đảng, Nhà nước.
3.2.4.1. Nâng cao chất lượng công tác phối hợp với các cấp, các ngành về tổ chức thực hiện hệ thống Đại lý thu BHXH tự nguyện
BHXH tỉnh chủ động làm việc với chính quyền địa phương, các Hội đoàn thể xây dựng hệ thống Đại lý thu BHXH tự nguyện, ở tất cả các xã, phường, thị trấn; các thôn, khu phố,và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện BHXH tự nguyện tại địa phương với những chỉ tiêu, giải pháp cụ thể theo từng nhóm đối tượng để tổ chức thực hiện đạt mục tiêu đề ra. Thực hiện đầy đủ chức năng quản lý