7. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, nhất là từ khi tái lập tỉnh đến nay, Vĩnh Phúc đã giành được kết quả toàn diện trong phát triển KT-XH. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 8,2%, vượt mục tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra. Trong đó, ngành công nghiệp - xây dựng tăng trưởng 13,11%; Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 2,77%; các ngành
dịch vụ tăng trưởng 6,8%. Quy mô GRDP của tỉnh đạt 118,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2%, tăng 11 nghìn tỷ đồng so với năm 2018. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp từ 8,18% năm 2018 còn 7,37% năm 2019 và tăng khu vực công nghiệp - xây dựng từ 61,15 lên 62,41%. Khu vực dịch vụ giảm từ 30,66 còn 30,22%. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh đạt 102 triệu đồng/người/năm, cao gấp 1,6 lần so với bình quân cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay chỉ là 1,47%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 4,7% của cả nước. Toàn tỉnh có 112/112 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Kết quả thu hút đầu tư của tỉnh năm 2019 có nhiều khởi sắc, tăng cao so với năm trước. Thu hút vốn đầu tư FDI và DDI vượt xa mục tiêu đề ra, với 115 dự án FDI được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn, tổng vốn đăng ký 670 triệu USD, tăng 34% kế hoạch và tăng 27,2% so với năm 2018; 48 dự án DDI, tổng vốn đăng ký 13,55 nghìn tỷ đồng, cao gấp 4,5 lần kế hoạch, tăng 54% so với năm 2018. Số doanh nghiệp được thành lập mới trên địa bàn tỉnh năm 2019 đạt 1.160 doanh nghiệp với số vốn đăng ký hơn 7.793 tỷ đồng, tăng 9,4% về số doanh nghiệp và tăng 14,8% về số vốn đăng ký so với năm 2018. Trong năm 2019, có 195 doanh nghiệp sau thời gian đăng ký tạm ngừng hoạt động đã quay trở lại sản xuất, kinh doanh và có 394 doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể, tạm ngừng hoạt động. Tính đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 10.693 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với số vốn đăng ký hơn 119 nghìn tỷ đồng, trong đó có 7.792 doanh nghiệp thực tế hoạt động. [41]
Năm 2019, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành và ngành thuế chủ động thực hiện có hiệu quả các giải pháp điều hành thu ngân sách nhà nước; tích cực đôn đốc, khai thác các nguồn thu trên tất cả các lĩnh vực; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, trốn thuế, nợ thuế do vậy hầu hết các khoản thu khác đều đạt hoặc vượt dự toán. Tính đến ngày 31/12/2019, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 34.946 tỷ đồng, đạt 125,72% so với dự toán, đây là mức thu ngân sách cao nhất trong những năm gần đây của tỉnh Vĩnh Phúc. Các lĩnh vực
văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển. Toàn tỉnh giải quyết việc làm mới cho 24.433 lao động.
Những kết quả nổi bật trong phát triển KT-XH của tỉnh năm 2019 là tiền đề quan trọng để tỉnh tiếp tục đề ra những giải pháp quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2020 và những năm tiếp theo, trọng tâm là đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; tập trung giải phóng mặt bằng; đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội và nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh Vĩnh Phúc. [38]
Theo thống kê, hiện Vĩnh Phúc có khoảng 213.151 người tham gia BHXH (gồm cả bắt buộc và tự nguyện), chiếm 32,5% lực lượng lao động. Như vậy, còn khoảng 434.270 người (tương đương 52,55%) đang trong độ tuổi lao động chưa được tham gia BHXH. Đây là tiềm năng lớn cho việc phát triển đối tượng tham gia
BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. [7]
2.1.3. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVI đã xác định
mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2020, cơ bản hoàn thành hạ tầng khung đô thị tiến
tới trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI". Để thực
hiện mục tiêu đó, tỉnh đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới như sau:
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng tăng trưởng; phát triển
nhanh, bền vững; tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; cơ cấu lại nền
kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp
để công nghiệp tiếp tục là động lực cho sự phát triển của tỉnh. Tập trung phát triển các ngành dịch vụ, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông thôn. Phát triển doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh. Đẩy mạnh xúc tiến và thu hút đầu tư.
- Khai thác và phát huy lợi thế, thế mạnh của các ngành, lĩnh vực, các vùng, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao; ưu tiên phát triển nông nghiệp, nông thôn, lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng; đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng các lĩnh vực dịch vụ. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá.
- Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế. Đồng thời, tạo mọi điều
kiện thuận lợi để phát triển mạnh khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Có chính sách, cơ chế để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hợp tác và hợp tác xã.
- Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước;
xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tập trung làm tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, để thu hút đầu tư.
- Tiếp tục quan tâm đẩy mạnh giải quyết việc làm. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Đặc biệt, chú trọng đào tạo nhân lực có trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề; đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn để thực hiện việc phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế,
chăm sóc sức khỏe nhân dân và thể dục thể thao. Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công. Tăng cường nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng chuyển giao khoa học và công nghệ.
- Tiếp tục đảm bảo trật tự an toàn xã hội, kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an
ninh với phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, giữ vững sự ổn định để tập trung phát triển kinh tế, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. [40]