Tình hình hoạt động chung của các công ty chứng khoán thành viên

Một phần của tài liệu RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THÀNH VIÊNCỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘITHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 49 - 59)

5. Kết cấu luận văn

2.1.2. Tình hình hoạt động chung của các công ty chứng khoán thành viên

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội có nhiệm vụ tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán. SGDCK Hà Nội tổ chức các hoạt động của thị trường chứng khoán sơ cấp với hai hoạt động: đấu giá cổ phần, đấu thầu trái phiếu và tổ chức giao dịch chứng khoán thứ cấp với ba thị trường: thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết, thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM), thị trường giao dịch trái phiếu Chính phủ.

Sơ đồ 2.1. Cấu trúc thị trường tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

(Nguồn: http://hnx. vn/Meb/guest/cau-truc-thi-truong)

Thành viên giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội là công ty chứng khoán được SGDCK Hà Nội chấp thuận trở thành thành viên giao dịch thị trường cổ phiếu. Để trở thành thành viên giao dịch của SGDCK Hà Nội, công ty chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện sau: được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép hoạt động môi giới chứng khoán; được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam chấp thuận là thành viên lưu ký; có đủ điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động giao dịch; có ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên có năng lực và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán; có cán bộ công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu.

Cùng với sự phát triển của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội qua các mốc thời gian là sự tăng nhanh số lượng của các công ty chứng khoán thành viên từ năm 2005 đến năm 2011. Cụ thể các dấu mốc quan trọng liên quan đến hoạt động của SGDCK Hà Nội: ngày 08/03/2005: TTGDCK Hà Nội đi vào hoạt động; ngày 02/01/2009: thành lập SGDCK Hà Nội trên cơ sở tổ chức lại TTGDCK Hà Nội, từ đơn vị sự nghiệp có thu sang hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên do Nhà nước (đại diện là Bộ Tài chính) làm chủ sở hữu; ngày 24/06/2009: vận hành thị trường đăng ký giao dịch cho chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM).

■ Thaiilivien giao dịch cồ phiêu niêm yèt

ThanlivieiIgiao dịch cồ phiêu đăng ký giao dịch

Biểu đồ 2.1. Số lượng công ty chứng khoán thành viên của Sở Giao dịch

Chứng khoán Hà Nội 2005 - 2014

(Nguồn: Báo cáo thường niên của SGDCK Hà Nội 2005 - 2014)

Với vai trò là tổ chức trung gian trên thị trường, CTCK thành viên đã có những đóng góp đối với hoạt động và phát triển của thị trường giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Các CTCK thành viên thực hiện chức năng là một tổ chức trung gian trên thị trường với các loại hình kinh doanh được cấp phép hoạt động, đáp ứng nhu cầu của công chúng đầu tư. Các công ty thành viên tuân thủ các quy định về nghĩa vụ của thành viên giao dịch như cung cấp thông tin về giao dịch chứng khoán cho người đầu tư, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về báo cáo tài chính năm có kiểm toán, công bố thông tin theo yêu cầu, thông tin bất thường.

Năm 2006, các CTCK thành viên tích cực triển khai hoạt động môi giới đối với chứng khoán niêm yết trên TTGDCK Hà Nội. Số lượng nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch tại các CTCK thành viên trong năm 2006 trên 100.000 tài khoản (tăng hơn 3 lần so với thời điểm cuối năm 2005), trong đó có khoảng 1.700 tài

khoản của người đầu tư nước ngoài.

Sau hơn 2 năm hoạt động, TTGDCK Hà Nội đã phát triển được mạnh mẽ số lượng thành viên giao dịch, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư. Đến thời điểm 31/12/2007, TTGDCK Hà Nội đã có 63 thành viên giao dịch, gấp 2,4 lần năm trước. Trong năm 2007 đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của các CTCK thành viên:

Thứ nhất, về quy mô vốn, một mặt để đáp ứng yêu cầu của Luật Chứng khoán, một mặt để tăng năng lực hoạt động, các CTCK thành viên đã tăng mạnh vốn điều lệ. Điển hình, CTCK Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín sau một năm hoạt động đã tăng vốn từ 300 tỷ đồng thời điểm cuối năm 2006 lên 1.100 tỷ đồng năm 2007, trở thành CTCK có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Tiếp theo đó là CTCK Sài Gòn, vốn điều lệ xấp xỉ 800 tỷ đồng, CTCK Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 700 tỷ đồng. Đến 31/12/2007, đã có 34 CTCK thành viên của TTGDCK Hà Nội có số vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.

Thứ hai, về phạm vi hoạt động, các CTCK thành viên trên TTGDCK Hà Nội cũng đã mở rộng mạng lưới hoạt động mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc. Đến cuối năm 2007, ngoài trụ sở chính, các thành viên giao dịch trên TTGDCK Hà Nội đã có mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước với tổng cộng 32 chi nhánh, 23 phòng giao dịch và 63 đại lý nhận lệnh để phục vụ số lượng người đầu tư tăng mạnh trong năm. Đến cuối năm 2007, số lượng nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch tại các CTCK thành viên TTGDCK Hà Nội đạt xấp xỉ 350.000 tài khoản (gấp 3,5 lần so với thời điểm cuối năm 2006), trong đó có hơn 8.000 tài khoản người đầu tư nước ngoài (gấp 4 lần thời điểm cuối năm 2006).

Năm 2008, hoạt động quản lý thành viên đã được tăng cường chặt chẽ hơn trong việc phối hợp giữa TTGDCK và các CTCK thành viên để tổ chức và vận hành thị trường hoạt động công khai, minh bạch. Về quy mô vốn, trong năm có 33 CTCK thực hiện tăng vốn điều lệ, trong đó có 28 thành viên có vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng trở lên, đủ điều kiện hoạt động tất cả các nghiệp vụ kinh doanh. Về

mạng lưới hoạt động, năm 2008, có 27 chi nhánh, 16 phòng giao dịch và 97 đại lý nhận lệnh của CTCK được thành lập mới. Việc mở rộng mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước đã giúp các thành viên tăng mạnh số lượng khách hàng giao dịch, đưa số tài khoản giao dịch tại các CTCK thành viên của Trung tâm đạt hơn 510.000 tài khoản vào thời điểm 31/12/2008 (tăng 45% so với cuối năm 2007), trong đó có gần 12.000 tài khoản NĐTNN (tăng gần 50% so với thời điểm cuối năm 2007).

Trong năm 2009, cùng với sự phát triển của thị trường, các CTCK thành viên đã có những sự trưởng thành đáng ghi nhận. Giá trị giao dịch trên thị trường ngày càng tăng, bình quân năm 2009 đạt 800 tỷ đồng/phiên, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2008. Hầu hết các công ty thành viên của SGDCK Hà Nội đều kinh doanh có lãi. Nhiều CTCK đã thực hiện tăng vốn thành công để mở rộng quy mô hoạt động cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường. Trong cơ cấu thành viên giao dịch của SGDCK Hà Nội có 33% số thành viên có vốn điều lệ trên 300 tỷ đồng (đặc biệt có 5 CTCK có số vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng là SSI, ACBS, Agresco, SBS và KLS), 33% số công ty có vốn điều lệ từ 125 tỷ đồng đến 300 tỷ đồng và còn lại các công ty có vốn điều lệ dưới 100 tỷ đồng. Trong năm 2009 cũng có một số CTCK thực hiện rút bớt nghiệp vụ kinh doanh do không đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ theo quy định của Nghị định 14/2007/NĐ-CP. Cá biệt, CTCK Gia Anh đã bị chấm dứt tư cách thành viên do không duy trì được các điều kiện làm thành viên giao dịch của SGDCK Hà Nội.

Năm 2010, trong bối cảnh thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, SGDCK Hà Nội đã chú trọng công tác quản lý, giám sát thành viên để đảm bảo thị trường phát triển ổn định, bền vững. SGDCK đã tăng cường công tác giám sát tuân thủ các CTCK về nghĩa vụ nộp báo cáo định kỳ và thực hiện công bố thông tin, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân sự phục vụ hoạt động giao dịch chứng khoán.

tham gia thị trường, nhiều CTCK thành viên đã phải giảm bớt chi phí bằng cách cắt giảm nhân sự, thay đổi trụ sở chính, thu hẹp mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch. Ngày 01/06/2011 Thông tư 74/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn giao dịch chứng khoán trong đó cho phép giao dịch ký quỹ, mua bán trong phiên và mở nhiều tài khoản giao dịch chứng khoán được ban hành.

Năm 2012, năm đầu tiên triển khai Đề án tái cấu trúc các CTCK theo Quyết định số 62/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, theo đó một số thành viên đã thu hẹp hoạt động, giảm bớt nghiệp vụ và đã có thành viên rơi vào tình trạng mất thanh khoản. Trong bối cảnh đó, SGDCK Hà Nội đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý chấm dứt tư cách thành viên cho 8 CTCK trong đó có 3 công ty buộc phải chấm dứt tư cách thành viên.

Năm 2013 tiếp tục là năm khó khăn đối với các CTCK, buộc các CTCK phải tái cấu trúc hoạt động như thu hẹp mạng lưới, giảm diện tích mặt bằng, cắt giảm nhân sự; một số CTCK tự nguyện rút nghiệp vụ kinh doanh hoặc rút tư cách thành viên tại SGDCK. Tháng 5/2013 SGDCK Hà Nội đã ban hành Quy chế thành viên giao dịch mới đã giúp chuẩn hóa các hoạt động quản lý thành viên của Sở. Nhằm đánh giá chất lượng hoạt động của các CTCK thành viên, SGDCK Hà Nội đã tổ chức chấm điểm, xếp hạng CTCK thành viên năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 theo các tiêu chí của mô hình CAMEL. Theo kết quả đánh giá, bước đầu đã cho thấy sự phân biệt rõ rệt giữa những CTCK hoạt động an toàn, hiệu quả với các CTCK yếu kém, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Đồng thời, qua kiểm tra định kỳ các CTCK, SGDCK Hà Nội cũng đã phát hiện một số vấn đề còn tồn tại trong hoạt động của các CTCK thành viên, đặc biệt là vấn đề về công nghệ thông tin tiềm ẩn rủi ro cho an toàn, an ninh hệ thống giao dịch chung.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tổ chức hội nghị thành viên thường niên nhằm ghi nhận và khích lệ sự đóng góp của các CTCK thành viên đối với hoạt động của Sở. Việc lựa chọn theo bộ tiêu chí đánh giá được SGDCK Hà Nội xây dựng từ các điều kiện tiên quyết về an toàn tài chính và nghĩa vụ thành viên

đến mức độ đóng góp cho thị trường. Cụ thể, 4 tiêu chí đánh giá bao gồm: (i) thị phần giao dịch cổ phiếu môi giới tại Sở; (ii) công tác phối hợp với Sở trong các chương trình phát triển thị trường; (iii) an toàn tài chính và (iv) tuân thủ nghĩa vụ thành viên.

Mặc dù trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức của TTCK 2012 - 2013, các CTCK thành viên đã nỗ lực nhằm đảm bảo hoạt động an toàn, ổn định, tuân thủ các nghĩa vụ thành viên và tích cực đóng góp vào các chương trình phát triển thị trường.

Năm 2014 là năm SGDCK Hà Nội tăng cường giám sát việc tuân thủ nghĩa vụ thành viên của các CTCK bằng việc thực hiện các chương trình kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất về hạ tầng công nghệ, lập báo cáo định kỳ tháng, quý, năm và tổ chức xếp hạng CTCK thành viên bán niên và thường niên. Năm 2014, hoạt động kinh doanh của CTCK có nhiều thuận lợi hơn và tình hình tài chính được cải thiện so với năm 2013. Tuy nhiên, những CTCK quy mô nhỏ và yếu kém vẫn tiếp tục phải đối mặt với khó khăn, hoạt động tiếp tục thua lỗ và có nguy cơ phải thực hiện hợp nhất, sáp nhập hoặc chấm dứt tư cách thành viên.

Hoạt động của các CTCK thành viên bị ảnh hưởng trực tiếp bởi diễn biến của thị trường chứng khoán. Do đó, cần nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán thành viên gắn với mức độ biến động của chỉ số chứng khoán và thanh khoản của thị trường. Mặc dù công ty chứng khoán thành viên không chỉ thực hiện giao dịch chứng khoán trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội mà còn thực hiện các hoạt động kinh doanh trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh nhưng luận văn tập trung vào chỉ số HNXindex của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vì có xu hướng diễn biến cùng chiều giữa chỉ số chứng khoán của hai sàn giao dịch.

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 HNXindex cao nhất 258,78 459,36 322,34 218,38 187,22 113,4 83,79 68,3 92,99 HNXindex thấp nhất 90,55 241,92 97,6 1 78,0 6 97,4 4 56,7 50,66 57,61 67,93 Chênh lệch 168,23 217,44 224,73 140,32 89,7 8 56,7 33,13 10,69 25,06

Biểu đồ 2.2. Diễn biến chỉ số HNXindex năm 2006 - 2015

(Nguồn: https:/./www.vcbs.com.vn/Vn//Utilities//TechnicalAnalysis)

Có thể chia biến động của chỉ số HNXindex thành hai giai đoạn: giai đoạn 2006 - 2011: thị trường biến động mạnh và giai đoạn 2012 - 2015 thì thị trường đi vào ổn định ở mức thấp. Do là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán, trong giai đoạn khi thị trường chứng khoán suy giảm, các cổ phiếu trên thị trường đồng loạt giảm giá và/hoặc mất tính thanh khoản đã dẫn đến sự thua lỗ, mất vốn của nhiều công ty chứng khoán.

Chỉ số HNXindex có xu hướng giảm mức độ biến động thể hiện ở chênh lệch giữa HNXindex cao nhất và HNXindex thấp nhất giảm qua từng năm. Điều này cho thấy thị trường đã đi vào ổn định, không có các cú sốc lớn trong biến động giá chứng khoán.

Bảng 2.2. Chỉ số HNXindex cao nhất, thấp nhất năm 2006 - 2014 (Đơn vị: Điểm)

công ty chịu ảnh hưởng khá mạnh bởi diễn biến của chỉ số chứng khoán, tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến nay. Mặc dù hoạt động trong ngành kinh doanh có điều kiện là kinh doanh chứng khoán, với các quy định tương đối chặt chẽ về điều kiện, tiêu chuẩn hành nghề, quản trị công ty... song, với sự suy giảm của nền kinh tế và thị trường, các CTCK phải đối mặt với khá nhiều khó khăn.

Công ty chứng khoán đã tăng cường hoạt động tự doanh trong giai đoạn TTCK tăng điểm mạnh của giai đoạn 2006 - 2008, mang lại nguồn doanh thu đáng kể cho CTCK (chiếm khoảng 40%). Việc các CTCK quá chú trọng vào hoạt động tự doanh trong khi quy mô vốn còn hạn chế và khi TTCK không thuận lợi đã khiến cho tổng doanh thu của nhiều công ty bị sụt giảm mạnh và buộc phải tăng tỷ lệ dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. Đó là việc nhiều công ty chứng khoán thành viên bị lỗ từ hoạt động tự doanh khi thị trường có sự sụt giảm đáng kể vào năm 2008, 2010 và 2011. Nhiều công ty chứng khoán đã gặp khó khăn và gây bất ổn cho thị trường vì vậy Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 62/QĐ-BTC ngày 10/01/2012 về thực hiện Đề án tái cấu trúc các công ty chứng khoán, quá trình tái cấu trúc công ty chứng khoán được xem là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp và khả năng kiểm soát rủi ro của công ty chứng khoán. Từ năm 2012 do tác động

tích cực từ thị trường và việc các công ty cơ cấu lại danh mục đầu tư nên rủi ro giảm, thể hiện ở tỷ lệ dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn năm 2012: 13,5% đến năm 2013: 10,4% và năm 2014: 7,2%.

Do ảnh hưởng của quá trình tái cấu trúc các công ty chứng khoán đã dẫn đến sự phân hóa giữa các công ty chứng khoán đang hoạt động trên thị trường. Các CTCK có tiềm lực tài chính mạnh, quản trị rủi ro tốt vẫn phát triển nhưng các CTCK quy mô nhỏ, quản trị rủi ro kém tiếp tục kinh doanh thua lỗ, mất dần thị phần môi giới, đứng trước nguy cơ bị thanh lọc hoặc phải tự nguyện xin rút lui khỏi thị trường.

Hoạt động tái cấu trúc CTCK đang ưu tiên các giải pháp tự tái cơ cấu, tăng vốn, hợp nhất, sáp nhập, mua lại, thu hẹp phạm vi và địa bàn hoạt động, chấm dứt hoạt động... Và mục tiêu của cơ quản quản lý là đến cuối năm 2015 được xem là năm phải hoàn thành căn bản việc cơ cấu lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Như vậy, quá trình tái cấu trúc đã dẫn đến việc rút lui khỏi thị

Một phần của tài liệu RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THÀNH VIÊNCỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘITHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 49 - 59)

w