Hệ thống quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THÀNH VIÊNCỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘITHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 36 - 44)

5. Kết cấu luận văn

1.3.2. Hệ thống quản trị rủi ro

• Cơ cấu quản trị rủi ro:

Theo hướng dẫn của Quyết định số 105/QĐ-UBCK thì công ty chứng khoán phải thiết lập một cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro hoàn chỉnh.

Thứ nhất, hệ thống quản trị rủi ro phải có sự giám sát của Ban Kiểm soát. Thứ hai, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty tiến hành rà soát và phê duyệt định kỳ hàng năm các chính sách, hạn mức rủi ro; chỉ đạo xử lý kịp thời các tồn tại trong công tác quản trị rủi ro trên cơ sở các báo cáo của Tổng Giám đốc (Giám đốc), bộ phận quản trị rủi ro và các bộ phận khác có liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro; kiểm tra, đánh giá đầy đủ tính hiệu quả và hiệu lực của bộ phận quản trị rủi ro.

Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty chứng khoán phải thành lập Tiểu ban Quản trị rủi ro hoặc cử thành viên phụ trách để hỗ trợ HĐQT hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trong hoạt động quản trị rủi ro.

Thứ ba, Tổng Giám đốc (Giám đốc) chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trong việc triển khai chính sách rủi ro và hạn mức rủi ro đã được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty phê duyệt.

Tổng Giám đốc (Giám đốc) thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính sách rủi ro và hạn mức rủi ro trình Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty chứng khoán phê duyệt; xây dựng các tiêu chuẩn quản trị rủi ro;

định kỳ hàng quý phải báo cáo Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty việc triển khai thực hiện quản trị rủi ro, đánh giá tính phù hợp của chính sách rủi ro, hạn mức rủi ro, quy trình quản trị rủi ro; đảm bảo hệ thống quản trị rủi ro được hiểu và vận hành thống nhất từ trên xuống dưới trong công ty phù hợp với chính sách rủi ro và hạn mức rủi ro; xây dựng và triển khai các quy trình xử lý rủi ro phù hợp với chính sách rủi ro và hạn mức rủi ro, sức chịu đựng rủi ro của công ty; đảm bảo các quy trình quản trị rủi ro và bộ phận quản trị rủi ro được thiết lập và tổ chức đầy đủ, rõ ràng, đủ nhân sự và nguồn lực tài chính; báo cáo Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty về trạng thái rủi ro trọng yếu.

Tổng Giám đốc (Giám đốc) phải thành lập Bộ phận Quản trị rủi ro hoạt động độc lập với các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ khác.

Thứ tư, Bộ phận Quản trị rủi ro có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đánh giá và đo lường các rủi ro của công ty; rà soát, điều chỉnh các mô hình định giá và hệ thống đánh giá các công cụ tài chính được sử dụng bởi các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh; đề xuất các chính sách quản trị rủi ro cho Tổng Giám đốc (Giám đốc); đề xuất hạn mức rủi ro cho các bộ phận nghiệp vụ; đánh giá mức độ rủi ro và trạng thái tập trung rủi ro, thiệt hại thực tế phát sinh và thiệt hại được dự báo bởi bộ phận quản trị rủi ro; theo dõi để đảm bảo việc thực hiện trên thực tế các chính sách quản trị rủi ro, hạn mức rủi ro, quy trình xử lý rủi ro mà Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty phê duyệt; lập báo cáo định kỳ hàng tháng về quản trị rủi ro thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ để báo cáo Tổng Giám đốc (Giám đốc). Trưởng Bộ phận Quản trị rủi ro thực hiện theo dõi, đánh giá hàng ngày trạng thái rủi ro của công ty chứng khoán.

Thứ năm, Các trưởng bộ phận nghiệp vụ trong công ty phải tuân thủ và thực hiện quản trị rủi ro hàng ngày.

• Chính sách, cơ chế quản trị rủi ro:

Chiến lược quản trị rủi ro rõ ràng, minh bạch thể hiện qua chính sách rủi ro trong dài hạn và trong từng giai đoạn cụ thể.

Hàng năm, công ty chứng khoán xây dựng chính sách rủi ro làm cơ sở cho hoạt động quản trị rủi ro thường xuyên. Chính sách rủi ro phải đảm bảo các rủi ro trọng yếu được phát hiện sớm và được kiểm soát đầy đủ và được báo cáo kịp thời cho Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty.

Chính sách rủi ro được xây dựng trên cơ sở các yếu tố: chiến lược hoạt động của công ty, khả năng chấp nhận rủi ro, các công cụ tài chính chịu rủi ro, chất lượng của các thủ tục kiểm soát nội bộ, khả năng giám sát rủi ro và tính hoàn thiện của hệ thống quản trị rủi ro và các thủ tục liên quan, mức độ chuyên nghiệp về quản trị rủi ro, hoạt động quản trị rủi ro trong quá khứ, quy định pháp lý, và các vấn đề khác liên quan đến quản trị rủi ro.

Trong chính sách rủi ro của công ty phải bao gồm tối thiểu các nội dung: cơ cấu tổ chức của hệ thống quản trị rủi ro trong công ty, nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân trong hệ thống quản trị rủi ro đảm bảo yêu cầu phân tách chức năng và nhiệm vụ; các phương pháp xác định và đo lường rủi ro; các phương pháp xác định hạn mức rủi ro; cơ chế xử lý vi phạm về hạn mức rủi ro và các ngoại lệ đối với chính sách rủi ro và quy trình quản trị rủi ro; hệ thống thông tin quản lý, các mẫu báo cáo và quy trình, cơ chế báo cáo phục vụ vận hành hệ thống quản trị rủi ro; cơ chế phân cấp phê duyệt hạn mức rủi ro.

Quy định về hạn mức rủi ro và quản lý hạn mức rủi ro:

- Tùy thuộc vào bản chất của loại rủi ro, công ty xác định hạn mức rủi ro cho các hoạt động kinh doanh của mình, hạn mức rủi ro cho các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh, cá nhân tham gia vào các giao dịch chịu rủi ro.

- Công ty phân bổ vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động của công ty và từng bộ phận nghiệp vụ kinh doanh dựa trên các mục tiêu chiến lược của hoạt động kinh doanh. Đồng thời, việc phân bổ vốn phải trong hạn mức rủi ro trên cơ sở các nguyên tắc sau:

+ Việc phân bổ vốn được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán thông qua trên cơ sở đề xuất của Tổng Giám đốc (Giám đốc).

+ Tổng Giám đốc (Giám đốc) phải giám sát và kiểm soát các hạn mức rủi ro để đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh của công ty không vượt quá mức độ rủi ro chấp nhận được.

+ Bộ phận quản trị rủi ro chịu trách nhiệm chính và phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh trong việc tính toán hạn mức rủi ro, lên kế hoạch phân bổ vốn, báo cáo Tổng Giám đốc (Giám đốc).

- Công ty đảm bảo nguyên tắc không có hoạt động kinh doanh nào được thực hiện khi hạn mức rủi ro chưa được xác định trước.

- Công ty đảm bảo các bộ phận và các cá nhân có liên quan hiểu rõ các hạn mức rủi ro, quy trình quản lý hạn mức rủi ro phải tuân thủ và các hoạt động mà các bộ phận, cá nhân đó được phép thực hiện.

- Công ty phải xây dựng quy trình quản lý hạn mức rủi ro. Quy trình quản lý hạn mức rủi ro phải bao gồm các phương pháp tính toán, phương pháp phân bổ và thực hiện giám sát.

+ Hạn mức rủi ro được xác định bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Trong đó, ưu tiên sử dụng phương pháp định lượng. Mối tương quan giữa các rủi ro cũng phải được xác định.

+ Việc xác định và phân bổ hạn mức rủi ro có thể được thực hiện trên cơ sở các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh, hoặc trên cơ sở các loại sản phẩm, độ dài của kỳ hạn, mức độ tập trung của một vị thế nắm giữ, hoặc sự khác biệt về nhân tố rủi ro hoặc nhu cầu của công ty.

+ Sau khi xác định được hạn mức rủi ro, công ty phải đánh giá về tính hợp lý để thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Việc điều chỉnh hạn mức rủi ro phải được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua.

Quy trình quản trị rủi ro:

Quy trình quản trị rủi ro phải ít nhất xử lý được năm loại rủi ro trọng yếu sau: rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý mà có ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của công ty chứng khoán. Quy trình quản trị rủi ro của công ty bao gồm các nội dung: xác định rủi ro, đánh giá rủi ro, theo dõi rủi ro, báo cáo rủi ro và xử lý rủi ro.

* Xác định rủi ro:

Xác định rủi ro là quá trình tìm kiếm, nhận biết và mô tả rủi ro. Việc xác định rủi ro đòi hỏi phải xác định các nguồn rủi ro, lĩnh vực chịu tác động, sự kiện (bao gồm cả những thay đổi về hoàn cảnh), nguyên nhân và hệ quả tiềm ẩn của sự kiện.

Công ty chứng khoán phải xác định được các loại rủi ro và đặc tính của từng loại rủi ro mà công ty có thể phải đối mặt. Việc xác định rủi ro một cách toàn diện rất quan trọng, bởi vì những rủi ro không được xác định trong giai đoạn này thì sẽ không có trong các bước phân tích sau đó. Công ty cần áp dụng các phương pháp nhận diện rủi ro phù hợp đặc điểm hoạt động để có thể nhận diện đầy đủ, chính xác nhất các rủi ro có ảnh hưởng đến vốn và thu nhập của công ty.

Nhận diện rủi ro được xác định trên cơ sở phân tích dữ liệu bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến công ty chứng khoán. Thu thập dữ liệu từ một số nguồn thông tin đầu vào như:

- Các tài liệu về chiến lược phát triển và mục tiêu của công ty: căn cứ vào chiến lược hoạt động của công ty trung và dài hạn, các nhà quản lý có thể xác định được quá trình hoạt động của công ty, qua đó xác định được những rủi ro có thể gặp phải.

- Văn bản pháp luật, quy chế hoạt động, quy trình nghiệp vụ. Các văn bản này là một phần tiêu chuẩn hoạt động của công ty, căn cứ vào đó có thể xác định được mức độ phù hợp, tính chính xác và tuân thủ của các hoạt động trong công

ty.

- Báo cáo hoạt động của từng bộ phận. Đây là các hoạt động thực tế của công ty, các nhà quản lý cần căn cứ vào đó xem xét một cách chi tiết về hoạt động của từng bộ phận để có thể nắm được thực tế và xác định các sai phạm gặp phải trong hoạt động thực tế.

- Báo cáo tài chính là một nguồn thông tin quan trọng, qua báo cáo tài chính có thể xác định, đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh và so sánh với các mục tiêu công ty đặt ra trong từng thời kỳ, những biến động bất thường về chi phí, doanh thu đều cần được xem xét chi tiết và xác định nguyên nhân để đưa ra cách khắc phục nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu về tài chính mà công ty đã đề ra.

- Lịch sử hoạt động của công ty là một nguồn thông tin quan trọng giúp nhà quản lý nhìn lại được hoạt động của công ty, qua đó xác định những vấn đề đã trải qua, những rủi ro đã gặp trong quá trình kinh doanh để có cách xử lý trong tương lai trong trường hợp những vấn đề đó lặp lại.

- Thực tế từ các công ty chứng khoán khác giúp đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với công ty mình, học hỏi kinh nghiệm thực tế từ các công ty khác là một cách thức vừa giảm thiểu chi phí vừa đảm bảo an toàn cho công ty mình trong tương lai.

- Dữ liệu từ bên ngoài như chỉ số kinh tế, thông tin thay đổi về chính trị, pháp luật...

Việc xác định được các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến công ty có tác dụng quan trọng đến việc nhận diện rủi ro. Một khi các yếu tố ảnh hưởng đã được nhận diện, nhà quản lý có thể xem xét tầm quan trọng của chúng và tập trung vào các sự kiện có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của công ty. Ngoài việc nhận diện rủi ro ở mức độ toàn doanh nghiệp, rủi ro cũng có thể được nhận diện ở mức độ chi tiết cho các hoạt động. Điều này giúp cho việc đánh giá rủi ro theo các hoạt động hoặc theo các chức năng chính.

* Đánh giá rủi ro:

Mục đích hỗ trợ việc ra quyết định về những rủi ro cần được xử lý và ưu tiên thực hiện xử lý trên cơ sở đánh giá mức độ của từng rủi ro (khả năng xảy ra, mức độ tác động) và so sánh với mục tiêu rủi ro đã thiết lập.

Để lượng hóa mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến thu nhập/vốn của công ty, công ty sử dụng các phương pháp đo lường rủi ro thích hợp, có thể sử dụng phương pháp định tính hoặc định lượng tương ứng với các loại rủi ro khác nhau.

* Theo dõi rủi ro:

Quá trình theo dõi rủi ro tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp xử lý, cũng như hiểu và đánh giá việc thực hiện sau khi đưa vào thực thi các biện pháp xử lý đó. Mức độ sâu rộng hay tần suất của hoạt động theo dõi rủi ro phải tương ứng với tầm quan trọng của rủi ro, tác động của biện pháp ứng phó và nội dung của các phương pháp kiểm soát được công ty thông qua để quản trị rủi ro.

* Báo cáo rủi ro:

Báo cáo rủi ro đảm bảo tất cả các thiết sót được phát hiện qua quá trình theo dõi rủi ro phải được báo cáo. Báo cáo rủi ro được thực hiện định kỳ và bất thường theo yêu cầu quản trị rủi ro tại công ty chứng khoán.

* Xử lý rủi ro:

Công ty chứng khoán phải áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp đối với những rủi ro mà công ty gặp phải.

Các bước cần thiết để lựa chọn và thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro: - Xác định các biện pháp ứng phó sẵn có.

- Đánh giá ưu và nhược điểm của mỗi biện pháp xử lý, trong đó có việc phân tích chi phí - lợi ích, phân tích sử dụng ngân sách.

- Xây dựng kế hoạch xử lý, trong đó có trách nhiệm thực hiện kế hoạch, tiến độ thực hiện, kết quả dự báo, hoạch định và xem xét nguồn lực tài chính và thủ tục đánh giá.

- Thực hiện kế hoạch xử lý: Sau khi đã tiến hành xử lý rủi ro, nếu còn có các rủi ro chưa tính đến, các thủ tục tương ứng phải được lặp đi lặp lại cho đến khi rủi ro nằm trong mức độ có thể chấp nhận được.

Tuỳ thuộc vào kết quả đánh giá rủi ro, công ty lựa chọn và xác định cách thức để xử lý rủi ro. Các cách thức để xử lý với rủi ro bao gồm:

- Tránh rủi ro: áp dụng các biện pháp để tránh bất kỳ hoạt động nào có thể gây ra rủi ro. Công ty sẽ không thực hiện bất kỳ các hoạt động nào làm phát sinh rủi ro đó.

- Giảm thiểu rủi ro: áp dụng các biện pháp để giảm khả năng xuất hiện và/hoặc mức độ tác động của rủi ro.

- Chia sẻ rủi ro: chuyển tất cả hoặc một phần rủi ro cho đối tượng khác. Công ty làm giảm thiểu khả năng xuất hiện và mức độ tác động của rủi ro bằng cách chuyển giao hoặc chia sẻ một phần rủi ro. Các kỹ thuật này bao gồm: mua

Một phần của tài liệu RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THÀNH VIÊNCỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘITHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 36 - 44)

w