7. Kết cấu của luận văn
1.6.6. Các nhân tố chủ quan
Đây là toàn bộ các yếu tố thuộc tiềm năng của cơ quan BHXH các cấp, trong đó việc kiểm soát, sử dụng, khai thác các cơ hội triển khai thực hiện chính sách BHXH tự nguyện là những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến quá trình phát triển bền vững BHXH tự nguyện. Các yếu tố đó bao gồm: khả năng quản lý tài chính, tiềm năng về con người, tài sản vô hình, trình độ tổ chức quản lý, trình độ trang thiết bị công nghệ, cơ sở hạ tầng, sự đúng đắn của các mục tiêu phát triển BHXH tự nguyện và khả năng kiểm soát trong quá trình thực hiện mục tiêu đó.
*Nhân tố về quản lý tài chính:
Nhân tố về quản lý tài chính thể hiện trên tổng số thu BHXH tự nguyện mà cơ quan BHXH thu được thông qua phát triển đối tượng và quản lý đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Khả năng quản lí có hiệu quả các nguồn vốn trong hoạt động thu - chi quỹ BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng. Sức mạnh tài chính thể hiện ở khả năng thu hồi nợ đọng (nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, các tỉ lệ sinh lời từ thu hồi nợ đọng);
* Nhân tố tiềm năng về con người:
Nhân tố này thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm có khả năng đáp ứng cao yêu cầu của công việc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đội ngũ CCVC người lao động của cơ quan BHXH trung thành luôn hướng về sự nghiệp BHXH có khả năng chuyên môn hoá cao, lao động giỏi có khả năng đoàn kết, năng động biết tận dụng và khai thác các cơ hội trong triển khai chính sách BHXH.
* Nhân tố tiềm lực vô hình:
Đây là các nhân tố tạo góp phần tạo nên vị thế của cơ quan BHXH trong thực thi chức năng nhiệm vụ, tiềm lực vô hình thể hiện ở khả năng ảnh hưởng đến sự lựa chọn, chấp nhận và ra quyết định tham gia BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng của người lao động. Tiềm lực vô hình của cơ quan BHXH có thể là hình ảnh uy tín, hay khả năng giao tiếp và uy tín của người lãnh đạo trong các mối quan hệ xã hội …với các cấp lãnh đạo địa phương, Chính phủ trong quá trình triển khai thực hiện chính sách BHXH.
* Vị trí địa lí, cơ sở vật chất của cơ quan BHXH:
Nhân tố này có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình triển khai thực hiện BHXH tự nguyện. Nó cho phép thu hút sự chú ý cuả người lao động, thuận tiện trong cung cấp dịch vụ tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng. Một vị trí thuận lợi, một sơ sở khang trang hiện đại, môi trường sạch sẽ thân thiện sẽ là điểm nhấn quan trong trong nhận thức của người lao động khi đến giao dịch, hoặc tìm hiểu về chính sách BHXH. Đồng
thời, tạo niềm tin cho người lao động quyết định hành vi tham gia để thụ hưởng chính sách BHXH tự nguyện.
* Các chỉ tiêu triển khai chính sách BHXH tự nguyện:
Đây cũng chính là nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển bền vững chính sách BHXH tự nguyện tại mỗi địa phương. Việc xác định chỉ tiêu phát triển và kế hoạch, biện pháp đúng với tiềm năng của đơn vị là bước khởi đầu quan trọng trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện.
Việc các định đúng chỉ tiêu phát triển bền vững chính sách BHXH tự nguyện không chỉ là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức quản lí của đơn vị trong tổ chức thực hiện chính sách và còn là góp phần vào phát triển bền vững hệ thống chính sách ASXH nói chung và chính sách BHXH nói riêng của Đảng và Nhà nước.
* Công tác truyền thông:
Truyền thông chính sách, pháp luật BHXH, BHYT là hoạt động sử dụng các yếu tố của quá trình truyền thông tác động vào nhận thức, nhằm làm thay đổi thái độ, hành vi của người dân để họ hiểu, biết, chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước vì mục tiêu an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là nhân tố chủ quan quan trọng hàng đầu trong triển khai tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của người lao động về chính sách BHXH tự nguyện.
Do đặc điểm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là nông dân, người lao động tự do ở nhiều ngành nghề khác nhau, trình độ nhận thức khác nhau và hầu hết mức thu nhập thấp, hơn nữa lại không ổn định, thiếu điều kiện cơ sở vật chất để nắm bắt và cập nhật thông tin. Chính vì vậy, công tác thông tin tuyên truyền phải đa dạng hoá các hình thức và nội dung truyền thông, đơn giản hoá các vấn đề để người dân dễ hiểu. Công tác thông tin tuyên truyền có vị trí rất quan trọng, nó có tác dụng chi phối, can thiệp, tác động đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội. Đồng thời, đưa chính sách BHXH tự nguyện đến các cấp, các ngành và mọi thành viên trong xã hội nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về mục đích, ý nghĩa chủ trương đường lối của Đảng và chế độ, chính sách của Nhà
nước; từ đó đem lại niềm tin và sự quan tâm hơn của mọi người dân. Với vai trò và sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển BHXH tự nguyện như vậy, công tác thông tin tuyên truyền cần phải có những giải pháp linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Làm sao cho người dân hiểu đúng hiểu đủ, nắm bắt một cách dễ dàng nhất ý nghĩa và tính nhân văn của các chế độ, chính sách BHXH tự nguyện dẫn đến tự giác và nhận thức được tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, để đem lại số lượng người tham gia BHXH tự nguyện ngày một đông hơn.
* Một số nhân tố khác:
Một số nhân tố chủ quan trong triển khai thực hiện chính sách BHXH tự nguyện cũng có những tác động không nhỏ đến kết quả của chính sách BHXH tự nguyện tại Vĩnh Phúc, trong đó công tác phối hợp của các sở, ban, ngành, đoàn thể như cơ quan Thuế, Ban Quản lý các Khu công nghiệp…trong phát triển đối tượng tham gia BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riên tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hội viên các tổ chức Đoàn thể cũng là nhân tố có ảnh hưởng đến sự phát triển BHXH tự nguyện. Chính sách khen thưởng, xử phạt nghiêm minh, kịp thời nhằm khuyến khích việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cũng là một nhân tố có những ảnh hưởng nhất định đến phát triển BHXH tự nguyện.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chính sách bảo hiểm xã hội đã góp phần to lớn vào việc ổn định đời sống cho NLĐ thụ hưởng bảo hiểm xã hội; góp phần ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội. Phát triển BHXH tự nguyện thể hiện quá trình thay đổi về số lượng tham gia, chất lượng bảo hiểm ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó, sự thay đổi về cơ cấu đối tượng tham gia, đối tượng hưởng chế độ, chính sách BHXH tự nguyện, thường đạt mức độ cao hơn về lượng và chất, phù hợp hơn về cơ cấu.
Vì vậy, để phát triển BHXH tự nguyện cần phải nghiên cứu và nhận diện chính xác các nhân tố ảnh hưởng, đó là:
- Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến phát triển BHXH tự nguyện, gồm: Nhân tố chính trị và luật pháp; Nhân tố kinh tế; Các nhân tố văn hoá xã hội; Nhân tố kỹ thuật công nghệ; Nhân tố thuộc về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
- Các nhân tố chủ quan: Nhân tố về quản lý tài chính; Nhân tố tiềm năng về
con người; nhân tố tiềm năng vô hình; Vị trí địa lí, cơ sở vật chất của cơ quan
BHXH; Các chỉ tiêu triển khai chính sách BHXH tự nguyện; Công tác truyền thông và một số nhân tố khác.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BHXH TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC