MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ GIÁM

Một phần của tài liệu RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THÀNH VIÊNCỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘITHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 120 - 129)

5. Kết cấu luận văn

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ GIÁM

SÁT THỊ TRƯỜNG

Thứ nhất, Tiếp tục quá trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán trong đó tập trung vào bốn nội dung đã được đặt ra: cơ sở hàng hóa, cơ sở nhà đầu tư, tái cấu trúc hệ thống các tổ chức kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường giúp thị trường chứng khoán phát triển ổn định và bền vững.

Thứ hai, Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam dựa trên các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các chứng khoán phái sinh được đưa vào giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán theo lộ trình từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với sự phát triển của thị trường chứng khoán và nhu cầu của thị trường, đảm bảo khả năng quản lý, giám sát các rủi ro trên thị trường.

Thứ ba, Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động của công ty chứng khoán và thị trường chứng khoán. Để thị trường ổn định và phát triển theo đúng định hướng, vấn đề hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh các hoạt động trên TTCK luôn là yêu cầu đặt ra với các cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu ban hành các văn bản pháp lý thống nhất, đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế hoạt động trong giai đoạn phát triển mới của thị trường chứng khoán và đi theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế nhằm giúp các công ty chứng khoán thành viên có môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển.

+ Đưa ra chuẩn mực hoạt động đáp ứng theo yêu cầu, thông lệ quốc tế và phù hợp với khả năng áp dụng của các công ty chứng khoán nhằm điều chỉnh hành vi của các công ty chứng khoán thành viên tham gia trên thị trường.

+ Tăng cường mức độ minh bạch hóa thông tin về tình hình tài chính và hoạt động quản lý điều hành tại công ty chứng khoán. Việc minh bạch thông tin về tài chính sẽ tăng niềm tin của nhà đầu tư vào CTCK và thị trường.

Từng bước hoàn thiện các văn bản hướng dẫn áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và chuẩn mực kiểm toán đối với công ty chứng khoán.

+ Hoàn thiện quy định về hệ thống quản lý rủi ro tại công ty chứng khoán theo hướng cụ thể hóa những yếu tố trong hệ thống quản lý rủi ro giúp các công ty chứng khoán thành viên có những định hướng cụ thể cho việc triển khai xây dựng và vận hành hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả.

+ Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá xếp loại công ty chứng khoán.

Về bản chất, thị trường chứng khoán luôn luôn vận động và phát triển kéo theo sự phát triển ngày càng đa dạng trong hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán. Hoạt động kinh doanh chứng khoán thay đổi làm nảy sinh thêm và/hoặc làm biến đổi các nguồn rủi ro (tác nhân) khiến công ty chứng khoán không đáp ứng được an toàn tài chính. Nếu không thay đổi, nâng cấp phương pháp đánh giá xếp loại cho phù hợp với sự biến động của thị trường, cơ quan quản lý có thể phải chịu rủi ro đánh giá sai thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán. Trên cơ sở đó, trong thời gian tới, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện phương pháp đánh giá, xếp loại công ty chứng khoán theo hướng sửa đổi hoặc/và bổ sung các yếu tố cả về định tính và định lượng sao cho bám sát hơn với tình hình phát triển thực tế của thị trường.

Thứ tư, Hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của thị trường chứng khoán theo hướng thống nhất, đồng bộ, đảm bảo khả năng quản lý, giám sát thông qua hệ thống tự động đối với các hoạt động giao dịch, thanh toán,

bù trừ và lưu ký chứng khoán. Trong đó đảm bảo xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng công nghệ thông tin cho toàn ngành chứng khoán theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa các định dạng về thông tin, báo cáo, quy chuẩn kết nối cũng như định hướng phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở Giao dịch chứng khoán và các thành viên thị trường, đáp ứng cho việc liên kết các Sở Giao dịch chứng khoán khu vực. Đồng thời phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trên hệ thống theo dõi thị trường, công bố thông tin và báo cáo tự động tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu chung cho toàn bộ thị trường để xử lý dữ liệu và cơ chế phân quyền truy cập dữ liệu xử lý.

Thứ năm, Nâng cao chất lượng nhân viên hành nghề kinh doanh chứng khoán thông qua việc chuẩn hóa các chương trình đào tạo hành nghề kinh doanh chứng khoán theo các chuẩn mực cao nhất và từng bước mở cửa cho các tổ chức đào tạo chứng khoán nước ngoài có uy tín.

Thứ sáu, Củng cố tổ chức, chức năng của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để đảm bảo đủ thẩm quyền thực hiện các nhiệm vụ quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi tiếp cận được các chuẩn mực của IOSCO.

Thứ bảy, Tăng cường hoạt động quản lý, giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với thị trường chứng khoán nói chung và các công ty chứng khoán nói riêng.

+ Từng bước triển khai áp dụng đầy đủ các nguyên tắc quản lý, giám sát các công ty chứng khoán dựa trên mức độ rủi ro theo chuẩn mực quốc tế; phát triển hệ thống giám sát và cảnh báo sớm trong hoạt động của các công ty chứng khoán theo tiêu chuẩn quốc tế từ đó nâng cao hiệu quả của cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động dựa trên cơ sở rủi ro.

+ Hoàn thiện cơ chế giám sát dòng lưu chuyển vốn từ khu vực ngân hàng tới thị trường chứng khoán thông qua quan hệ sở hữu giữa các ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh doanh chứng khoán; nâng cao năng lực giám sát và quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại đối với dòng vốn từ hệ thống ngân hàng

vào thị trường chứng khoán.

+ Tập trung nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, giám sát, thanh tra các tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Thứ tám, Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lý, tổ chức thị trường với các CTCK thành viên có ý nghĩa trong việc duy trì và phát triển một thị trường giao dịch chứng khoán ổn định, công khai, minh bạch, vì lợi ích của nhà đầu tư.

+ Đảm bảo mô hình giám sát ba cấp: UBCKNN, SGDCK Hà Nội, TTLKCK. SGDCK Hà Nội cần tăng cường phối hợp với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và UBCKNN kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh của CTCK thành viên.

SGDCK Hà Nội tăng cường giám sát hoạt động thành viên thông qua việc tổ chức các đoàn kiểm tra định kỳ, bất thường hoạt động CTCK thành viên theo ủy quyền của UBCKNN; Tăng cường liên kết giữa Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán để gắn kết mạnh hoạt động thanh toán, bù trừ và lưu ký chứng khoán với hoạt động giao dịch chứng khoán.

+ Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần giúp tổ chức hiệp hội nghề nghiệp trong việc phát huy vai trò tự quản của các tổ chức hiệp hội ngành chứng khoán từ đó hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước trên các lĩnh vực pháp lý, thể chế, chính sách và đào tạo nguồn nhân lực, giám sát sự tuân thủ quy định pháp luật của các thành viên hiệp hội.

Thứ chín, Mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán theo cam kết quốc tế; khuyến khích các tập đoàn tài chính, ngân hàng lớn có uy tín tham gia hoạt động tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán; cho phép các tổ chức này mua để sở hữu toàn bộ tổ chức kinh doanh chứng khoán theo cam kết WTO.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, công ty chứng khoán và kết quả đánh giá thực trạng rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài

chính của các công ty chứng khoán thành viên ở chương 2, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tài chính tại các công ty chứng khoán thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Vì vậy trong chương 3 đã đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tài chính tại các công ty chứng khoán thành viên và một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý giám sát thị trường.

KẾT LUẬN

Là một định chế tài chính trung gian chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chứng khoán nên bản thân hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán chứa đựng rất nhiều rủi ro. Rủi ro trong hoạt động của các công ty chứng khoán rất đa dạng và phức tạp ảnh hưởng đến công ty về mặt tài chính và danh tiếng, uy tín của công ty. Nhưng đề tài chỉ đi vào nghiên cứu rủi ro dưới giác độ ảnh hưởng đến công ty về mặt tài chính tại các công ty chứng khoán thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Đề tài nghiên cứu rủi ro tài chính với việc xác định các dấu hiệu rủi ro dựa trên yếu tố tài chính theo mô hình CAMEL tại các công ty chứng khoán thành viên chủ yếu từ năm 2012 khi mà các quy định về an toàn tài chính và quản trị rủi ro tại các công ty chứng khoán được thực hiện.

Từ việc nghiên cứu, các công ty chứng khoán thành viên phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng đến nay tình hình tài chính đã được cải thiện đáng kể. Các công ty chứng khoán thành viên đã dần nâng cao năng lực tài chính và khả năng quản trị rủi ro tài chính nhờ kết quả của việc triển khai đề án tái cấu trúc TTCK, đề án tái cấu trúc các công ty chứng khoán và nỗ lực của bản thân công ty chứng khoán thành viên. Nhưng các công ty chứng khoán thành viên vẫn còn những hạn chế nhất định vì vậy cần phải có những giải pháp thích hợp để các công ty chứng khoán thành viên nâng cao năng lực quản trị rủi ro tài chính.

Luận văn đã đạt được mục tiêu nghiên cứu với việc chỉ ra thực trạng rủi ro tài chính tại các công ty chứng khoán thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và đưa ra giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tài chính tại các công ty chứng khoán thành viên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Xuân Anh (2012), "Thực trạng hoạt động và sự cần thiết tái cấu trúc khối công ty chứng khoán Việt Nam", Tạp chí Ngân hàng, (số 1 + 2), tr.110-115.

2. Trần Thị Xuân Anh (2012), “Quản lý rủi ro - Lỗ hổng trong hoạt động kinh doanh của các CTCK hiện nay”, Tạp chí Chứng khoán, (số 161), tr.9-14. 3. Trần Thị Xuân Anh (2014), "An toàn tài chính của các công ty chứng khoán

tại Việt Nam trong thời gian qua", Tạp chí Ngân hàng, (số 6), tr.35-40. 4. Trần Thị Xuân Anh, Lê Quốc Tuấn (2014), “Đánh giá hoạt động các CTCK

tại Việt Nam theo tiêu chuẩn CAMEL”, Tạp chí Nghiên cứu và đào tạo ngân hàng, (số 143), tr.59-64,70.

5. Trần Thị Xuân Anh (2014), Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.

6. Báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2015.

7. Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính của các công ty chứng khoán thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội từ năm 2012 đến tháng 6 năm 2015.

8. Báo cáo thường niên của các công ty chứng khoán thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội từ năm 2011 đến năm 2014.

9. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 74/2011/TT-BTC ngày 1/6/2011 Hướng dẫn về giao dịch chứng khoán, Hà Nội.

10. Bộ Tài chính (2012), Quyết định 62/QĐ-BTC ngày 10/1/2012 về việc phê duyệt Đề án tái cấu trúc các công ty chứng khoán, Hà Nội.

11. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 Hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán, Hà Nội. 12. Bộ Tài chính (2010), Thông tư 226/2010/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm

tổ chứng kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính, Hà Nội.

13. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 165/2012/TT-BTC ngày 9 tháng 10 năm 2012 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 226 của Bộ Tài chính quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính, Hà Nội.

14. Chính phủ (2003), Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 Nghị định của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Hà Nội.

15. Chính phủ (2007), Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm

2007 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, Hà Nội.

16. Chính phủ (2012), Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Hà Nội.

17. Chính phủ (2015), Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2015 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Hà Nội.

18. Chính phủ (2012), Quyết định 252/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 1/3/2012 về việc Phê duyệt chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội.

19. Chính phủ (2012), Quyết định 1826/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 6/12/2012 Phê duyệt Đề án Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và đoanh nghiệp bảo hiểm, Hà Nội.

20. Chính phủ (2014), Quyết định số 366/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11 tháng 3 năm 2014 về phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển thị

trường chứng khoán phái sinh Việt Nam, Hà Nội.

21. Chính phủ (2015), Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2015 về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh, Hà Nội. 22. Công ty TNHH Chứng khoán NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, “Phân tích

kỹ thuật của chỉ số HNXindex”, https:/./www.vcbs.com.vn/'vn/'Utilities/ TechnicalAnalysis

23. Đầu tư chứng khoán (2014), “Chủ tịch UBCK Vũ Bằng: Chất lượng công ty chứng khoán ngày càng tăng”, http://www.vpbs.com.vn/News/2014/12/1/ 326143.aspx

24. Đầu tư Chứng khoán (2014), “10 vụ xử phạt lớn trên Thị trường Chứng

khoán Việt Nam 2014”, http://tinnhanhchungkhoan.vn/phap-luat/10-vu- xu-phat-lon-tren-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-2014-109844.html

25. Trần Mạnh Hà (2010), "Ứng dụng Value at Risk trong việc cảnh báo và giám sát rủi ro thị trường đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam",

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, (số 94).

26. Nguyễn Thu Hiền (2013), “Vốn rủi ro”, Tạp chí Chứng khoán, (số 174), tr.56-57.

27. Nguyễn Thành Long (2013), Tái cấu trúc thị trường chứng khoán, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Hà Nội.

28. Lê Hoàng Nga (2012), "Kiểm soát nội bộ tại công ty chứng khoán", Tạp chí Chứng khoán, (số 168), tr.6-10.

29. Lê Hoàng Nga (2012), “Quản trị rủi ro trong công ty chứng khoán: Từ cơ sở lý thuyết đến thực trạng hoạt động”, Tạp chí Chứng khoán (số 170), tr.9-13.

30. Lê Hoàng Nga (2013), Nhận diện rủi ro và triển khai quản trị rủi ro tại các

Một phần của tài liệu RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THÀNH VIÊNCỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘITHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 120 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w