Nhân tố kinh tế

Một phần của tài liệu LV_sua (Trang 49 - 51)

7. Kết cấu của luận văn

1.6.2. Nhân tố kinh tế

Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến sức mua, sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng của người lao động hay xu hướng phát triển của các ngành hàng, các yếu tố kinh tế bao gồm: (i) Hoạt động ngoại thương: Xu hướng đóng mở của nền kinh tế có ảnh hưởng các cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh,các điều kiện canh tranh,khả năng sử dụng ưu thế quốc gia về công nghệ, nguồn vốn. (ii) Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập, tích luỹ, tiêu dùng, kích thích hoặc kìm hãm đầu tư ...(iii) Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế ảnh hưởng dến vị trí vai trò và xu hướng phát triển của các ngành kinh tế kéo theo sự thay đổi chiều hướng

phát triển của doanh nghiệp. (iv) Tôc độ tăng trưởng kinh tế: Thể hiện xu hướng phát triển chung của nền kinh tế liên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Trong triển khai thực hiện BHXH tự nguyện, thực tiễn đã chứng minh rằng: mặc dù người lao động hiểu biết vai trò, tầm quan trọng và lợi ích to lớn của việc tham gia BHXH tự nguyện nhưng do điều kiện kinh tế còn hạn hẹp, nhu cầu tối thiểu chưa đảm bảo, trong khi đó để được hưởng quyền lợi thì việc tham gia

BHXH cần phải thực hiện trong thời gian nhất định (đủ 20 năm đóng BHXH).

vậy, người lao động đã bỏ qua cơ hội này để lựa chọn một cơ hội khác cấp bách hơn. Vấn đề này cho thấy yếu tố về kinh tế có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu, khả năng tham gia của người lao động.

Chính sách BHXH tự nguyện của Việt Nam đã có hỗ trợ từ Nhà nước cho người tham gia BHXH tự nguyện theo tỷ lệ phần trăm trên mức thu nhập chuẩn nghèo khu vực nông thôn (hiện nay là 700.000 đồng). Tuy nhiên, mức hỗ trợ còn thấp chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của người lao động. Do vậy, tâm lý người lao động thuộc nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chưa thực sự “mặn mà” với chính sách này. Vì vậy, muốn phát triển BHXH tự nguyện Nhà nước cần phải nghiên cứu các gói hỗ trợ đa dạng đáp ứng theo từng mức thu nhập của người lao động.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, nhất là từ khi tái lập tỉnh đến nay, bằng sự nỗ lực cố gắng cao của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân trong tỉnh, Vĩnh Phúc đã giành được kết quả toàn diện trong phát triển KT-XH. Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các giai đoạn luôn đạt ở mức cao; đặc biệt có năm tăng trưởng kinh tế đạt trên 20%; bình quân giai đoạn 1997- 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 14,9%/năm. GRDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) liên tục tăng, năm 1997 mới chỉ đạt 48% bình quân chung của cả nước, đến năm 2019, GRDP bình quân đầu người đạt 102 triệu

nhân tố tích cực cho công tác phát triển BHXH tự nguyện tại Vĩnh Phúc trong những năm qua và những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu LV_sua (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w