Nhóm giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu LV_sua (Trang 99 - 100)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Nhóm giải pháp về chính sách

Để khuyến khích, động viên người tham gia BHXH tự nguyện, UBND tỉnh cần có các chính sách hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng tham gia BHXH tự

nguyện, nhóm đối tượng hoạt động không chuyên trách ở thôn, làng, tổ dân phố, khu phố; nhóm đối tượng là xã viên hợp tác xã, nông dân, người lao động tự tạo việc làm và người tham gia khác như xây dựng nguồn kinh phí bằng cách hỗ trợ người dân tham gia BHXH tự nguyện dựa trên quy định của Luật BHXH, nguồn ngân sách của tỉnh. Hiện nay, có trên 5.800 người lao động là xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, làng, tổ dân phố, khu phố chưa có điều kiện tham gia BHXH tự nguyện. Vì vậy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cần có giải pháp để giúp triển khai thành công BHXH tự nguyện đến nhóm này, đó là:

- Giải pháp 1: Ban hành cơ chế chính sách trong dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh để hỗ trợ cho đối tượng này tham gia BHXH tự nguyện. Trong đó, xây dựng mức hỗ trợ dựa trên theo quy định của Luật BHXH năm 2014 hiện hành người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn, cụ thể: bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo; bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; bằng 10% đối với các đối tượng khác. Căn cứ quy định Luật BHXH 2014, UBND xây dựng cơ chế hỗ trợ từ Ngân sách tỉnh bình đẳng giữa các nhóm, có thể xem xét mức hỗ trợ 20% trên mức lương cơ sở đối với tất cả các nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện hoặc thực hiện mức hỗ trợ bằng với mức hỗ trợ của Nhà nước.

- Giải pháp 2: Nghiên cứu đề nghị UBND tỉnh kiến nghị Nhà nước sửa đổi Luật BHXH nhằm nâng quyền lợi của người tham gia BHXH tự nguyện.

Một phần của tài liệu LV_sua (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w